của bé
Nổi mẩn ngứa là một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch trước những chất lạ như bụi, phấn hoa, nấm mốc, thực phẩm... hoặc một số bệnh lý thực thể gây ra.
Nội dung bài viết
Khi bị nổi mẩn đỏ ngứa, trẻ thường hay gãi làm trầy xước da, chảy máu, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng, mưng mủ, mụn nước… và dễ để lại các vết thâm, các nốt sẹo nhỏ trên da. Vậy bạn nên chăm sóc sức khỏe trẻ trong trường hợp này thế nào?
Nổi mẩn ngứa do dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm là nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa trên da. Không chỉ xảy ra ở trẻ, mẩn ngứa do dị ứng thực phẩm có thể gặp ở bất cứ ai, trong mọi độ tuổi.

Hiện tượng mẩn ngứa rất dễ xuất hiện ở trẻ
Bên cạnh dấu hiệu ngoài da, dị ứng thực phẩm còn gây ra nhiều triệu chứng với các cơ quan khác trong cơ thể như đầy bụng, nôn ói, bụng đau, tiêu chảy… ở hệ tiêu hóa; khó thở, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho… ở hệ hô hấp.
Những phản ứng của cơ thể do dị ứng thực phẩm có thể xảy ra ngay khi ăn những loại thực phẩm dị ứng, hoặc sau vài giờ, thậm chí vài ngày sau đó. Đặc biệt, với những trẻ có phản ứng quá mạnh, chỉ cần ngửi hoặc đụng vào loại thực phẩm có chứa chất gây dị ứng là có thể bị nổi mẩn ngay lập tức.
Nổi mẩn ngứa khắp người do thuốc điều trị
Trong các phản ứng do thuốc điều trị thì nổi mẩn và ngứa chỉ là biểu hiện ở thể nhẹ. Theo các chuyên gia y tế, hầu hết các loại thuốc điều trị đều có thể khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt. Trong đó, thường gặp nhất là các loại thuốc kháng sinh, vắc xin dự phòng, huyết thanh, thuốc giảm đau, kháng viêm, hạ sốt…
Chỉ sau khi uống 5-10 phút, trẻ đã có cảm giác ngứa, nổi ban trên da. Nhưng cũng có một số trường hợp, sau vài ngày trẻ mới xuất hiện dấu hiệu này.
Thông thường, những vết mẩn ngứa sẽ tự khỏi và biến mất mà không cần điều trị phức tạp. Đó cũng là lý do khiến người lớn dễ chủ quan, không để ý đến tình trạng ngứa ngáy ở trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, tình trạng mẩn ngứa do thuốc điều trị là phản ứng vô cùng quan trọng để sớm có những can thiệp kịp thời, tránh dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc sau đó.
Vì vậy, các chuyên gia y tế cảnh báo, nếu trẻ có các phản ứng khác thường như nổi mẩn hay ngứa ngáy khi sử dụng các loại thuốc điều trị, phải ngưng ngay loại thuốc đó và thông báo cho bác sĩ để được theo dõi, xử lý kịp thời.
Ngứa toàn thân khi thời tiết thay đổi
Có những trẻ bị nổi mẩn mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là lúc chuyển lạnh. Nổi mẩn đỏ ngứa do thời tiết thường xảy ra đột ngột, dữ dội tại một vùng da như cánh tay, bụng, đùi… hoặc toàn cơ thể. Đôi khi, trẻ cũng có thể xuất hiện tình trạng ở mắt, môi…

Trẻ sẽ gãi cho thỏa cơn ngứa
Khi bị nổi mẩn do thời tiết, trẻ càng gãi càng ngứa. Các vết mẩn ngứa có kích thước to, nhỏ khác nhau, có thể xuất hiện đơn lẻ nhưng cũng có khi tập trung thành từng mảng.
Giun sán
Trẻ mắc bệnh giun sán cũng có thể gặp phải triệu chứng mẩn ngứa ngoài da. Tuy nhiên, với những trường hợp này, người lớn lại ít nghĩ đến việc trẻ bị nhiễm giun sán và thường bỏ qua. Chỉ khi trẻ đi khám bệnh, thực hiện một vài xét nghiệm thì mới biết được nguyên nhân, từ đó mới chữa trị cho trẻ, giúp trẻ hết hẳn mẩn ngứa.
Bệnh về gan, mật
Không chỉ làm vàng da, các bệnh gan, mật còn khiến trẻ bị nổi ngứa, trong đó, viêm gan do virus là nguyên nhân hay gặp nhất.
Bệnh viêm da tiếp xúc
Có những vật dụng mà trẻ mang, mặc, đụng chạm hang ngày nhưng lại là tác nhân gây viêm da tiếp xúc, nổi mẩn ngứa mà ít ai ngờ tới như nước rửa tay, xà phòng, quần áo, đồ trang sức, giày dép, da, kim loại, nhựa, cây cỏ, côn trùng…
Viêm da tiếp xúc gây kích ứng ngay tại vùng da tiếp xúc với chất/ vật gây dị ứng. Lúc này, trẻ cần phải ngưng tiếp xúc hay sử dụng các chất/ vật nghi ngờ gây dị ứng và đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, điều trị sớm.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, mẩn ngứa ở trẻ nhỏ thường chỉ là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý khác mà trẻ đang gặp phải. Do đó, quan trọng nhất là phải xác định đúng nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa, từ đó mới có được hướng điều trị đúng đắn.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!