của bé
Viêm ống tai ngoài là căn bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân do vùng da tai của bé lúc này vẫn còn khá yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động từ bên ngoài.
Nội dung bài viết
Căn bệnh trẻ em này làm bé cảm thấy đau rát, ngứa ngáy ở tai gây khó chịu. Bố mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng để có cách phòng ngừa hiệu quả cho trẻ.
Viêm ống tai ngoài là gì?
Viêm tai ngoài là hiện tượng lớp da bảo vệ ở ống tai ngoài hoặc vành tai bị trầy xước, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển dẫn đến viêm. Mặc dù là bệnh lý nhẹ nhưng nếu bố mẹ không biết cách phòng ngừa và điều trị đúng sẽ rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến thính lực của bé.
Nguyên nhân gây viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh
Bệnh thường có 2 nguyên nhân chủ yếu là do nấm và vi trùng. Tuy nhiên, một điều khiến các bố mẹ vô cùng bất ngờ là chính từ những thói quen chăm sóc bé chưa đúng cũng là nguyên nhân.
Nó đã tạo điều kiện cho các ổ nấm và vi khuẩn xâm nhập vào ống tai của bé và tạo thành các ổ viêm. Chính vì vậy, việc nhận biết những nguyên nhân gây bệnh ở trẻ sẽ giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh ở trẻ.

Viêm tai ngoài nếu không được phát hiện sớm sẽ gây nguy hiểm đến thính lực của bé
Sau đây sẽ là một số nguyên nhân mà bố mẹ nên chú ý:
- Chấn thương: Bé chạy nhảy, vui chơi dẫn đến vấp ngã, va đập gây tổn thương vùng tai ngoài.
- Tắm gội không đúng cách: Nếu bố mẹ tắm cho bé không đúng cách và không lau chùi sau khi tắm sẽ khiến tai bị đọng nước xà phòng, dần dần sẽ gây ra tình trạng viêm tai ở trẻ.
- Nguồn nước: Bé thường xuyên tắm gội, bơi lội ở môi trường nước không được đảm bảo vệ sinh. Sự tiếp xúc trực tiếp với các loại vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đếnn viêm tai ngoài ở trẻ.
- Dụng cụ vệ sinh không đảm bảo: Bố mẹ sử dụng các dụng cụ vệ sinh chưa được khử trùng hoặc có cấu tạo quá cứng gây trầy xước vùng da ống tai của bé, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm vùng tai của bé.
- Các bệnh lý về da: Bên cạnh đó, việc mắc phải các bệnh về da ở trẻ sơ sinh như viêm da, vẩy nến, nấm cũng sẽ làm tăng nguy cơ viêm ống tai ngoài ở trẻ.
Triệu chứng viêm ống tai ngoài thường gặp ở trẻ bố mẹ nên chú ý
Một trong những biểu hiện thường gặp khi trẻ bị viêm ống tai là cảm giác đau nhức, ngứa ngáy tai.
Tuy nhiên, do trẻ sơ sinh chưa thể nhận thức được những dấu hiệu của cơ thể nên bố mẹ cần cẩn thận quan sát và theo dõi. Nhất là khi thấy bé thường xuyên có những biểu hiện lạ như khó chịu, quấy khóc và thường xuyên gãi tai.
Lúc này, nếu bố mẹ có ý định kiểm tra tai bé, việc chạm vào vùng tai bị tổn thương sẽ càng khiến bé thêm đau nhức và khó chịu. Bố mẹ cần kiểm tra cẩn thận xem tai bé có đang bị sưng hoặc tấy đỏ hay không.

Bé bị viêm tai sẽ liên tục quấy khóc do đau rát
Đặc biệt nếu xuất hiện mủ chảy ra từ ống tai, chắc chắn bé đã bị viêm ống tai ngoài chảy mủ. Bố mẹ cần được đưa đến gặp bác sĩ điều trị ngay.
Một số trường hợp nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm, việc nhiễm trùng có thể lan sâu trong ống tai gây thủng màn nhĩ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực của bé.
Nên phòng ngừa và điều trị viêm ống tai ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Cách phòng bệnh viêm ống tai
- Khi tắm cho trẻ, bố mẹ nên chú ý cẩn thận đừng để nước và xà phòng rơi vào tai bé. Sau khi tắm xong thì dùng bông tăm sạch và mềm thấm hết nước bên trong tai bé. Mẹ chú ý lau thật nhẹ nhàng để không làm trầy xước vùng da mỏng manh của bé nhé.
- Đặc biệt, khi vệ sinh tai cho trẻ, bố mẹ nên kiểm tra để đảm bảo rằng dụng cụ đã được vệ sinh cẩn thận. Không dùng những vật cứng, có khả năng gây tổn thương vào tai của bé.
- Tránh cho bé tiếp xúc hoặc tắm trong môi trường nước bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh. Trong sinh hoạt vì như vậy sẽ làm các vi khuẩn trong nước dễ dàng tấn công bé.
- Bố mẹ cũng nên giữ vệ sinh và bảo vệ vùng tai mũi họng cho bé bằng cách đeo khẩu trang khi ra đường, tránh tiếp xúc trực tiếp với khói bụi ô nhiễm. Việc này sẽ giúp bé tránh được các bệnh tai mũi họng ở trẻ dẫn đến lây lan gây chứng bệnh viêm ống tai ngoài.

Giữ an toàn cho bé tập đi trước những nguy hiểm khó lường trong nhà Dù đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý đón chào những bước chân đầu đời của bé nhưng có những nguy hiểm ngay trong nhà vẫn đang rình rập bé tập đi mà mẹ không thể đoán trước được.
Điều trị viêm ống tai như thế nào?
- Với những trường hợp bé bị viêm tai ngoài mức độ nhẹ, bố mẹ có thể điều trị cho bé bằng cách sử dụng tinh dầu tỏi. Trong tỏi có chứa các chất làm giảm sưng, viêm, làm lành vết thương. Nó sẽ rất hiệu quả trong việc điều trị viêm ống tai ở bé.
- Bên cạnh việc sử dụng tinh dầu tỏi, bố mẹ có thể sử dụng các dung dịch nhỏ tai theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để giảm viêm và diệt khuẩn.
- Khi sử dụng thuốc nhỏ, bố mẹ hãy để 1 thời gian rồi dùng bông lau sạch phần thuốc còn sót lại ở bên ngoài để đảm bảo ống tai trẻ luôn được khô thoáng, sạch sẽ, tránh vi khuẩn.
- Trường hợp nếu bé có dấu hiệu đột nhiên bị sưng mặt, đau dữ dội hay sốt cao, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay để kiểm tra nhé.
Bệnh viêm tai ngoài nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì có thể khỏi sau vài ngày nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Đây cũng không phải là bệnh lây nhiễm nên bố mẹ có thể yên tâm về việc trẻ sẽ bị lây bệnh từ những người xung quanh.
-
"Bắt mạch" tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khócTrẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc, làm phiền giấc ngủ của cả nhà là những điều hết sức bình thường khi còn nhỏ. Nếu không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì mẹ không cần lo lắng về hiện...
-
Trẻ đi ngoài ra máu: 7 nguyên nhân mẹ cần biết và cách xử lýKhi phát hiện trẻ đi ngoài ra máu, mẹ có thể chỉ nghĩ đến nguyên nhân thông thường nhất, đó là táo bón. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh đường tiêu hóa và chỉ khi chú...
-
"Bỏ túi " 6 cách hạ sốt hoàn toàn tự nhiênTuy hầu hết các trường hợp sốt đều vô hại, nhiệt độ cơ thể tăng quá cao có thể gây ra cảm giác mệt mỏi, đau nhức và gây co giật. Để giảm nhẹ tất cả những vấn đề trên, bạn có thể thử một vài biện...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Phạm thị vân anh
Mình cũng chưa gặp trẻ bị bệnh này bao giờ. Các mẹ chăm bé sơ sinh lưu ý nhé
Trần thị vân anh
Mình thấy chăm trẻ sơ sinh là vất vả nhất vì giai đoạn này làn da của bé còn nhạy cảm nên rất hay bị viêm nhiễm. Các mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho các bé
Phạm thị vân anh
đúng đó, chăm trẻ sơ sinh khó lắm
thanh vũ
Nay mới nghe trẻ bị viêm ống tai ngoài. Chăm trẻ sơ sinh phải cẩn thận và tỉ mỉ nhiều.
Phạm thị vân anh
nay mình cũng mới nghe nè
Phạm Thuý Lan
May mắn bé nhà mình không bị viêm ống tai ngoài nhưng đọc bài cũng thấy khá nghiêm trọng, các mẹ chăm trẻ sơ sinh cần chú ý nhiều hơn.
Phạm thị vân anh
uh, cũng may mà bé không bị nhỉ
Nắng Mùa Thu
Vậy nên mới nói chăm trẻ sơ sinh thật không hề đơn giản chút nào, các mẹ nên hết sức lưu ý nhé, vì trẻ chưa nói được nên chỉ biết khóc mà thôi