Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 13/04/2021

Bị nóng bàn chân vào buổi tối bà bầu phải làm sao?

Bị nóng bàn chân vào buổi tối bà bầu phải làm sao?
Bị nóng bàn chân vào buổi là bị gì? Bà bầu có cần lo lắng về tình trạng này không? MarryBaby sẽ chia sẻ vấn đề này để giúp bà bầu biết cách đối phó nhé.

Bị nóng bàn chân vào buổi tối là rắc rối của nhiều mẹ bầu. Khi mang thai, phụ nữ phải đối diện với rất nhiều sự thay đổi khó chịu của cơ thể. Bị nóng bàn chân vào buổi tối là một trong số những triệu chứng khó chịu phổ biến khiến bà bầu cảm thấy bứt rứt, ngủ không ngon giấc. Vậy bị nóng bàn chân vào buổi tối có bình thường không? Làm sao để trị được chứng bệnh này? Mẹ bầu hãy cùng MarryBaby theo dõi trong bài viết này nhé.

Bà bầu bị nóng bàn chân vào buổi tối do đâu?

Bị nóng bàn chân vào buổi tối

Bà bầu bị nóng bàn chân có thể do các nguyên nhân phổ biến dưới đây:

1. Sự thay đổi trong thai kỳ

Bàn chân nóng rất phổ biến khi mang thai do một số yếu tố ví dụ như trọng lượng bàn chân tăng lên gây ra tình trạng phù nề. Ngoài ra, một số thay đổi nội tiết tố diễn ra trong thai kỳ có thể gây ra sự gia tăng nhiệt độ cơ thể.

2. Cơ thể thiếu vitamin

Khi cơ thể thiếu một số chất dinh dưỡng, chức năng thần kinh bị ảnh hưởng, giống như bệnh thần kinh do rượu. Trong trường hợp này, sự thiếu hụt folate, vitamin B6 và B12 có thể khiến bàn chân bà bầu bị nóng và bỏng.

3. Bệnh charcot-marie-tooth

Bệnh charcot-marie-tooth, hoặc CMT, là một chứng rối loạn thần kinh ngoại biên di truyền. Rối loạn thần kinh này gây ra tổn thương cho các sợi thần kinh cảm giác. Đôi khi nó có thể dẫn đến cảm giác ngứa ran hoặc bỏng rát ở bàn tay và bàn chân.

4. Nhiễm độc kim loại nặng

Nhiễm độc chì, thủy ngân hoặc asen có thể dẫn đến cảm giác bỏng rát ở bàn tay và bàn chân, ngay cả trong trường hợp nhẹ. Khi các kim loại này tích tụ nhiều trong cơ thể để gây độc, chúng bắt đầu thay thế các chất dinh dưỡng thiết yếu khác cần thiết cho hoạt động thần kinh bình thường.

5. Viêm mạch máu

Viêm mạch hoặc viêm mạch máu có thể gây ra tổn thương, làm suy yếu thành mạch máu. Điều này có thể gây ra đau, ngứa ran và tổn thương mô ở bàn chân.

6. Sarcoidosis

Sarcoidosis là một bệnh viêm do u hạt hoặc các khối tế bào hình thành trong các cơ quan khác nhau. Nếu hệ thần kinh của bà bầu bị ảnh hưởng sẽ gây ra tình trạng nóng và bỏng ở bàn chân. Đôi khi bà bầu cũng có thể gặp phải tình trạng co giật, giảm thính lực và đau đầu.

7. Hóa trị

Nếu bà bầu đang hóa trị để điều trị bệnh ung thư cũng có thể dẫn đến tổn thương thần kinh. Nếu tổn thương dây thần kinh xảy ra ở bàn chân, bà bầu có thể cảm thấy bàn chân nóng và ngứa ran.

8. Bệnh thần kinh đái tháo đường

Bị nóng bàn chân vào buổi tối

Bệnh thần kinh do tiểu đường là một biến chứng của bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương dây thần kinh, dẫn đến cảm giác kim châm ở bàn chân, đặc biệt là vào ban đêm. Mang thai là lúc cơ thể bất ổn định và dễ dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Vì vậy nếu bà bầu hay bị nóng bàn chân vào buổi tối thì có khả năng là do bệnh thần kinh đái tháo đường gây ra.

9. Tăng tiết niệu

Uremia hay còn được gọi là bệnh thận mãn tính. Nó xảy ra khi thận bị hư hỏng và không thực hiện chức năng bình thường. Thay vì lọc máu và thải các chất độc hại ra ngoài qua nước tiểu thì chất độc này lại đi vào máu. Điều này có thể gây ra bệnh lý thần kinh ngoại vi dẫn đến ngứa ran và bỏng rát ở tứ chi.

10. Loạn dưỡng giao cảm phản xạ

Chứng loạn dưỡng giao cảm phản xạ hoặc RSD là một tình trạng xảy ra khi hệ thống thần kinh giao cảm bị trục trặc. Bệnh này thường phát triển sau một chấn thương hoặc tình trạng bệnh lý khác. RSD xảy ra ở tứ chi và cảm giác đau rát có thể phát triển ở bàn chân của bạn.

11. Đau cơ thần kinh

Đau dây thần kinh tọa là một tình trạng hiếm gặp nhưng có thể xảy ra trong thai kỳ. Chứng bệnh này gây ra hiện tượng nóng ra ở bàn chân và bàn tay. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy các triệu chứng của bệnh như đỏ, nóng và sưng các chi, có thể dẫn đến cảm giác nóng và bỏng ở bàn chân.

12. Suy giáp

Suy giáp xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Tình trạng này có thể gây tổn thương dây thần kinh và nóng chân.

13. Hội chứng đường hầm cổ chân

Hội chứng đường hầm cổ chân (hội chứng ống cổ chân) xảy ra khi có tổn thương ở dây thần kinh chày sau, nằm gần mắt cá chân của bạn. Căn bệnh này khiến bạn luôn có cảm giác như kim châm ở chân, bứt rứt, khó chịu.

14. Hội chứng guillain barre

Hội chứng guillain barre (viêm đa dây thần kinh) phát triển khi hệ thống miễn dịch bắt đầu tấn công hệ thần kinh ngoại vi. Các triệu chứng của bệnh bao gồm từ tê đến ngứa ran, đặc biệt là cảm giác kim châm ở ngón tay và ngón chân.

15. Bệnh viêm đa dây thần kinh hủy myelin mãn tính

Bệnh viêm đa dây thần kinh do viêm mãn tính hoặc CIDP, là một rối loạn thần kinh gây ra sưng và viêm dây thần kinh. Tình trạng viêm này phá hủy myelin bao bọc và bảo vệ các sợi thần kinh. CIDP dẫn đến cảm giác ngứa ran ở bàn chân và bàn tay.

Bà bầu bị nóng bàn chân vào buổi tối phải làm sao?

Bi nóng bàn chân vào buổi tối

Bà bầu có thể điều trị chứng bị nóng bàn chân vào buổi tối bằng cách chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Sau đó, bạn sẽ điều trị căn bệnh gây ra bệnh nóng bàn chân. Ví dụ, trong trường hợp bệnh thần kinh do tiểu đường thì bà bầu cần điều trị các vấn đề liên quan đến việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Hoặc nếu bàn chân nóng là do tổn thương dây thần kinh, điều quan trọng nhất là bạn cần ngăn tổn thương dây thần kinh tiến triển theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Ngoài ra, bà bầu có thể làm giảm các triệu chứng nóng bàn chân tại nhà bằng các cách như:

  • Không mang tất chân
  • Không đi giày, boot bít chân và hầm bí
  • Ngâm chân trong nước muối ấm mỗi tối 30 phút trước khi đi ngủ
  • Đi bộ nhẹ nhàng mỗi tối để giúp lưu thông máu
  • Ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Bật quạt ở dưới chân lúc ngủ

Khi nào bà bầu bị nóng bàn chân vào buổi tối cần tới bệnh viện để được thăm khám?

Nếu bà bầu bị nóng bàn chân vào buổi tối, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám nếu bệnh xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Kéo dài hơn hai đến ba ngày
  • Kèm theo tê
  • Cảm giác tê bắt đầu lan rộng

Bị nóng bàn chân vào buổi tối là triệu chứng có thể xảy ra với bất cứ ai, nhất là phụ nữ mang thai. Nếu gặp phải tình trạng này kéo dài, bà bầu nên đến bệnh viện thăm khám để sớm phát hiện các nguyên nhân gây ra bệnh và được điều trị kịp thời nhé.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
 https://www.healthline.com/health/hot-feet#causes https://www.medicalnewstoday.com/articles/319911 https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/swollen-ankles-feet-and-fingers/
x