Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 27/09/2022

Thuốc cầm máu kinh nguyệt nào được chị em dùng nhiều nhất hiện nay?

Thuốc cầm máu kinh nguyệt nào được chị em dùng nhiều nhất hiện nay?
Có rất nhiều chị em còn chủ quan chưa biết rõ về sự nguy hiểm của rong kinh kéo dài. Vì rong kinh cơ năng hay thực thể đều gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Vì thế thuốc cầm máu kinh nguyệt khá quan trọng để giúp các chị em cầm máu và điều trị tình trạng này. Vậy các chị em cần phải uống loại thuốc nào để khắc phục tình trạng trên? Hãy tham khảo ngay những loại thuốc cầm máu kinh nguyệt đang được chị em sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Rong kinh là gì?

Trước khi tìm hiểu về thuốc cầm máu kinh nguyệt, các chị em cần phải hiểu rõ về tình trạng rong kinh ở nữ giới. Các bé gái khi bước vào tuổi dậy thì (từ 13-15 tuổi) bắt đầu có kinh nguyệt. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài là 28 – 30 ngày. Một tháng kinh nguyệt sẽ đến 1 lần và kéo dài từ 3-7 ngày.

Nhưng có nhiều yếu tố quyết định đến chu kỳ kinh nguyệt có thể đến sớm hay muộn hơn một vài ngày. Đó có thể do chế độ sinh hoạt; ăn uống; quan hệ tình dục… Còn thời gian kinh nguyệt ra kéo dài hơn 7 ngày thì gọi là rong kinh.

Rong kinh được chia làm 2 loại là rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể. Cùng tìm hiểu chi tiết về 2 loại rong kinh này dưới đây:

  • Rong kinh cơ năng: Nguyên nhân chủ yếu do rối loạn nội tiết tố nên thường gặp ở những bé gái bắt đầu dậy thì; hay phụ nữ tuổi mãn kinh. Nội tiết tố không ổn định kéo theo buồng trứng gặp vấn nên gây rong kinh. Hoặc một số chị em phụ nữ bị rong kinh do lối sống.
  • Rong kinh thực thể: Một số tác động bên ngoài làm cho các quá trình sinh lý thay đổi và thường gặp ở tuổi dậy thì như u xơ tử cung; polyp tử cung… Trường hợp rong kinh thực thể kéo dài thì cần phải đến phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám.

>> Các chị em có thể tham khảo thêm Dấu hiệu mang thai sớm nhất sau khi quan hệ 3 ngày.

Rong kinh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của chị em phụ nữ?

Rong kinh là hiện tượng nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Và nếu chị em để tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe; nhất là khả năng mang thai. Một số tác động xấu đến sức khỏe chị em cần biết khi tình trạng rong kinh kéo dài:

  • Rong kinh làm máu ra liên tục và cơ thể không đủ sản xuất bù vào nên gây thiếu máu.
  • Cơ thể khó chịu; luôn cảm thấy mệt mỏi; người xanh xao; chóng mặt và đau bụng dưới âm ỉ.
  • Chị em phải thay băng vệ sinh thường xuyên gây bất tiện và mất tự tin.
  • Rong kinh kéo dài sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh phụ khoa và làm mất khả năng sinh sản gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Rong kinh cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo chị em đang mắc một số bệnh như u nang buồng trứng; u xơ tử cung; ung thư cổ tử cung; rối loạn đông máu…
 thuốc cầm máu kinh nguyệt
Hiện có rất nhiều loại thuốc cầm máu kinh nguyệt hiệu quả

Top các loại thuốc cầm máu kinh nguyệt được chị em sử dụng nhiều

4 loại thuốc cầm máu kinh nguyệt dưới đây được sử dụng nhiều nhất bởi mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn.

1. Thuốc cầm máu kinh nguyệt chữa rong kinh Danazol

Thuốc cầm máu kinh nguyệt Danazol có tác dụng ức chế hoạt động của hormone nội tiết tố estrogen, progesterone. Từ đó, làm giảm sự sản sinh nội mạc tử cung nên hạn chế việc sản xuất gonadotropins ở tuyến yên gây rụng trứng. Chính cơ chế đó giúp điều trị chứng rong kinh hiệu quả lên tới 50%.

Sử dụng thuốc chữa rong kinh Danazol cần kiên trì khoảng từ 3-6 tháng với liều lượng phù hợp 100-400mg/ngày. Chú ý, thuốc có tác dụng phụ là gây phù nề; mụn trứng cá; phát ban… Chống chỉ định với một số chị em có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường; đau nửa đầu; động kinh…

2. Thuốc cầm máu kinh nguyệt Tranexamic acid

Thuốc cầm máu kinh nguyệt Tranexamic acid có tác dụng ức chế hệ phân hủy fibrin và plasmin không được tạo ra. Chính điều này sẽ hạn chế tình trạng rong kinh của chị em phụ nữ.

Theo các nghiên cứu, thuốc Tranexamic acid giúp giảm chảy máu với hiệu quả từ 30-60%. Tranexamic acid còn giúp hạn chế máu kinh vón cục nhưng chúng không có khả năng điều hòa kinh nguyệt.

Cách sử dụng thuốc cầm máu kinh nguyệt Tranexamic acid nên theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Chị em nên uống thuốc từ ngày đầu đến ngày 5 trong chu kỳ và nhớ là từ 6 – 8 giờ sẽ uống 1g. Chú ý, thuốc Tranexamic acid có thể gây ra một số tác dụng phụ như cơ thể mệt mỏi; đau đầu; đau cơ; đau bụng…

Thuốc chống chỉ định với chị em mắc bệnh huyết khối não; rối loạn đông máu; huyết khối não; tắc động mạch võng mạc; tắc mạch phổi… Còn chị em có tiền sử suy thận; chảy máu đường tiết niệu hay đang dùng thuốc tránh thai thì không nên dùng cùng với thuốc Tranexamic acid.

3. Thuốc cầm máu kinh nguyệt kháng viêm không steroid

Thuốc kháng viêm không sterid có khả năng làm giảm prostaglandin. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến cơn co thắt và gây xuất huyết tử cung.

Thực tế, uống cầm máu rong kinh Tefenamic acid có thể làm giảm lượng máu mất khoảng 20 – 50%. Trong thành phần chính của thuốc này cũng chứa Tranexamic aci. Nhưng độ hiệu quả thấp hơn mà an toàn và ít tác dụng phụ.

 thuốc cầm máu kinh nguyệt
Sử dụng thuốc cầm máu rong kinh từ ngày bắt đầu đến kết thúc kỳ kinh với liều lượng uống 250-500mg từ sau 6 – 8 giờ.

Dù uống thuốc cầm máu kinh nguyệt này có ít tác dụng phụ nhưng chị em vẫn có thể gặp các triệu chứng chuột rút bụng; buồn nôn; đau đầu; khó tiêu; viêm loét dạ dày… Thuốc chống chỉ định với chị em bị rong kinh có rối loạn chảy máu; người bị dị ứng aspirin hoặc các nhóm NSAID khác.

4. Thuốc ngừa thai kết hợp dạng uống (COC)

Thuốc ngừa thai là cách cầm máu kinh nguyệt vì giúp hạn chế tình trạng rong kinh. Thành phần chính có trong thuốc ngừa thai kết hợp dạng uống là 2 hormone nội tiết tố estrogen và progesterone. Chúng sẽ hạn chế quá trình rụng trứng rồi ngăn chặn sự dày lên của lớp nội mạc tử cung. Theo đó, lượng máu kinh nguyệt sẽ giảm đi rõ rệt với mức độ hiệu quả lên tới 43%.

Sử dụng đúng cách thuốc ngừa thai thì tùy vào từng loại. Cụ thể, với Levonorgestrel/ ethinyl estradiol viên phối hợp 1 viên/ngày. Thời điểm uống là ngày đầu tiên có kinh và dùng liên tục từ 21 – 25 ngày.

Chị em phụ nữ khi uống thuốc này cũng sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như đau nửa đầu; trầm cảm; suy tĩnh mạch; phù nề; chuột rút; buồn nôn… Thuốc còn chống chỉ định với chị em mắc bệnh tim mạch,;tiểu đường;cao huyết áp và phụ nữ đang mang thai.

4 loại thuốc cầm máu kinh nguyệt đều mang lại hiệu quả nhưng ở mức độ khác nhau và phù hợp với từng đối tượng. Do đó, chị em cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp. Chúc chị em sớm hết rong kinh để trở lại cuộc sống bình thường.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Treatment with medication

https://www.nhs.uk/conditions/heavy-periods/treatment/

Truy cập ngày 23/5/2021

2. What are the treatment options for heavy periods?

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279293/

Truy cập ngày 23/5/2021

3. TreatmentHeavy periods

https://www.thewomens.org.au/health-information/periods/heavy-periods/treating-heavy-bleeding-with-medication

Truy cập ngày 23/5/2021

4. Tranexamic acid for bleeding

https://patient.info/medicine/tranexamic-acid-for-bleeding-cyklokapron

Truy cập ngày 23/5/2021

5. Heavy Menstrual Bleeding

https://www.cdc.gov/ncbddd/blooddisorders/women/menorrhagia.html

Truy cập ngày 23/5/2021

6. Treatment of Menorrhagia

https://www.aafp.org/afp/2007/0615/p1813.html

Truy cập ngày 23/5/2021

7. Menorrhagia (heavy menstrual bleeding)

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menorrhagia/diagnosis-treatment/drc-20352834

Truy cập ngày 23/5/2021

x