Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/07/2023

Giải đáp thắc mắc bà bầu có được ăn mộc nhĩ không

Giải đáp thắc mắc bà bầu có được ăn mộc nhĩ không
Bà bầu có được ăn mộc nhĩ không? Mộc nhĩ có phải là thức ăn an toàn cho mẹ bầu và thai nhi? Tìm hiểu trong bài viết sau mẹ nhé.

Mộc nhĩ từ lâu đã được sử dụng trong các món ăn hàng ngày và được dùng trong y học cổ truyền Trung Hoa hàng trăm năm nay. Ở Việt Nam, người ta thường dùng mộc nhĩ làm một nguyên liệu trong các món như nem rán, thịt đông, mọc, hoặc dùng để nấu canh, làm các món xào. Vậy, bà bầu có được ăn mộc nhĩ không và khi ăn cần chú ý điều gì? MarryBaby sẽ giải đáp thắc mắc này cho mẹ bầu.

Giá trị dinh dưỡng của mộc nhĩ

mẹ bầu có được ăn mộc nhĩ không

Để biết bà bầu có được ăn mộc nhĩ không mẹ bầu hãy tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này nhé.

Mộc nhĩ hay còn gọi là nấm tai mèo, nấm mèo, mộc nhu, vân nhĩ… Loại nấm này mọc trên thân của nhiều cây gỗ khác nhau. Có hai loại là mộc nhĩ đen và mộc nhĩ trắng. Đây là một nguồn tuyệt vời của nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng. Mộc nhĩ chứa lượng calo thấp nhưng lại nhiều đồng, selen, axit pantothenic và riboflavin.

Một chén (khoảng 99g) mộc nhĩ thô chứa khoảng:

– Lượng calo: 25 calo

– Carbohydrate: 7g

– Protein: 0,5g

– Đồng: 0,5 mg (56% DV)

– Axit pantothenic: 2 mg (40% DV)

– Selen: 11,1 µg (20% DV)

– Riboflavin: 0,2 mg (15% DV)

– Thiamine: 0,08 mg (7% DV)

– Magiê: 25 mg (6% DV)

– Kẽm: 0,7 mg (6% DV)

– Vitamin B6: 0,09 mg (5% DV)

– Folate 19 µg (5% DV)

– Mangan: 0,1 mg (4% DV)

*Daily value: lượng chất dinh dưỡng cần cho cơ thể mỗi ngày

Ngoài ra, mộc nhĩ còn chứa một lượng nhỏ kali, phốt pho và canxi.

Lợi ích sức khỏe của mộc nhĩ

mang thai có được ăn mộc nhĩ không
Mộc nhĩ băm nhỏ là một nguyên liệu trong món nem rán miền Bắc

Trong dân gian, mộc nhĩ được dùng khá nhiều trong các món ăn, phổ biến nhất là món nem rán. Món ăn này được nhiều người ưa thích và bà bầu cũng thế. Vậy bà bầu có được ăn mộc nhĩ không?

Mẹ bầu thắc mắc mang thai có được ăn mộc nhĩ không, mẹ bầu có được ăn mộc nhĩ không. Mộc nhĩ có các tác dụng sau đây đối với sức khỏe tổng thể:

♦ Ngăn ngừa ung thư

Mộc nhĩ chứa nhiều chất chống oxy hóa. Theo nghiên cứu, những chất chống oxy hóa này có thể giúp chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư. Một nghiên cứu trong ống nghiệm do Đại học Quốc gia Kyungpook ở Hàn Quốc thực hiện cho thấy chiết xuất nấm mộc nhĩ có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào khối u ở phổi, dạ dày và xương.

>>> Đọc thêm: 5 lý do bà bầu không nên ăn đu đủ xanh và đu đủ chín hườm

♦ Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mộc nhĩ có đặc tính giảm lipid máu, có thể giúp giữ mức cholesterol trong tầm kiểm soát và bảo vệ chống lại bệnh tim. Theo một nghiên cứu, chiết xuất nấm mộc nhĩ được dùng cho chuột đã giảm đáng kể mức chất béo trung tính, cholesterol toàn phần và cholesterol xấu LDL.

♦ Ngăn ngừa bệnh mãn tính

Nghiên cứu cho thấy mộc nhĩ chứa nhiều chất chống oxy hóa và polyphenol. Các hợp chất này giúp ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do và bảo vệ tế bào chống lại các tổn thương do quá trình oxy hóa gây ra.

Chất chống oxy hóa cũng đóng một vai trò trung tâm đối với sức khỏe và bệnh tật. Chúng có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa các bệnh mãn tính như bệnh tim và viêm khớp dạng thấp.

♦ Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn

Mộc nhĩ còn có đặc tính kháng khuẩn mạnh có thể giúp chống lại một số chủng vi khuẩn. Một nghiên cứu trong ống nghiệm năm 2015 trên Tạp chí Quốc tế về Nấm Dược liệu phát hiện ra rằng mộc nhĩ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của escherichia coli và staphylococcus aureus, hai loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng cho cơ thể chúng ta.

♦ Nguồn đồng tốt

Những cây mộc nhĩ nhỏ nhưng là một nguồn cung cấp đồng đặc biệt tốt. Đây là một vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Đồng không chỉ quan trọng đối với sự trao đổi chất sắt mà còn cần thiết cho sức khỏe tim mạch, chức năng phổi. Sự thiếu hụt đồng có thể gây ra tiêu chảy, suy giảm khả năng miễn dịch, xương yếu, tổn thương thần kinh, thiếu máu và các vấn đề về tim.

♦ Hỗ trợ sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch

Mộc nhĩ có prebiotic, chủ yếu ở dạng beta glucan. Prebiotic là một loại chất xơ nuôi dưỡng hệ vi sinh vật và các vi khuẩn thân thiện trong đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh.

>>> Đọc thêm: Bà bầu ăn mắm được không? Bà bầu ăn mắm nào an toàn?

Bà bầu có được ăn mộc nhĩ không?

Bà bầu có được ăn mộc nhĩ không?
Mộc nhĩ trong món thịt đông miền Bắc

Bạn thắc mắc bà bầu được ăn mộc nhĩ không, bà bầu có ăn được mộc nhĩ không. Mộc nhĩ được coi là loại nấm an toàn và không độc hại đối với đa số mọi người. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về độ an toàn của mộc nhĩ trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, vì vậy phụ nữ trong thời gian này nên cẩn thận khi dùng mộc nhĩ.

Ngoài ra, với những người đang dùng thuốc theo chỉ định, tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi ăn mộc nhĩ, vì những loại nấm này có thể gây ra những tương tác thuốc không mong muốn.

Các nhà nghiên cứu xác nhận rằng một gram nấm mộc nhĩ khô chứa 154mcg adenosine, cùng với các hóa chất không rõ nguồn gốc khác, góp phần làm cho mộc nhĩ có khả năng ức chế đông máu và ngăn chặn sự kết tập tiểu cầu.

Vậy nên, bên cạnh phụ nữ mang thai thì những người đang sử dụng thuốc làm loãng máu cũng nên hạn chế ăn mộc nhĩ.

Ngoài mộc nhĩ thì nấm hương cũng được nhiều người yêu thích. Bà bầu có ăn được mộc nhĩ nấm hương không? Nấm hương cũng như mộc nhĩ và một số loại nấm phổ biến như nấm bào ngư, đùi gà, nấm rơm được coi là an toàn khi sử dụng cho mẹ bầu với lượng vừa phải.

>>> Đọc thêm: 3 thời điểm bà bầu ăn bơ giúp ngừa dị tật thai nhi

Lưu ý khi ăn mộc nhĩ

 bà bầu có được ăn mộc nhĩ không

Với câu hỏi bà bầu có được ăn mộc nhĩ không hay bà bầu có nên ăn mộc nhĩ thì các chuyên gia y tế cho rằng nếu trước khi mang thai, mẹ bầu không gặp bất cứ tác dụng phụ nào với mộc nhĩ thì trong thai kỳ có thể sử dụng loại thực phẩm này. Tuy nhiên, cần lưu ý:

– Cần nấu chín kỹ mộc nhĩ hoặc các loại nấm khác trước khi ăn. Việc nấu chín qua nhiệt độ cao sẽ loại bỏ được các chất độc không mong muốn. Tuyệt đối không ăn mộc nhĩ sống, nấu kỹ sau khi đã rửa sạch để ngăn ngừa nấm và vi trùng có hại tấn công hệ tiêu hóa.

– Bà bầu nên mua nấm tươi, sạch, không bị bầm giập. Tuyệt đối không ăn những loại mộc nhĩ đã mốc, để lâu, hết hạn sử dụng.

– Không nên ăn mộc nhĩ với số lượng lớn và ăn thường xuyên.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc bà bầu có được ăn mộc nhĩ không. Nhìn chung tiêu thụ một lượng vừa phải loại thực phẩm này là an toàn trong thai kỳ, vậy nên mẹ bầu không cần phải lo lắng về vấn đề này nữa nhé. Chúc mẹ ăn ngon miệng và có sức khỏe tốt để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới!

Hoa Hà

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Wood ear
https://www.jstor.org/stable/27865662
Ngày truy cập: 12/8/2021

2. Black fungus
https://www.healthline.com/nutrition/black-fungus
Ngày truy cập: 12/8/2021

3. Wood ear mushroom benefits
https://draxe.com/nutrition/wood-ear-mushroom-benefits/
Ngày truy cập: 12/8/2021

4. Wood ear
https://mdc.mo.gov/discover-nature/field-guide/wood-ear-tree-ear
Ngày truy cập: 12/8/2021

5. Jelly ear
https://www.woodlandtrust.org.uk/trees-woods-and-wildlife/fungi-and-lichens/jelly-ear/
Ngày truy cập: 12/8/2021

x