Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/08/2021

Bà bầu có nên ăn cao quy linh? Không phải cứ bổ là tốt

Bà bầu có nên ăn cao quy linh? Không phải cứ bổ là tốt
Mẹ đã từng nghe đến món ăn cao quy linh chưa? Mẹ nghe nhiều người mách đây là món ăn lạ miệng, bổ dưỡng và có tác dụng giải nhiệt nhưng không biết bà bầu có nên ăn cao quy linh? MarryBaby sẽ cùng mẹ tìm hiểu nhé.
Bà bầu có nên ăn cao quy linh
Bà bầu có nên ăn cao quy linh không?

Trong thời gian mang thai, hầu hết mẹ bầu đều muốn tìm kiếm những món ăn ngon miệng và đủ chất để bé yêu có sự phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, không phải cứ món ăn nào bổ dưỡng là đều phù hợp và tốt cho bà bầu. Cao quy linh là một món như vậy. Bà bầu có nên ăn cao quy linh? Mẹ sẽ tìm thấy câu trả lời ngay sau đây.

Cao quy linh là món gì?

Cao quy linh (hay còn gọi là quy phục linh, thạch rùa, thạch đồi mồi) là món tráng miệng đặc sắc của người Hoa. Thành phần chủ yếu để làm nên món ăn này là bột mai rùa, cam thảo và một số thảo dược Trung Hoa khác.

Để mang đến hiệu quả tốt nhất, những con rùa được chọn lấy mai thường là rùa vàng ba vạch. Tuy nhiên, từ khi loài rùa này có mặt trong danh sách các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, người ta đã thay thế nguyên liệu bằng mai của ba ba hoặc các loài rùa khác. Mai rùa được thu hoạch lúc còn tươi sống nhưng phải phơi khô vài năm thì mới đủ điều kiện để mài làm thạch.

Thạch cao quy linh có màu đen, khi mới ăn sẽ có cảm giác giống rau câu nhưng dai hơn và càng ăn sẽ thấy có vị đắng nhẹ. Vì vậy, cao quy linh thường được ăn kèm với sữa hoặc mật ong để trung hòa vị đắng.

Bầu có được ăn cao quy linh không? Một số tác dụng của cao quy linh với sức khỏe như sau:

– Thanh nhiệt, giải độc tố cho cơ thể.

– Trị mụn nhọt, khô da.

– Trị mất ngủ, ăn uống không ngon miệng.

>>> Đọc thêm: Bà bầu ăn yến có tốt không? Bà bầu ăn tổ yến bao nhiêu là đủ?

Bà bầu có nên ăn cao quy linh?

bà bầu ăn cao quy linh được không
bà bầu ăn cao quy linh được không?

Bầu ăn cao quy linh được không? Cao quy linh là món tráng miệng có tính chất giải khát, tương tự như chè hay sương sâm, sương sáo ở Việt Nam. Đây là món ăn không phổ biến với nhiều người, không nhiều người biết đến và sử dụng thường xuyên. Hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào về những tác hại của cao quy linh đến phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, dựa trên những đặc tính của món ăn này, lời khuyên được đưa ra là mẹ bầu không nên ăn cao quy linh, nhất là trong ba tháng đầu thai kỳ. Loại thạch này có tính hàn, không tốt cho những người yếu bụng, mẹ mang thai và cho con bú. Nếu ăn nhiều, mẹ bầu sẽ dễ bị lạnh bụng và khó chịu cho đường tiêu hóa.

Bà bầu ăn cao quy linh được không? Cũng có một số ý kiến cho rằng, các nguyên liệu chế biến nên cao quy linh chứa các thành phần kích thích tử cung. Tuy đây là thông tin chưa được xác thực bởi các nhà khoa học nhưng mẹ bầu có thể tham khảo và nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu thực sự muốn dùng cao quy linh.

>>> Đọc thêm: Bà bầu có được ăn thạch rau câu không? Những điều bạn cần biết

Mách mẹ món tương tự như cao quy linh ăn mà không lo lắng

bầu có được ăn cao quy linh không

Nếu muốn nhâm nhi một món giải khát mát mát, vị ngọt nhẹ, vừa ngon miệng, có tác dụng giải nhiệt lại an toàn cho em bé, mẹ có thể thử món sương sáo đen (hay còn gọi là thạch đen). Món này nhìn bên ngoài rất giống cao quy linh, khi ăn thì giòn hơn và không có vị đắng.

1. Sương sáo đường đen

Cách làm đơn giản nhất là mẹ nấu nước đường, để nguội rồi rưới lên thạch sương sáo đã cắt sẵn. Mẹ cho thêm vài lát gừng để dậy mùi thơm và giúp làm ấm bụng nhé.

2. Bà bầu có nên ăn cao quy linh? Hãy thử sương sáo cốt dừa mẹ nhé

Thạch sương sáo đen cắt thành những khối vuông nhỏ rồi cho nước cốt dừa vào. Mẹ có thể thêm hạt chia hoặc hạt é để tăng thêm hương vị. Ly sương sáo cốt dừa vừa thanh mát, vừa béo ngậy chắc chắn sẽ làm hài lòng mẹ bầu trong những ngày hè nắng nóng.

3. Sương sáo kết hợp với các món chè

bà bầu nên ăn sương sáo

Ngoài cách chế biến đơn giản, sương sáo còn là nguyên liệu ăn kèm đặc biệt trong các món chè. Mẹ có thể cho thạch vào chè hạt sen, chè đậu, chè Thái đều giúp món ăn ngon càng thêm ngon. Đặc biệt, món trà sữa sương sáo hay sữa tươi sương sáo đường đen là những món đang làm mưa làm gió, mẹ chắc chắn sẽ không thất vọng khi thử qua đâu.

Bất kỳ món ăn nào cũng chỉ mang lại công dụng nếu được sử dụng hợp lý. Vì vậy, với những món từ thạch sương sáo được chia sẻ ở trên, mẹ cũng không nên ăn quá nhiều và thường xuyên. Mẹ ăn xen kẽ, đa dạng nhiều món ăn khác nhau sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng, hạn chế thiếu chất và thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.

Bà bầu có nên ăn cao quy linh? Nếu mẹ tò mò và muốn ăn thử cho biết thì có thể nhấm nháp một chút xíu để thay đổi khẩu vị. Tuy nhiên, đây không phải là món ăn quen thuộc và được đảm bảo về độ an toàn cho sức khỏe của phụ nữ mang thai, nên lời khuyên tốt nhất vẫn là không nên ăn mẹ nhé.

Có rất nhiều món giải khát, tráng miệng ngon lành khác mà mẹ có thể thay thế. Hy vọng những thông tin mà MarryBaby chia sẻ ở trên sẽ hữu ích cho các mẹ bầu về thông tin bà bầu có nên ăn cao quy linh không.

Thu Sương

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. Gui-ling-gao, a traditional Chinese functional food, prevents oxidative stress-induced apoptosis in H9c2 cardiomyocytes https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23467630/ Ngày truy cập: 28/8/2021 2. Gui-ling-gao https://www.researchgate.net/publication/271883129_Gui-ling-gao_turtle_jelly_a_traditional_Chinese_functional_food_exerts_anti-inflammatory_effects_by_inhibiting_iNOS_and_pro-inflammatory_cytokine_expressions_in_splenocytes_isolated_from_BALBc_mice Ngày truy cập: 28/8/2021 3. Guilinggao https://www.tasteatlas.com/guilinggao Ngày truy cập: 28/8/2021
x