Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/01/2021

Thời điểm nào dễ thụ thai nhất? "Săn" thời điểm dễ thụ thai

Thời điểm nào dễ thụ thai nhất? "Săn" thời điểm dễ thụ thai
90% khả năng thụ thai được quyết định bởi chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Đâu là "thời điểm vàng" để thụ thai? Bạn cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào trong giai đoạn "vàng" để nâng cao cơ hội thụ thai? Tham khảo ngay những thông tin sau đây bạn nhé!
Bật mí thời điểm dễ thụ thai nhất trong chu kỳ
Với những bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều, ngày rụng trứng sẽ khó xác định hơn

Theo lý thuyết, ngày thứ 14 trong chu kỳ kinh nguyệt là thời điểm dễ thụ thai nhất trong tháng. Tuy nhiên, đó là với những bạn có chu kỳ 28 ngày. Nếu thuộc số ít những bạn có chu kỳ nhiều hoặc ít hơn 28 ngày, thời điểm “vàng” của bạn sẽ “di động” khoảng trước và sau ngày thứ 14. Tùy vào từng thời điểm, tỷ lệ thụ thai của bạn cũng sẽ khác nhau. Ngoài ra, theo các chuyên gia, việc bổ sung dinh dưỡng trong từng giai đoạn cũng góp phần không nhỏ vào khả năng thụ thai của bạn.

1. Thời kỳ đèn đỏ

Một chu kỳ kinh nguyệt thông thường sẽ bắt đầu tính từ ngày đầu tiên bạn “tới tháng”, và kéo dài khoảng 3-7 ngày. Với đa số phụ nữ, trong ngày thứ 3 của giai đoạn “đèn đỏ”, lượng hormone progesterone và estrogen sẽ gia tăng đáng kể, nhằm mục đích “phục hồi” lại nội mạc tử cung sau quá trình bong tróc hàng tháng. Trừ khi quá trình rụng trứng của bạn bắt đầu rất sớm, nếu không, tỷ lệ thụ thai trong giai đoạn này hầu như bằng không.

Bổ sung thực phẩm giàu sắt là việc quan trọng trong giai đoạn này, bởi đây là thời gian cơ thể thiếu hụt một lượng sắt đáng kể, đặc biệt với những bạn bị lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin C như cam, ớt chuông, cà chua, bông cải… giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.

2. Trước khi trứng rụng

Sau giai đoạn đèn đỏ, dịch âm đạo sẽ bắt đầu hoạt động “năng nổ” hơn. Đây là dấu hiệu báo động thời kỳ vàng son của nàng trứng sắp quay trở lại. Một tin vui cho đội quân tinh binh của anh xã, “cô bé” của bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho “cuộc hẹn” sắp tới. Nếu có ý định “tiến quân” trong giai đoạn này, dịch nhầy cổ tử cung sẽ giúp “nuôi” những tinh binh bị “mắc kẹt” và tạo điều kiện cho chúng “diện kiến” khi trứng được “phóng thích”.

Theo các chuyên gia, tỷ lệ thụ thai trong giai đoạn này khá cao, thậm chí trong trường hợp trứng chưa rụng. Bởi tinh trùng có thể sống sót khoảng 4-5 ngày trong môi trường âm đạo, đủ thời gian “chờ đợi” nếu trứng rụng sớm hơn dự định.

Để tăng khả năng thụ thai, trong thời gian này, bạn nên tạm tránh xa những loại thức uống có cồn. Vì những thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone trong cơ thể. Thay vào đó, bạn có thể tăng cường những món như bông cải xanh, bắp cải, súp lơ… vì chúng có thành phần giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa estrogen của cơ thể.

3. Thời điểm nào dễ thụ thai nhất? Thời kỳ trứng rụng

Trong giai đoạn trứng rụng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao hơn bình thường, và chất nhầy cổ tử cung cũng xuất hiện nhiều hơn. Dùng ngón trở và ngón cái lấy một ít dịch nhầy kiểm tra, nếu màng dính giữa 2 ngón tay mỏng, và độ dính cao, đây là lúc thích hợp để hai bạn bắt đầu “hành sự” được rồi đấy.

Thời điểm nào dễ thụ thai nhất? Tỷ lệ thụ thai trong giai đoạn này là cao nhất trong các giai đoạn của chu kỳ. Tuy nhiên, vì trứng không “sống” được quá 12 giờ sau khi rụng, nên tốt nhất bạn nên để tinh trùng “gặp” trứng trong vòng 4-6 giờ sau khi trứng rụng.

Vitamin B, kẽm và các axit béo như omega-3 là những dưỡng chất bạn cần bổ sung cho cơ thể trong thời gian trứng rụng. Đừng bỏ lỡ những thực phẩm như rau xanh, trứng, các loại đậu, cá… bạn nhé!

4. Sau khi rụng trứng

Giai đoạn cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt, thường kéo dài từ 12-16 ngày. Giống như giai đoạn “đèn đỏ”, khoảng thời gian sau khi rụng trứng có tỷ lệ thụ thai khá thấp. Bởi sau khi rụng, nàng trứng thường không thể tồn tại quá lâu trong cơ thể. Khoảng thời gian này, chất nhầy ở cổ tử cung cũng sẽ tạo thành “vách ngăn” mỏng, hạn chế sự xâm nhập của đội quân tinh binh.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x