Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 03/05/2018

Mai thi học kỳ mà con ôn bài chưa xong? Đi ngủ thôi, để não bộ giải quyết!

Mai thi học kỳ mà con ôn bài chưa xong? Đi ngủ thôi, để não bộ giải quyết!
Sáng mai là buổi thi học kỳ quan trọng, bé yêu nhà bạn buồn ngủ díp mắt vẫn ráng thức để ôn bài. Điều này hoàn toàn phản tác dụng. Chuyện của con là đi ngủ, mọi chuyện có não bộ lo.

Trạng thái dật dờ do buồn ngủ không giúp con giải bài thi hiệu quả hơn đâu, nên có cố thức ôn luyện tới mấy vẫn vô dụng. Thậm chí, mệt mỏi có thể làm con gục ngay tại bàn, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo thi cử. Tốt nhất, đừng để con thức quá khuya.

Có thể bạn không biết, não bộ hoạt động ngay cả khi ta đang ngủ và không nhận thức được điều gì. Giấc ngủ ngon và sâu giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn, thi học kỳ tốt hơn mà không cần vắt kiệt sức của nó.

Tăng sức mạnh não bộ khi ôn thi học kỳ 2Tăng sức mạnh não bộ khi ôn thi học kỳ 2

Đừng ép não bộ tới kiệt cùng

Học hành, suy nghĩ là bạn đang bắt bộ não hoạt động. Cũng như các bộ phận cơ thể khác, khi hoạt động quá nhiều dẫn đến quá tải, não cần được nghỉ ngơi để “hồi sức”.

Để vận động não hoạt động tối ưu, bé yêu cần được kích hoạt chế độ nghỉ ngơi xen lẫn học tập. Sau vài giờ tập trung cao độ, bạn nên cho trẻ nghỉ giữa giờ, cho con nghe nhạc, chạy nhảy, hoặc chợp mắt giấc ngắn… Những việc này giúp não nghỉ ngơi và tái nạp năng lượng.

Dù kỳ thi quan trọng tới đâu, trẻ cũng cần dành ít nhất 3 tiếng đồng hồ để ngủ trọn giấc. Đây là khoảng thời gian cần thiết cho một chu kỳ ngủ đầy đủ, giúp trẻ tỉnh táo hơn khi thức dậy.

Thể thao giúp tiếp thu bài tốt

Tập luyện thể thao giữa kỳ thi học kỳ quan trọng không làm trẻ đuối sức mà ngược lại còn giúp củng cố trí óc, bên cạnh việc cải thiện sức khỏe. Đừng bỏ qua lợi ích của vận động cơ bắp!

15-20 phút vận động mỗi ngày, nơ-ron não bộ của trẻ sẽ liên kết tốt hơn, phản xạ nhanh nhạy hơn. Các nhà khoa học khuyên rằng, nên rèn luyện cơ thể ngay trước khi bắt đầu bài tập rèn luyện trí não để đạt hiệu quả tốt nhất.

[remove_img id=39846]

Não vẫn hoạt động cả khi con ngủ

Thức quá khuya mà không được nghỉ ngơi sẽ tiết ra chất độc cho não. Trong trạng thái ngủ nghỉ, các tế bào não co lại và làm không gian giữa chúng tăng đáng kể, giúp thải độc chất trong não ra ngoài.

Ngủ ngon cũng là cách dọn dẹp giúp não của con khỏe mạnh, giúp suy nghĩ thấu đáo và hiệu quả hơn. Ngủ còn giúp giảm bớt các áp lực do kỳ thi học kỳ mang lại, tránh cho cno những biểu hiện mất trí nhớ, trầm cảm.

Điều đáng ngạc nhiên là ở trạng thái ngủ, não bộ vẫn hoạt động. Như chế độ ngủ đông của máy tính, khi bé yêu ngủ, não “bật chế độ” ngủ đông, xóa bỏ những ký ức không cần thiết và củng cố những gì quan trọng.

Chính vì vậy, nếu hôm sau thi Toán, bạn chỉ cần hướng dẫn con tập trung vào những kiến thức chủ đạo và nhắc nhớ những kiến thức này trước khi ngủ. Con say ngủ rồi, não bộ sẽ bắt đầu duyệt qua những phần khó khăn, giúp trẻ hiểu sâu sắc và vững vàng hơn. Muốn làm được điều này, con phải được củng cố kiến thức vững chắc trước đó. Không có chuyện học vẹt, học cố mà có kết quả tốt được.

Dù áp lực thi cử căng thẳng, trẻ vẫn phải ngủ ít nhất 6 tiếng

Hồi tưởng tốt hơn học vẹt

Cách học sai lầm mà nhiều học sinh vẫn làm hiện nay là học vẹt. Cầm sách lên, lẩm nhẩm học thuộc lòng thật nhiều mà không dành thời gian để hồi tưởng lại kiến thức, hệ thống hóa nó.

Việc học vẹt giống như bạn ném tất cả sách vở vào vali bừa bộn, khi cần không biết tìm quyển nào để đọc. Trái lại, hồi tưởng giống như một thư viện được sắp xếp khoa học, với những quyển sách được đặt ở vị trí sẵn sàng.

Khi con hồi tưởng, não bộ được chủ động quyết định việc xử lý thông tin, nên nó sẽ linh hoạt và sáng tạo hơn, ghi nhớ nhiều dữ liệu hơn.

Ôn bài nhẹ vào sáng hôm sau

Để củng cố kiến thức, nên đánh thức con dậy sớm hơn 30 – 45 phút và xem lại phần kiến thức đã được tô đậm trong ghi chú và sách giáo khoa. Xem lại flashcard các kiến thức cần nhớ trước khi chính thức bước vào phòng thi.

Nhất định không bỏ bữa sáng khi thi học kỳ

Trong giai đoạn thi cử căng thẳng, mẹ nên chuẩn bị cho trẻ bữa ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng. Các thực phẩm như cá, hoa quả, rau củ giúp bộ não hoạt động tối ưu. Ăn sáng đầy đủ tạo năng lượng cần thiết cho ngày mới, giúp học sinh và người lao động học tập và làm việc đạt năng suất cao.

Người lớn muốn tỉnh táo thường uống cà phê. Với trẻ con, bạn có thể chuẩn bị cho con vài thanh chocolate đen. Món ăn vặt này giúp tiết ra chất dopamine giúp bạn tiếp thu nhanh và nhớ tốt hơn.

Tăng sức mạnh não bộ khi ôn thi học kỳ 4
Bữa ăn sáng đủ dưỡng chất rất quan trọng cho kỳ thi thành công

Công suất của não tương đương với bóng đèn 10W. Hoạt động quá mức, não cũng quá tải và “đứt” như bóng đèn vậy. Tốt nhất, trước ngày thi học kỳ quan trọng, mẹ nên chủ động giúp con nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để đủ trí lực đối mặt với bài thi căng thẳng.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x