Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 03/12/2020

Trẻ bị ho sổ mũi nên ăn gì và kiêng gì?

Trẻ bị ho sổ mũi nên ăn gì và kiêng gì?
Khi trẻ bị ho, sổ mũi hãy giữ ấm cho vùng cổ và vệ sinh mũi thường xuyên. Cùng với đó, thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày để tránh phải dùng thuốc kháng sinh mà trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho, sổ mũi có thể do thời tiết giao mùa, do cảm lạnh hay viêm xoang, viêm phổi. Có nhiều bài thuốc trị bệnh từ dân gian hiệu quả, dễ sử dụng từ các nguyên liệu thiên nhiên kết hợp với việc điều tiết trẻ bị ho sổ mũi nên ăn gì, kiêng gì sẽ nhanh khỏi.

Phương pháp cho trẻ ăn khi bị bệnh

Khi bị sổ mũi và ho lâu ngày, trẻ thường bị ói ngay sau khi mới ăn, vì thế cần cho trẻ uống nước trước khi ăn thêm một món nào đó. Nguyên tắc nấu ăn cho trẻ bị bệnh này là sử dụng thức ăn có nhiều nước, dễ tiêu nhưng đầy đủ dưỡng chất đểm làm loãng đờm ở cổ và trẻ không bị kích thích ho thêm.

Nên chia thành nhiều bữa trong ngày (6-8 bữa), đảm bảo 4 nhóm chất (bột, béo, đạm, rau), cách hai giờ cho trẻ ăn một lần, mỗi lần một ít.

Trị ho không kháng sinh

Hạn chế dùng thuốc kháng sinh là lời khuyên mà các chuyên gia y tế luôn khuyến khích với các bậc phụ huynh. Ho, sổ mũi là bệnh lý thường xuyên ở trẻ, vì vậy, áp dụng một số bài thuốc dân gian trị bệnh là cách lý tưởng nhất để tăng cường đề kháng cho trẻ

  • Tăng cường uống nước: Nước có tác dụng loãng đàm, tạo thuận lợi để tống xuất đàm ra ngoài. Khi trẻ ho nhiều, nước sẽ làm dịu cơn ho. Hãy khuyến khích bé uống nước liên tục và để nước ở những nơi bé dễ nhìn thấy.
  • Cam thảo: Là vị thuốc Đông y khá dễ dùng, cam thảo có thể nấu trà cho trẻ uống trong ngày giảm cơn ho, dịu cổ họng.
  • Lá hẹ với đường phèn: Cho 5 lá hẹ, 5g đường phèn vào chén, hấp cách thủy 15 phút sau đó chắt nước cho trẻ uống sẽ nhanh giảm ho.
  • Hoa đu đủ đực: Sử dụng 15g hoa đu đủ đực, 10g lá chanh, 30g đường phèn cho vào chén hấp cách thủy sau đó dùng vải mỏng vắt lấy nước bỏ bã. Uống mỗi lần 4 thìa cà phê, cách 2 giờ uống một lần, cần uống liền 4 – 5 ngày.

Món ngon trị bệnh

  • Trứng hấp: Trứng rất giàu chất kẽm chất kẽm giúp nâng cao hệ miễn dịch có thể chống lại các triệu chứng cảm lạnh. Sử dụng 3 quả trứng vịt, 10g lá hẹ, 20g đường phèn. Lá hẹ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát to cùng với đường phèn, đập trứng vào quấy đều, đem hấp cách thủy cho chín. Ăn ngày 1 lần lúc đói vào buổi sáng ăn liên tục từ 3 – 5 ngày.
tre bi ho so mui nen an gi
Trứng hấp là món dễ ăn đối với nhiều trẻ khi bị ho

  • Cam hấp muối: Rửa sạch một quả cam, khoét một lỗ nhỏ chính giữa, bỏ vào đó một chút muối sau đó cho vào lò nướng hoặc hấp cách thủy khoảng 15 phút rồi mang ra ăn nóng.
  • Hành tây: Hành tây xào thịt bò hoặc cháo hành tây sẽ giúp kháng viêm, giảm ho nhanh.
  • Thực phẩm nên tránh

    • Hải sản: Tôm, cua, cá… sẽ khiến tình trạng bệnh của trẻ ngày càng tồi tệ hơn. Hệ hô hấp bị kích thích bởi mùi tanh hải sản, protein có trong hải gây ra cơn ho trầm trọng.
    • Đồ chiên: Các món chiên nhiều dầu mỡ sẽ bắt dạ dày của trẻ hoạt động nhiều, khiến cho tiêu hóa trở nên kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.
    tre bi ho so mui nen an gi 1
    Trẻ đang bị ho cần ăn đồ nóng, ấm kiêng kị đồ lạnh
    • Thực phẩm lạnh: Không nên cho trẻ bị ho sổ mũi ăn đồ bảo quản trong tủ lạnh hoặc đồ đông lạnh mà chưa qua giã đông hoặc làm nóng. Theo Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra. Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm.

    Trẻ bị ho sổ mũi nên ăn gì và kiêng gì, bạn cần biết và nắm rõ để giúp trẻ mau khỏi bệnh và hạn chế tối đa căn bệnh này mỗi khi thời tiết giao mùa.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x