Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 07/09/2017

Giải mã hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét

Giải mã hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét
Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét không chỉ khiến cha mẹ xót xa, đau lòng mà còn lo lắng cho sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. Tìm đúng nguyên nhân mẹ sẽ có hướng điều chỉnh thích hợp.

Sau khi sinh, bé dưới 3 tháng tuổi thường có giấc ngủ về đêm không được liên tục. Trẻ sẽ khóc, thức dậy thường xuyên bởi nhu cầu được “ăn”, đại tiểu tiện nhiều lần, nơi ngủ không được thoải mái… Đây là tình trạng bình thường và hay gặp ở hầu hết tất cả các trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét thì mẹ nên lưu ý. Vì ngoài nguyên nhân sinh lý thì rất có thể bé đang gặp một số bệnh lý nào đó.

Đi tìm nguyên nhân

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình là một trong những phản xạ tự nhiên của bé sau khi được sinh ra. Bởi bé đã quen với môi trường ấm áp và an toàn khi còn ở bên trong bụng mẹ. Những tiếng ồn, cảm giác lạc lõng bất an sẽ làm cho cơ thể sinh ra phản xạ giật mình như là bản năng để trấn an và bảo vệ bản thân.

trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét 1
Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét có thể là dấu hiệu bệnh lý đáng lo ngại

Tuy nhiên, trường hợp trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình và bỗng nhiên khóc thét lại là một vấn đề khác mà bạn không nên xem nhẹ. Có thể là do một trong những nguyên nhân dưới đây:

1. Trẻ gặp ác mộng

Điều này có vẻ hơi mơ hồ nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét có liên quan đến giấc mơ. Giấc ngủ của trẻ thường là những giấc ngủ nhanh hay còn gọi là REM, lúc này giấc mơ thường hay xảy ra nhất.

Nếu quan sát mẹ sẽ thấy bé thường hay co giật, nhấp nháy mi mắt, hơi thở không đều, ngủ không yên giấc như sắp thức dậy. Cuối cùng bé sẽ thức dậy với tiếng khóc thét thất thanh kèm theo sự khó chịu.

2. Trẻ bị thiếu canxi

Khi nhu cầu canxi của cơ thể không được đáp ứng đủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Làm cản trở quá trình sản xuất melatonine, một chất tạo cảm giác thư giãn và đem lại giấc ngủ ngon. Do đó, thiếu canxi khiến giấc ngủ của trẻ sơ sinh bị ức chế, hay giật mình khóc lóc.

3. Hội chứng quấy khóc

Đây là hội chứng thường gặp chiếm khoảng 20% ở trẻ sơ sinh, dân gian hay gọi là khóc dạ đề. Đặc điểm của hội chứng này là trẻ thường hay giật mình thức giấc và khóc dữ dội vào ban đêm. Khóc dạ đề không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé và sẽ hết khi được vài tháng tuổi.

trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét 2
Hội chứng quấy khóc hay khóc dạ đề sẽ làm phiền mẹ & bé trong vài tháng đầu

4. Trẻ sơ sinh bị bệnh

Bệnh tật là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét. Khi đang ngủ, một cơn đau bất chợt hay sự khó chịu nào đó ùa đến làm cho bé thức dậy và bắt đầu khóc để “thông báo” cho bố mẹ.

Trẻ có thể bị mắc một số bệnh lý như viêm họng, đau bụng, đặc biệt là chứng trào ngược dạ dày thực quản khá phổ biến với các biểu hiện như giật mình, khóc đêm, ngủ hay vặn mình… Ngoài ra, khi gặp những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của não bộ cũng khiến trẻ bị giật mình và khóc thét.

5. Một số nguyên nhân khác

Hiện tượng trẻ ngủ hay giật mình khóc thét còn có mối liên quan đến một vài sự khó chịu về thể chất như:

  • Mỗi đêm bé sẽ thức dậy 3-4 lần để “ăn”, do đó khi quá đói trẻ cũng có thể giật mình thức giấc khóc lóc đòi bù
  • Trong đêm tã của bé đã quá ướt khiến bé cảm thấy khó chịu giật mình tỉnh giấc. Và cuối cùng trẻ sẽ “phàn nàn” về vấn đề này bằng cách khóc thật to
  • Chỗ ngủ không được thoải, quá nóng hoặc quá lạnh cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Đôi lúc, chỉ vì muốn cảm nhận được sự ấm áp, vổ về và sự an toàn khi được nằm trong vòng tay mẹ mà khi đang ngủ bé cũng giật mình bắt đầu khóc

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét?

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh, nếu tình trạng trên kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Theo đó, trẻ sẽ dễ mắc bệnh, chậm tăng cân nặng và chiều cao. Vì vậy, khi trẻ ngủ hay bị giật mình khóc thét mẹ nên lưu ý một vài điểm sau:

  • Hạn chế đến mức tối đa những nguy cơ có thể khiến trẻ giật mình tỉnh giấc như tiếng ồn, tã bỉm bị “quá tải”, nơi ngủ không được thoải mái…
  • Nên cho bé bú thường xuyên, tránh để mỗi cữ bú cách nhau quá lâu làm trẻ bị đói
  • Bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách tắm nắng hoặc uống vitamin D
  • Trường hợp trẻ giật mình khóc thét dai dẳng, co bụng, mặt tím tái, không thể nào dỗ bé nín thì mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt

Nắm rõ nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét mẹ sẽ có những điều chỉnh kịp thời để hạn chế mức tối đa nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x