Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/11/2020

Khám mắt trẻ em: Những dấu hiệu cần cho trẻ đi khám ngay

Khám mắt trẻ em: Những dấu hiệu cần cho trẻ đi khám ngay
Đôi mắt khỏe mạnh giúp trẻ học tập tốt hơn và sinh hoạt hằng ngày thuận tiện hơn. Chính vì vậy, khi có các triệu chứng nghi ngờ, bạn cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa ngay.

Nếu trẻ có các triệu chứng như nhức mỏi hay dụi mắt… bạn cần sớm đưa trẻ tới các phòng khám chuyên khoa để khám mắt trẻ em.

Những dấu hiệu mẹ cần đưa con đi khám mắt trẻ em

  • Thường xuyên ngồi gần hay nhắm một mắt khi xem tivi và đọc sách

Khoảng cách tối thiểu từ tivi tới mắt trẻ khoảng 2 mét. Khi trẻ muốn ngồi gần xem tivi vì lý do không nhìn rõ các hình ảnh trên màn hình, đó là một biểu hiện của thị lực kém. Với trẻ, khi đọc sách cần ngồi vào bàn để có khoảng cách cố định, tuy nhiên nếu thấy trẻ phải cúi sát khi đọc sách, rất có thể trẻ đã bị cận thị.

Biểu hiện nhắm một mắt để đọc hay xem truyền hình có thể là biểu hiện của bệnh “rối loạn hội tụ” – một bệnh lý đặc biệt về mắt. Hoặc đây là dấu hiệu của tật khúc xạ, ảnh hưởng tới khả năng phối hợp đồng bộ hai mắt.

  • Mỏi mắt, dụi mắt

Thông thường khi có dấu hiệu mỏi mắt, trẻ sẽ dụi mắt nhưng nếu trẻ dụi mắt khi cố tập trung nhìn vào vật gì đó hoặc đang vui chơi, đó là vấn đề về thị lực.

kham mat 2
Cần hạn chế những hoạt động thường xuyên ảnh hưởng đến mắt

Nếu tiếp xúc với máy tính nhiều, trẻ cần thường xuyên nghỉ giải lao mỗi 20 phút để nhìn vào vật ở cách xa tối thiểu 60m trong vòng 20 giây. Thực hiện bài tập nhỏ trên nhưng trẻ vẫn kêu mỏi mắt thì cần đưa đi khám mắt.

  • Kết quả học tập giảm sút

Những trẻ thường xuyên phải nheo mắt hay nghiêng đầu khi nhìn lên bảng cho thấy triệu chứng không ổn về mắt. Tình trạng này kéo dài dẫn đến kết quả học tập không tốt. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân vì rất có thể vì lý do nào đó mà trẻ không chia sẻ về việc mình không nhìn rõ chữ trên bảng.

  • Lạc vị trí chữ cái khi đọc

Khi mới vào lớp một, trẻ sẽ học đọc. Khi học đọc và cố đọc to các từ, ban đầu trẻ thường sử dụng ngón tay để trỏ theo các từ cần đọc. Thông thường, sau một lúc làm quen, trẻ có thể tập trung và không bị lạc khỏi chỗ cần đọc. Nhưng nếu bạn hoặc giáo viên phát hiện sau khi đọc được một lúc, trẻ vẫn dùng ngón tay lần theo chữ, nên đưa trẻ đi kiểm tra thị lực.

  • Nhạy cảm với ánh sáng

Đôi mắt sợ ánh sáng hoặc quá nhạy cảm với ánh sáng có thể là biểu hiện của những bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến mắt.

Lịch thăm khám mắt trong vòng đời

Các bác sĩ chuyên khoa mắt của Mỹ đã lên lịch thăm khám mắt trong vòng đời trẻ như sau:

  • Lần đầu tiên ngay sau khi sinh ra
  • Lần thứ 2 khi trẻ được khoảng 3 tuổi, lứa tuổi được cho là đã có thị giác hai mắt, để phát hiện những vấn đề về mắt lé hoặc khúc xạ.
  • Lần thăm khám trước khi trẻ đi học tiểu học, khoảng 6 tuổi. Lúc này sẽ phát hiện được những vấn đề bất thường liên quan đến tiền sử gia đình.
kham mat 3
Khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh về mắt cho trẻ
  • Tới tuổi dậy thì, khoảng 13 tuổi cũng là tuổi nên cho trẻ đi khám.
  • Bắt đầu học đại học hoặc kết thúc trung học cũng là giai đoạn nên khám định kỳ cho mắt để hướng nghiệp cho bản thân vì một số ngành nghề đòi hỏi đôi mắt khỏe và tinh tường.
  • Sau tuổi 40, cứ 2 năm nên khám mắt một lần để tầm soát một số bệnh như Glôcôm, lão thị…
  • Sau 65 tuổi nên kiểm tra mắt hằng năm vì có thể xuất hiện các bệnh mắt tuổi già: Bệnh đục thể thủy tinh, glôcôm, thoái hóa hoàng điểm…

Cùng với việc đưa con đi khám mắt trẻ em định kỳ và khi có các triệu chứng kể trên, bạn cần rèn cho trẻ cách ngồi học đúng tư thế, đọc sách ở nơi có đủ ánh sáng. Bên cạnh đó, cần bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin A. Đây là một trong những nguyên tố chính tạo nên sắc tố thị giác.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x