Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/05/2021

4 lý do phải cho bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài

4 lý do phải cho bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài
Mặc dù sữa mẹ là thức ăn tốt nhất của bé trong 6 tháng đầu đời nhưng ở một số trường hợp, mẹ đành phải chọn cách để bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài.
bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài
Bé có thể bỏ hẳn bú mẹ nếu cho bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài

Ngày nay, nhờ công tác truyền thông, rất nhiều bà mẹ ý thức được việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho bé yêu.

Tại sao phải nuôi con bằng sữa mẹ?

Nghiên cứu cho thấy trẻ bú mẹ ít bị nhiễm trùng và nhập viện hơn trẻ bú sữa công thức. Trong thời gian cho con bú, các kháng thể truyền từ mẹ sang con giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng như:

Nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng đường hô hấp

Bệnh tiêu chảy

Viêm màng não

Mặt khác, trẻ được nuôi bằng sữa mẹ giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) cũng như ít mắc các bệnh:

Dị ứng

Hen suyễn

– Tiểu đường

– Béo phì

Đặc biệt, khoa học cũng đã chứng minh trẻ bú mẹ hoàn toàn có chỉ số thông minh cao hơn so với trẻ bú sữa công thức.

Mặc dù các nhà sản xuất luôn tìm cách để sữa công thức chứa những thành phần dinh dưỡng tối ưu như sữa mẹ nhưng điều đó là hoàn toàn không thể. Hơn nữa, nuôi một đứa trẻ bằng sữa công thức bao giờ cũng tốn kém. Trong khi đó, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Tại sao phải nuôi con bằng sữa mẹ

Có nên cho bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài?

Vì nhiều lý do, đôi khi chúng ta phải chấp nhận cho vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài.

1. Sữa mẹ không đủ cho bé bú

Không ít trường hợp các bà mẹ không đủ sữa cho con bú bởi các nguyên nhân sau:

– Từng phẫu thuật ngực hay cắt bỏ khối u ngực.

– Bầu vú không phát triển hoặc kém phát triển trong thời gian mang thai (có thể do thiểu sản tuyến vú).

– Mắc các bệnh nhiễm trùng, cao huyết áp.

– Cho bé bú không thường xuyên và sai cách.

– Khẩu phần ăn nghèo nàn.

– Con bị tách mẹ ngay từ lúc mới sinh để can thiệp y khoa hay có chế độ chăm sóc đặc biệt.

2. Mẹ chuẩn bị đi làm

Sau 6 tháng nghỉ thai sản, nhiều chị em phải quay trở lại công việc. Vì vậy, họ buộc phải tập cho vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài.

3. Bé bú mẹ không tăng cân

Thường trong 2 tuần đầu sau khi sinh, bé có giảm cân nhẹ nhưng sau đó sẽ tăng cân nhanh chóng. Cụ thể, trong 3 tháng đầu tiên, mỗi ngày bé tăng ít nhất 30g. Từ 3 tháng đến 6 tháng, mỗi ngày bé tăng ít nhất 20g.

Trẻ không tăng cân hoặc tăng dưới mức nói trên nhiều tuần liền có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như hệ thống miễn dịch kém, còi xương, suy dinh dưỡng, yếu cơ xương, gặp các vấn đề về tim mạch

Lúc này, mẹ sẽ được tư vấn cho vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài.

4. Bé sinh non

sinh non thường có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Để phù hợp với phương pháp chăm sóc đặc biệt kéo dài, đôi khi phải kết hợp sữa mẹ và sữa công thức.

Khi nào nên cho trẻ bú thêm sữa ngoài?

Trong một số trường hợp, vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài theo chỉ định của bác sĩ.

Với trường hợp mẹ dự định đi làm lại sau 6 tháng, nếu lo ngại bé càng lớn càng nghiện ti mẹ, khó quen với việc bú bình, mẹ có thể tập cho con bú sữa ngoài từ tháng thứ 2. Vì việc cho bé bú mẹ suốt 1 tháng đã giúp thiết lập thói quen bú mẹ cũng như giúp sữa mẹ tiết ra ổn định. Nhưng nên nhớ sữa mẹ vẫn là nguồn sữa chính của bé.

Nếu nguồn sữa mẹ dồi dào, đừng nghĩ đến việc dặm thêm sữa ngoài mà nên tập cho bé bú bình với sữa mẹ. Đây cũng là cách duy trì nguồn sữa mẹ cho bé đến 1 tuổi dù mẹ phải đi làm.

Trẻ bú sữa bột ảnh hưởng gì tới lượng sữa mẹ?

Bé càng bú mẹ thì càng kích thích sữa tiết ra nhiều. Nếu bé bú dặm thêm sữa ngoài, giảm cữ bú mẹ thì ngực mẹ sẽ sản xuất ít sữa hơn.

Để giữ cho lượng sữa mẹ luôn dồi dào khi bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài, mẹ nên thường xuyên vắt sữa để kích sữa và cấp đông sữa mẹ để cho bé dùng dần.

Tập cho trẻ bú bình thì điều gì sẽ xảy ra?

Khi cho bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài, mẹ phải chấp nhận việc trẻ có thể mê bú sữa công thức mà bỏ bú mẹ. Nguyên nhân là một số bé thích hương vị sữa công thức hơn sữa mẹ. Cũng có khi bé chọn bú bình vì lượng sữa chảy ra ổn định, không như khi bú mẹ lúc thì sữa tiết ra ít bé phải mút mạnh, lúc thì sữa xuống nhiều bé phải tìm cách đỡ sữa.

Tập cho trẻ bú bình thì điều gì sẽ xảy ra?

Bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài thì phân sẽ thay đổi, cứng hơn, màu đậm hơn và nặng mùi hơn so với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.

Có nên pha sữa mẹ với sữa công thức?

Không nên pha sữa mẹ với sữa công thức vì nếu không đảm bảo vệ sinh, trẻ có thể bị tiêu chảy hoặc ngộ độc. Nếu muốn, hãy xen kẽ giữa các cữ bú mẹ là các cữ bú sữa công thức.

Với những thông tin trên, ngoại trừ được bác sĩ yêu cầu, mẹ nên cân nhắc khi cho bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài nhé.

Hương Lê

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x