Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/04/2020

Dấu hiệu trẻ đòi bú, mẹ cần biết để hiểu nhu cầu của bé

Dấu hiệu trẻ đòi bú, mẹ cần biết để hiểu nhu cầu của bé
Dấu hiệu trẻ đòi bú thì không phải mẹ nào cũng đã biết. Khi bé biểu hiện đòi ăn mà không được đáp ứng kịp thời, con sẽ dễ khóc hờn rất khó dỗ. Việc nhận ra bé đang đòi ăn ở trẻ trên một tuổi hoặc các bé đã biết nói thật dễ dàng, […]

Dấu hiệu trẻ đòi bú thì không phải mẹ nào cũng đã biết. Khi bé biểu hiện đòi ăn không được đáp ứng kịp thời, con sẽ dễ khóc hờn rất khó dỗ.

dấu hiệu trẻ đòi bú

Việc nhận ra bé đang đòi ăn ở trẻ trên một tuổi hoặc các bé đã biết nói thật dễ dàng, song với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì ngược lại. Lúc này, các con chưa có khả năng thể hiện rõ ràng thông điệp trên nên mẹ cần phải nắm được dấu hiệu trẻ đòi bú để kịp thời cho bé ăn nhé.

1. Dấu hiệu trẻ đòi bú phổ biến

Mẹ có thể dựa vào các cách nhận biết bé đòi bú, khi thấy con có 1 hoặc nhiều dấu hiệu sau đây, để hiểu con đang bị đói nhé.

+ Bé vừa thức dậy và trông rất tỉnh táo.

+ Bé nhăn mặt, người quằn quại, quấy khóc hoặc ngọ nguậy.

+ Tay và chân của bé khua khoắng khắp nơi.

+ Bé đưa ngón tay hoặc cả nắm tay vào miệng.

+ Bé mút lưỡi hoặc môi.

+ Bé thở dài, thút thít hoặc tạo ra những âm thanh nhỏ khác.

+ Bé di chuyển đầu từ bên này sang bên kia.

+ Khi bạn bế bé, đầu con hướng về phía vú mẹ.

2. Khóc có phải là một dấu hiệu bé đòi bú?

Trẻ nhỏ thường khóc để đòi ăn và đây chính là một dấu hiệu để nhận biết bé đang đói bụng. Tuy nhiên, trước khi khóc, bé đã có rất nhiều biểu hiện đòi ăn khác nhưng không được người lớn chú ý.

Hay nói cách khác, khóc là dấu hiệu muộn của việc bé bị đói đến mức không thể chờ đợi thêm. Những lúc như thế, trẻ thường mất bình tĩnh, cáu gắt và lên cơn khóc hờn đến mức không chịu ngậm vào vú mẹ.

Khi khóc hờn, bé sẽ bị mất rất nhiều năng lượng, dẫn đến mệt mỏi, bỏ bú. Vì thế, mẹ cần phát hiện các dấu hiệu bé đòi bú để cho con ăn kịp thời nhé.

Dấu hiệu trẻ đòi bú
Khóc là dấu hiệu muộn của việc bé bị đói đến mức không thể chờ đợi thêm.

3. Phải làm gì khi đã được cho ăn nhưng bé vẫn có dấu hiệu đòi bú?

Không phải bé nào cũng có cữ ăn giống nhau đâu mẹ nhé. Có bé đòi ăn rất đúng giờ, nhưng cũng có bé lại hay bú vặt, tức là vừa bú xong được một lúc lại đòi bú tiếp.

Thói quen bú này của trẻ rất bình thường, mẹ không cần phải lo lắng. Mẹ cũng không nên cố gắng ép bé bú theo giờ giấc cố định, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sức bú của trẻ.

Thay vào đó, mẹ nên dựa theo nhu cầu ăn của con để đáp ứng. Khi thấy bé có dấu hiệu đòi ăn, mẹ nên cho bé bú ngay kẻo con lên cơn hờn nhé.

4. Bé đòi bú nhiều hơn mỗi khi bước vào giai đoạn tăng trưởng mới

Khi bước vào một giai đoạn tăng trưởng mới, nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ nhiều hơn và do đó con thường đòi bú liên tục. Điều này sẽ khiến cơ thể mẹ chưa kịp đáp ứng việc sản xuất sữa trong vài ngày đầu để cho con bú. Tuy nhiên, những ngày tiếp theo, cơ thể mẹ sẽ tiết sữa nhiều hơn và bé sẽ có đủ sữa để bú.

Trong giai đoạn này, mẹ nên ăn nhiều hơn và ăn thực phẩm đa dạng hơn để con có đủ sữa bú nhé.

5. Phải làm gì nếu bé không có dấu hiệu đòi bú?

Nhiều người nghĩ rằng khi trẻ ngủ là bé không đói, tuy nhiên, điều này chưa hoàn toàn đúng. Trẻ sơ sinh cần bú ít nhất 8-12 lần trong khoảng thời gian 24 giờ. Vì vậy, nếu thấy quá 3 giờ mà con không có dấu hiệu đòi bú thì mẹ nên kiểm tra xem bé có ổn không.

Nếu thấy nhịp thở của bé đều đặn, không hở miệng, da, môi và chân tay hồng hào, có nghĩa là tình trạng của con bình thường. Mẹ nên để bé tiếp tục giấc ngủ, vì nhiều trẻ có giấc ngủ kéo dài đến 4-5 tiếng đồng hồ.

Hoặc nếu sợ con bị đói, mẹ có thể dí núm vú vào miệng của bé. Theo bản năng, nếu bé bị đói thì con sẽ ngậm ngay vào đầu vú để bú. Trẻ sơ sinh có thể bú trong trạng thái ngủ rất tốt mà không cần phải tỉnh giấc. Song nếu con không đói thì bé sẽ không ngậm vào đầu vú hoặc ngậm nhưng không bú.

Dấu hiệu trẻ đòi bú
Nhiều người nghĩ rằng khi trẻ ngủ là bé không đói, tuy nhiên, điều này chưa hoàn toàn đúng.

6. Trẻ không có dấu hiệu đòi bú khi nào thì cần đưa đến bệnh viện?

Nếu thấy con thở khò khè, hơi thở không đều, da, môi nhợt nhạt, chân tay lạnh hoặc tím tái, mẹ phải lập tức lay con dậy. Lúc này có thể trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe và cần đưa bé đến bệnh viện thăm khám ngay.

Ngoài ra, nếu bé có dấu hiệu bị đói liên tục trong vài ngày mặc dù đã được cho ăn, mẹ cũng nên đưa con tới bệnh viện để được thăm khám. Trẻ đòi ăn liên tục có thể là dấu hiệu không bú được đủ sữa.

Mỗi con người từ lúc mới chào đời đã có các bản năng sinh tồn nhất định, trong số đó có bản năng ăn uống. Khi trẻ đói, khát, cơ thể sẽ tự phát các tín hiệu để người lớn biết đang muốn gì. Do vậy, việc nắm được các dấu hiệu trẻ đòi bú sẽ giúp mẹ có thể cho con ăn kịp thời, không để trẻ bị đói quá đến mức khóc hờn, không chịu bú.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x