Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: undefined
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/11/2015

Trẻ hay gãi và ngoáy tai - Mẹ có nên lo lắng

Trẻ hay gãi và ngoáy tai - Mẹ có nên lo lắng
Nhiều bé có thói quen ngoáy tai thường xuyên, đây là dấu hiệu ban đầu cho thấy bạn đã không vệ sinh tai đúng cách cho bé, nguy hiểm hơn là việc này có thể dẫn đến nhiễm trùng tai. Tuy bệnh này có thể điều trị nhanh chóng nhưng nếu không chú ý và điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến khả năng nghe của bé sau này

Bé hay gãi ngoáy tai có nguy hiểm không ?

Trong thực tế, nhiều trẻ thường có “tật” gãi tai. Có trẻ gãi tai mà không quấy khóc nhưng ngược lại, có trẻ vừa gãi tai kèm quấy khóc, trong khi mũi hoặc họng lại bị viêm… cha mẹ và những người giữ trẻ nên lưu ý, đừng nghĩ đơn giản chỉ là “ngứa rồi gãi mà thôi!”.

Vì sao trẻ hay gãi, ngoáy tai? Những dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị nhiễm trùng tai ở trẻ em

Những nguyên nhân thường gặp khi bé ngoáy tai nhiều

  • Nếu chỉ hay gãi tai mà không quấy khóc thì hầu hết là do trong tai có ráy tai, nhất là ráy tai nằm sâu trong tai ba mẹ nhìn không thấy. Đối với những bé này, ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ tai mũi họng để lấy ráy tai, không nên cố lấy ở nhà vì dễ làm chấn thương tai bé.
  • Một số ít là do bé có cơ địa dị ứng, những bé này khi khám tai không phát hiện gì nhưng vì bị dị ứng gì đó có thể bụi nhà, có thể do xà bông tắm gội hay giặt đồ…
  • Bé có thể bị dị ứng thấy ngứa tai. Thường thì những bé này hay bị hắt hơi sổ mũi. Đối với trường hợp này, không nên cho bé nằm phòng máy lạnh, thử thay xà bông tắm gội cũng như xà bông giặt đồ, để ý thức ăn nào ăn xong ngày đó bé hay gãi tai thì nên tránh…
  • Nếu hay đưa tay lên gãi tai kèm quấy khóc, trong khi mũi hoặc họng bé bị viêm thì coi chừng, vi trùng gây viêm mũi họng đã lên tai gây viêm tai giữa. Những bé này thường hay kèm sốt cao. Nên đưa đi khám bác sĩ tai mũi họng. Ngoài soi tai, bác sĩ sẽ cho bé đi đo nhĩ lượng đồ. Tùy theo kết quả nhĩ lượng đồ, bác sĩ sẽ biết bé mới bị tắc vòi nhĩ hay đã viêm tai giữa, nếu viêm tai giữa thì viêm ở mức độ nào, tai giữa có nhiều hay ít dịch… từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị chính xác.

Cách chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng tai ở trẻ

Hướng dẫn mới được Hội Nhi khoa Mỹ (AAP) vừa công bố ngày 25/2, đã định nghĩa rõ hơn các dấu hiệu và triệu chứng báo hiệu nhiễm trùng cần được điều trị.

Hướng dẫn cũng khuyến khích theo dõi chặt chẽ thay vì điều trị kháng sinh cho nhiều bệnh nhi, bao gồm cả trẻ dưới 2 tuổi. Còn đối với cha mẹ của những trẻ bị viêm tai tái phát, hướng dẫn mới cũng khuyến nghị về thời điểm cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa.

Tác giả chính của hướng dẫn, TS.Allan Lieberthal, bác sỹ nhi khoa tại Kaiser Permanente Panorama City, Los Angeles, và là giáo sư lâm sàng nhi tại Khoa Y Keck thuộc Trường Đại học Nam California (Hoa Kỳ) cho rằng: “Với chẩn đoán đúng hơn và theo dõi chặt chẽ hơn, chúng ta có thể giảm mạnh việc sử dụng kháng sinh”.

Bộ hướng dẫn trước đó được xuất bản năm 2004. và kể từ đó đã có thêm nhiều nghiên cứu mới bổ sung bằng chứng cho hướng dẫn mới đây của AAP, được đăng trên tờ Pediatrics tháng 3 năm 2013.

Vì sao trẻ hay gãi, ngoáy tai? Những dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị nhiễm trùng tai ở trẻ em

TS Lieberthal cho biết thay đổi lớn nhất trong tài liệu mới là định nghĩa chẩn đoán.

TS nhi khoa Roya Samuels, người đã duyệt hướng dẫn mới, cũng nhất trí: “Định nghĩa là rõ ràng hơn và chính xác hơn. Tuy nhiên vẫn chưa có tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán. Viêm tai có nhiều giai đoạn khác nhau và việc chẩn đoán bệnh có thể rất nan giải”.

Do không phải lúc nào bệnh cũng dễ chẩn đoán, nên AAP đã đưa ra những gợi ý điều trị chi tiết, khuyến khích theo dõi chặt chẽ, nhưng cũng để cho bác sỹ quyền có kê đơn kháng sinh hay không. Nếu thấy tình trạng của trẻ không cải thiện trong vòng 48 – 72 giờ từ khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện, thì hướng dẫn khuyến nghị nên bắt đầu điều trị kháng sinh.

Hướng dẫn trước đây khuyên dùng kháng sinh để điều trị viêm tai cho trẻ từ 2 tuổi trở xuống. Còn hướng dẫn mới gợi ý với trẻ từ 6 – 23 tháng tuổi không có triệu chứng nặng thì chỉ nên theo dõi.

Một phần quan trọng nữa trong hướng dẫn là điều trị đau. “Kháng sinh phải mất 24 – 48 giờ trước khi bắt đầu cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng, vì vậy nếu trẻ bị sốt hoặc đau thì việc cho trẻ dùng thuốc giảm đau hoặc hạ sốt là rất quan trọng”, bác sỹ Samuels nói.

Hướng dẫn cũng khẳng định rằng amoxicillin là thuốc kháng sinh nên chọn trừ khi trẻ bị dị ứng với penicillin hoặc nếu trẻ đã được điều trị bằng amoxicillin trong tháng trước đó.

Hướng dẫn nêu rõ ngay cả những trẻ bị viêm tai tái phát cũng không nên dùng kháng sinh dài ngày để phòng ngừa. Những trẻ bị từ 3 đợt viêm tai trở lên trong vòng 6 tháng, hoặc 4 đợt trở lên trong vòng một năm cần được chuyển đi khám chuyên khoa tai mũi họng, vì những trẻ này có thể phải đặt ống tai để dẫn lưu dịch.

Cuối cùng, hướng dẫn khuyến nghị nên tiêm chủng cho trẻ đúng lịch, nhất là vắc-xin liên hợp phế cầu (PCV) và vắc-xin cúm, vì giảm nhiễm vi-rus sẽ làm giảm mắc viêm tai. Cả Lieberthal và Samuels đều cho rằng các bậc phụ huynh đang ngày càng hiểu rõ tầm quan trọng của việc giảm sử dụng kháng sinh. Thứ nhất vì nó đặt trẻ trước nguy cơ bị những tác dụng phụ nếu bệnh chưa cần đến kháng sinh, và thứ hai là mối nguy hiểm của tình trạng kháng kháng sinh.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng tai thường gặp ở trẻ?

Trẻ bị viêm nhiễm ở tai là rất thường gặp bởi bé chưa biết cách tự bảo vệ tai của mình. Có tới 2/3 số trẻ bị nhiễm trùng tai ít nhất 1 lần trước giai đoạn lên 2 tuổi.

Và tình trạng nhiễm trùng tai thường gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn. Những đứa trẻ dưới 7 tuổi có thể bị nhiễm trùng tai vì nhiều lý do, như:

– Những ống thông với phần sau của cổ họng với tai giữa của trẻ bị hẹp (những ống này gọi là vòi Ot-tat). Vị trí của những ống này cũng có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

– Hệ miễn dịch của trẻ đang phát triển, chưa hoàn chỉnh.

Những đứa trẻ có thể bị nhiễm trùng tai khi có các biểu hiện như bị đau ở tai; không nghe rõ; hay nắm kéo tai; sốt trên 38 độ C; hay khóc trong lúc bú hoặc ăn.

Một vài thể nhiễm trùng tai có thể tự khỏi trong vòng vài ngày mà không cần điều trị. Trong khi một số trường hợp khác cần phải sử dụng đến kháng sinh. Các bác sĩ thường điều trị cho những đứa bé dưới 6 tháng tuổi bằng cách chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Riêng đối với những trẻ lớn hơn và có triệu chứng nhiễm trùng tai nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị chờ một vài ngày xem bệnh có tự khỏi hay không rồi mới kê thuốc kháng sinh.

Khi các bác sĩ chỉ định cho trẻ uống thuốc kháng sinh, hãy bảo đảm rằng trẻ cần phải uống đúng thời lượng (ngay cả khi trẻ cảm thấy bớt bệnh sớm hơn). Nếu buộc trẻ ngừng việc sử dụng thuốc kháng sinh quá sớm, chứng nhiễm trùng tai có thể bị tái lại và khi đó, trẻ phải cần tới loại thuốc kháng sinh mạnh hơn để điều trị.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định các phương pháp điều trị giúp giảm triệu chứng đau tai ở trẻ như cho trẻ uống thuốc acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Motrin or Advil), và đôi khi bác sĩ cũng sử dụng các loại thuốc nước để nhỏ vào tai trẻ.

Sau khi điều trị, tai của trẻ có thể bị chảy nước và làm giảm khả năng nghe của trẻ trong vòng ba tuần hoặc lâu hơn. Và thính giác của trẻ sẽ trở lại bình thường khi các chất lỏng trong tai không còn hình thành nữa.

Làm gì để ngăn ngừa?

– Cho trẻ bú sữa mẹ. Sữa mẹ có chứa các chất kháng thể đặc biệt, có thể giúp bảo vệ cơ thể trẻ trước các nguy cơ bị nhiễm trùng, bao gồm cả các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng tai.

– Giữ trẻ đúng tư thế trong lúc bú bình. Điều này giúp ngăn ngừa sữa không nhiễu vào các vòi Ot-tat trong tai giữa của trẻ, gây nhiễm trùng. Đồng thời, bạn cũng nên tránh để bình sữa trong nôi, cũi của trẻ sau khi cho trẻ bú xong.

– Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Vì khói thuốc dường như làm gia tăng nguy cơ gây ra các vấn đề về tai, cũng như hệ hô hấp và nhiễm trùng. Việc làm sạch bụi bặm trong nhà cũng rất có ích đối với trẻ.

– Bảo đảm rằng trẻ phải được chủng ngừa miễn dịch đầy đủ. Vắc-xin pneumococcal có thể giúp trẻ ngăn ngừa chứng nhiễm trùng tai gây ra bởi các loại vi khuẩn nhất định.

(st)

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x