Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 03/12/2020

Nỗi lo khi trẻ bị khàn tiếng lâu ngày

Nỗi lo khi trẻ bị khàn tiếng lâu ngày
Muốn trẻ sớm lấy lại giọng nói trong veo, bạn cần nhắc nhở trẻ có thói quen điều tiết âm vực giọng nói và cảm xúc cá nhân.

Khàn tiếng (khản tiếng) là hiện tượng giọng nói bị thay đổi âm vực, âm sắc đặc biệt là ở những âm vực cao, làm giọng nói bị rè. Chính vì vậy để tránh trẻ bị khàn tiếng lâu ngày, gia đình cần chủ động phối hợp với bác sĩ để điều trị sớm.

Chứng khàn tiếng ở trẻ nếu kéo dài lâu ngày và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương dây thanh, làm hỏng giọng nói suốt đời. Việc chữa bệnh mất nhiều thời gian và rất dễ tái phát vì ở độ tuổi tiền dậy thì vì trẻ thường rất hiếu động.

Nguyên nhân phổ biến

Ở độ tuổi tiểu học, trẻ thường có xu hướng hiếu động hơn đặc biệt là trẻ nam. Thói quen la hét, nói quá to và tốn nhiều sức mà không để thời gian hồi phục là yếu tố hàng đầu. Với những trẻ như vậy, gia đình cần phối hợp với nhà trường để sớm có biện pháp khắc phục.

Cũng ở độ tuổi tiền dậy thì, tâm lý của trẻ thường không ổn định, cảm xúc vui, buồn, khóc, cười kéo đến thường xuyên. Nếu không kiểm soát tốt, trẻ cũng dễ bị khản tiếng.

tre bi khan tieng lau ngay
Tâm lý và cảm xúc ảnh hưởng tới âm vực của trẻ

Những trẻ không có thói quen uống ướng, hay hắng giọng, làm hiệu ứng khi chơi cùng nằm trong nhóm nguyên nhân bị khàn tiếng.

Ngoài ra, cũng có thể kể đến một số yếu tố như: Gia đình có truyền thống lớn tiếng, di truyền giọng nói bẩm sinh, hen suyễn mãn tính hoặc dị ứng.

Nhóm nguyên nhân bệnh đường hô hấp như: viêm amidan, viêm xoang, đau vòm họng và cổ họng, viêm tiểu phế quản, phao câu gà, papilloma… thường xảy ra khi trẻ bị cảm.

Triệu chứng của bệnh

Tùy theo nguyên nhân mà trẻ bị khàn tiếng lâu ngày có những biểu hiện khác nhau như sau:

  • Giọng nói thay đổi, âm thanh thô, khàn khàn. Hơi thở không đều, cổ họng khô rát khó chịu.
  • Trẻ bị mất hoàn toàn giọng nói, gần như không phát ra âm thanh.
  • Biểu hiện bệnh lý: Ho khan, ho lâu ngày, ho có đờm. Thở khò khè, có đờm.

Trị bệnh theo dân gian

Tây y hay Đông y đều có cách chữa trị là bảo tồn giọng nói gồm điều trị phục hồi giọng với nhiệm vụ chính là uốn sửa cách phát âm, cần phải giữ trẻ yên tĩnh, không được la hét và giữ gìn vệ sinh về giọng. Chỉ những trường hợp nặng có hạt xơ ở dây thanh mới cần can thiệp phẫu thuật.

Với trẻ đang ở tuổi tiền dậy thì, cắt hạt xơ dây thanh tỷ lệ tái phát rất cao. Bạn có thể áp dụng các biện pháp dân gian cho trường hợp này.

  • Tắc xanh: 2 quả tắc xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Trộn tắc với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi chín. Sau đó dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
  • Húng chanh và tắc xanh: 16 lá húng chanh và 5 quả tắc xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho trẻ uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.

Phòng bệnh hơn chưa bệnh

Để giảm tránh nguy cơ bệnh nặng hơn cho trẻ bị khàn tiếng lâu ngày bạn cần phải tránh cho trẻ mọi ảnh hưởng có thể gây ra mệt giọng đồng thời là các điều kiện thuận lợi cho các rối loạn giọng này phát sinh, chủ yếu là dự phòng các viêm nhiễm đường hô hấp trên, thể trạng dị ứng, la hét hoặc hát ở những nơi có nhiều bụi bặm.

  • Tránh viêm nhiễm vùng hầu họng thanh quản bằng cách xúc miệng khò nước muối hàng ngày, giữ ấm vùng cổ.
  • Với những trẻ được phát hiện sớm có thể uống nước giá luộc, ăn uống các món thanh nhiệt giải độc, tránh thực phẩm nóng, xào, nướng, chua cay cũng là một cách hạn chế tác hại của bệnh.

Trẻ bị khàn tiếng kéo dài 2 đến 3 tuần, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý kịp thời. Tùy theo từng trường hợp trẻ bị khàn tiếng lâu ngày mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị nội khoa hay phẫu thuật.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x