Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Doan Minh Phu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 19/08/2020

21 chiêu hay giúp mẹ hạ sốt nhanh cho trẻ mà không cần thuốc

21 chiêu hay giúp mẹ hạ sốt nhanh cho trẻ mà không cần thuốc
Thời tiết hanh khô, ẩm thấp của mùa hè là điều kiện thuận lợi để vô số những vi khuẩn, virus gây bệnh bùng phát và “tấn công” hệ miễn dịch non yếu của trẻ, gây ra chứng cảm, sốt. Thay vì vội vã cho con dùng thuốc, mẹ có thể thử qua các biện […]

Thời tiết hanh khô, ẩm thấp của mùa hè là điều kiện thuận lợi để vô số những vi khuẩn, virus gây bệnh bùng phát và “tấn công” hệ miễn dịch non yếu của trẻ, gây ra chứng cảm, sốt. Thay vì vội vã cho con dùng thuốc, mẹ có thể thử qua các biện pháp hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà mà Marry Baby gợi ý dưới đây.

Nguyên nhân trẻ nhỏ bị sốt

Để có cách hạ sốt nhanh cho trẻ, bạn cần hiểu rõ vì sao trẻ gặp phải tình trạng này. Về cơ bản, sốt là phản ứng phòng vệ của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Một khi thân nhiệt tăng cao, hệ miễn dịch tạo ra các tế bào bạch cầu để “tấn công” và kìm hãm sự phát triển của virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Điều thú vị rằng việc hạ sốt có thể làm cản trở cơ chế đề kháng tự nhiên.

Chính vì vậy, nếu trẻ sốt nhẹ và vẫn sinh hoạt bình thường, bạn không cần phải can thiệp quá nhiều. Điều quan trọng cần làm là nên theo dõi lượng thức ăn và chất lỏng mà trẻ tiêu thụ, đồng thời quan sát tần suất tiểu tiện trong ngày của bé.

Nếu những điều này hoàn toàn bình thường, trẻ chỉ cần được theo dõi tại nhà mà không phải đến bệnh viện. Tuy nhiên, trường hợp nếu trẻ cảm thấy khó chịu hoặc sốt cao trên 40°C hoặc sốt cao kéo dài trong 2 ngày liên tục không thuyên giảm, bạn nên đưa bé đến bác sĩ kiểm tra.

Liệu có nên hạ sốt nhanh cho trẻ bằng thuốc?

Mặc dù cách dùng siro hạ sốt cho trẻ khá đơn giản, tuy nhiên đây không hẳn là lựa chọn tốt nhất. Theo đó, hướng sử dụng các biện pháp tự nhiên để hạ sốt cho trẻ nhỏ sẽ giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.

Sau đó mẹ lau khô người và mặc quần áo thoáng mát cho bé.

Khi trẻ sơ sinh bị sốt, cơ thể sẽ bị mất nước rất nhiều do quá trình ra mồ hôi. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mẹ cần đảm bảo đủ các giờ bú. Trẻ 6 tháng tuổi trở lên bị sốt cần được cung cấp thêm nước uống. Ngoài nước lọc, mẹ nên cho bé uống thêm cả sữa, nước cam hoặc loại nước mà bé thích (trừ nước ngọt). Cho bé ăn dạng lỏng, súp hoặc cháo, để bổ sung thêm lượng nước hao hụt, đồng thời giúp bé dễ tiêu hóa hơn.

4. Lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt

  • Trẻ sơ sinh bị sốt, mẹ vẫn ăn uống bình thường để có sữa cho bé, việc mẹ ăn uống không ảnh hưởng tới việc sốt của con. Vì vậy mẹ cần ăn uống tốt để có nhiều sữa hơn cho con bú.
  • Trong lúc con bị sốt có thể có giai đoạn con bị lạnh chân tay vì hiện tượng co mạch. Cha mẹ sờ thấy tay chân con lạnh có thể ủ ấm cho con. Tuy nhiên cần lưu ý một lúc sau thường sẽ là giai đoạn thải nhiệt.
  • Con sẽ nóng, và lúc đó nhiệt độ tăng cao cha mẹ không được ủ cho con để tránh việc nhiệt độ của con tăng quá cao, có thể gây co giật cho trẻ nhỏ.
  • Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị sốt, bạn nên cho con đi khám ngay để xác định nguyên nhân sốt của con.
  • Với các trẻ dưới 6 tháng tuổi cách hạ sốt nhanh vẫn theo nguyên tắc của bác sĩ. Đặc biệt, các nhóm nguyên nhân gây sốt ở nhóm trẻ 1-2 tháng tuổi thường hơi khác so với trẻ 5-6 tháng tuổi. Chính vì vậy, ba mẹ cần cẩn thận hơn với trẻ sơ sinh cho con đi khám sớm.

Cách hạ sốt này cũng chỉ áp dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Chanh tươi khá giàu vitamin C, dưỡng chất này khá cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Mật ong với hàm lượng cao các vitamin và khoáng chất mang lại khả năng phục hồi tốt cho cơ thể. Nhìn chung, sự kết hợp giữa hai loại thực phẩm này sẽ mang lại hiệu quả hạ sốt cao.

Ngoài việc cho bé dùng nước chanh, mẹ cũng có thể đắp những lát chanh tươi xung quanh phần khuỷu tay, chân và dọc sống lưng để trẻ mau hạ sốt. Khi thực hiện biện pháp này, bạn tránh đắp chanh lên vùng da bị tổn thương nhằm tránh cho bé không bị xót.

Sai lầm cần tránh khi hạ sốt cho trẻ

  • Dùng nước lạnh hay nước đá để lau, chườm mát cho con: Đây là một sai lầm lớn khi cố gắng hạ sốt cho trẻ bởi cách này chỉ giúp giảm nhiệt bên ngoài chứ không trị triệt để bên trong, đôi khi còn khiến bé sốt cao hơn.
  • Ủ ấm, đắp chăn, mặc nhiều quần áo để bé thoát mồ hôi và hạ sốt: Về nguyên tắc, khi bị sốt thân nhiệt của bé đã cao, việc làm như vậy chỉ khiến cho nhiệt độ cơ thể bé tăng lên.
  • Nặn chanh vào miệng bé: Việc làm này khiến bé bị rộp miệng, phỏng lưỡi hoặc nghẹt thở. Vì vậy mẹ cần tránh dùng cách hạ sốt này nhé!
  • Lạm dụng thuốc đặt hậu môn: Với ý nghĩ, việc sử dụng thuốc đặt hậu môn sẽ không làm ảnh hưởng đến gan như những loại thuốc uống thông thường, nhiều mẹ “vô tư” sử dụng phương pháp này mỗi khi con có dấu hiệu sốt.Thực tế, mọi chuyện không như mẹ nghĩ đâu nhé! Thuốc đặt hậu môn cũng giống như những loại thuốc hạ sốt theo đường uống, cũng thấm qua máu, và tác dụng đến gan. Vì vậy, việc lạm dụng phương pháp này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Đặc biệt, với những bé đang có vấn đề về gan, việc sử dụng thuốc đặt hậu môn có thể gây ngộ độc. Cẩn thận mẹ nhé!
  • Sử dụng miếng dán hạ sốt: Việc sử dụng miếng dán hạ sốt chỉ có tác dụng trong 1 tiếng. Ngoài ra, phương pháp này còn có thể khiến bé trở nên mệt mỏi, quấy khóc nhiều hơn.

Khi nào nên đưa trẻ đi thăm khám?

Mẹ nên ngay lập tức đưa bé đi thăm khám nếu phát hiện thấy những triệu chứng sau, bởi sốt như thế này có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.

  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt.
  • Trẻ buồn ngủ bất thường và thức dậy khó khăn.
  • Da trẻ xanh tái, môi nhợt nhạt.
  • Bàn tay và bàn chân lạnh.
  • Trẻ phát tiếng thều thào hoặc khóc liên tục.
  • Trẻ khó thở hoặc thở nhanh, dồn dập.
  • Biếng ăn, buồn nôn, ói mửa.
  • Vừa sốt cao vừa phát ban.

Marry Baby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x