Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Cập nhật 07/12/2022

7 mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ tại nhà đơn giản và hiệu quả

7 mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ tại nhà đơn giản và hiệu quả
Mồ hôi trộm là hiện tượng ra mồ hôi không liên quan đến nhiệt độ môi trường và chỉ khi ngủ mới bị. Trẻ ra mồ hôi trộm nhiều hơn người lớn vì hệ thần kinh thực vật chưa hoàn thiện, dễ rối loạn.

Ra mồ hôi là hiện tượng sinh lý tự nhiên để điều hòa nhiệt độ cơ thể và giúp thải các chất độc ra ngoài. Tuy nhiên nếu trẻ ra mồ hôi trộm thường xuyên có thể được xem là không tốt cho sự phát triển tự nhiên. Nếu mẹ không phát hiện kịp thời và lau hết mồ hôi ướt trên bề mặt da buổi đêm trẻ dễ bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh về đường hô hấp. Các mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ dưới đây sẽ giúp ích khá nhiều cho tình trạng bệnh của bé.

Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ

Trước khi thử áp dụng những Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ đây mẹ nên xem Mồ hôi trộm là gì? 5 nguyên nhân khiến bé con dễ bị cảm lạnh mẹ không ngờ và cách khắc phục

1. Dùng lá đinh lăng – “khắc tinh” của mồ hôi trộm

trẻ ra mồ hôi trộm tắm lá gì
Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng lá đinh lăng

Đinh lăng chính là một mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ sơ sinh và tre nhỏ hiệu quả. Lá cây đinh lăng chứa nhiều chất quan trọng cho sức khỏe như lysine, methionine, glucozit, vitamin C, vitamin B1,… Lá có tính mát, giúp bồi bổ khí huyết, tinh thông huyết mạch, thanh nhiệt giải độc.

Dùng lá cây đinh lăng khô làm gối hoặc nấu nước tắm cho bé sẽ giúp thông kinh lạc, tránh đổ mồ hôi đầu, gáy giúp bé ngủ ngon, không bị giật mình.

Để biết chi tiết cách sử dụng mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng lá đinh lăng, mẹ hãy tham khảo Cách chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng siêu hiệu quả cho bé.

2. Dùng lá lốt

Không chỉ là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon miệng mà nhờ đặc tính tính ấm, vị cay nồng và thơm có công dụng giúp đào thải chất độc mà lá lốt được xem như là một vị thuốc trị nhiều bệnh rất hữu ích trong Đông y. Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻẻ bằng lá lốt là một trong số rất nhiều công dụng đó.

Cách dùng: Đun sôi lá lốt với nước, để hơi âm ấm (mẹ đưa tay vào thử trước nhé) rồi cho tay, chân bé vào ngâm, liên tục trong nửa tháng, mồ hôi trộm sẽ được giảm bớt rất nhiều.

3. Dùng lá dâu tằm

Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ
Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng lá dâu tằm

Dâu tằm trong Đông y được cho là vị thuốc quý với vị ngọt đắng, tính hàn vào kinh can, phế, thận. Điều đặc biệt là tất cả các bộ phận của cây dâu tằm đều có thể sử dụng làm thuốc chữa các bệnh như ra mồ hôi trộm và đái dầm ở trẻ, chữa đau nhức xương khớp, chữa ho, tiêu đờm, bổ gan thận,…

Cách dùng: Đun lá với nước cho con uống liên tục trong 5-7 ngày.

Ngoài ra, cha mẹ cũng thắc mắc trẻ ra mồ hôi trộm tắm lá gì thì câu trả lời là lá dâu tằm. Mẹ cũng có thể cho bé tắm nước lá dâu tằm đun sôi sẽ giúp giảm tình trạng ra mồ hôi trộm.

Dâu tằm cũng được sử dụng như Mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh mẹ nên bỏ túi ngay nhé!

4. Dùng nước đậu đen

Trong đậu đen có nhiều chất xơ, protein, chất chống oxy hóa, vitamin A, beta carotene,… Chính vì vậy mà đậu đen được tin dùng làm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng và cũng như áp dụng làm mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.

Cách dùng: Rang chín đậu đen rồi cho vào nồi đun cùng long nhãn, táo tàu, sau đó chia nhỏ phần nước sau khi đun xong làm nhiều phần nhỏ cho bé uống trong ngày.

5. Cháo trai

Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ
Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng cháo trai

Với những trẻ ăn dặm thì đây là mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

Cách nấu cháo trai: 100g con trai đã luộc chín, nặn hết ruột bẩn, thái nhỏ. Sau đó cho trai vào xào thơm. Lấy nước luộc trai để nấu cháo.

Cháo nhừ cho trai vào và nấu sôi, cuối cùng thêm một chút lá dâu. Cho bé ăn 2 lần/ngày và ăn cách ngày liên tục trong 3 ngày sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ.

6. Canh chua cá lóc

Cá lóc là thực phẩm cung cấp lượng lớn các axit amin có lợi cho cơ thể, cải thiện sự phát triển các mô, chữa lành vết thương. Trong cá lóc có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, omega-3, lipid,… Cá lóc thường được dùng làm thuốc đông y và chữa bệnh vì có tác dụng chống vi trùng, kháng viêm, tăng sinh tế bào.

Bạn có thể nấu cá lóc với bạc hà, thơm, cà chua,… để tạo thành món canh chua hấp dẫn cho bé ăn cùng cơm, cải thiện tình trạng mồ hôi trộm.

7. Tắm nắng

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh sẽ vừa giúp tổng hợp vitamin D vừa làm cho bé không còn đổ mồ hôi trộm nữa. Đây cũng là lý do đôi khi triệu chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh cũng được xem là dấu hiệu cảnh báo trẻ thiếu vitamin D.

Thời điểm cho trẻ tắm nắng thích hợp nhất là từ 6h30 – 7h30 buổi sáng mùa hè. Vào mùa mưa, lạnh, bạn có thể tắm nắng cho bé muộn hơn một chút, khoảng từ 9-10h sáng. Mẹ chỉ nên cho bé tắm nắng khoảng từ 15-30 phút. Nơi tắm nắng cần tránh gió lùa để hạn chế bé bị nhiễm lạnh.

Lưu ý về cách phơi từng bộ phận của trẻ cách lần lượt như sau: Đầu tiên là lưng, sau đó đến chân, bụng, và cuối cùng là những bộ phận khác, ngoại trừ phần đầu. Khi tắm nắng nhớ che mắt và bộ phận sinh dục của bé lại.

Khi nào mồ hôi trộm là triệu chứng đáng lo?

Mẹ cần đưa bé đến bác sĩ thăm khám nếu nhận thấy những dấu hiệu sau:

1. Dấu hiệu bệnh tim

Nếu trẻ đổ mồ hôi nhiều khi đang ăn hoặc ngồi chơi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim.

Ngoài ra, nếu da trẻ tím tái khi khóc hoặc ăn đều đặn mà trẻ không tăng cân mẹ cũng nên nghĩ đến bệnh lý này. Trẻ nhỏ mắc bệnh tim thường đổ mồ hôi thường xuyên vì tim phải làm việc nhiều để bơm máu một cách hiệu quả.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé ra mồ hôi trộm không sốt: Nguyên nhân và cách phòng tránh

2. Chứng đổ mồ hôi quá nhiều (Hyperhidrosis)

Trẻ bị đổ mồ hôi quá nhiều kể cả khi phòng điều hòa có thể trẻ đã bị chứng Hyperhidrosis, tức là đổ mồ hôi nhiều vượt quá mức cơ thể cần để duy trì nhiệt độ bình thường.

Ngoài ra, trẻ ra mồ hôi trộm quá nhiều có thể do rối loạn ở hệ thống thần kinh, gặp vấn đề về thở, tuyến giáp hoạt động quá nhiều hay rối loạn gen. Mẹ nên cho con đi khám bác sĩ nếu thấy bé có triệu chứng toát mồ hôi khác thường.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Cold-induced sweating syndrome
https://medlineplus.gov/genetics/condition/cold-induced-sweating-syndrome/
Ngày truy cập: 08/01/2022

2. Night sweats
https://www.nhs.uk/conditions/night-sweats/
Ngày truy cập: 08/01/2022

3. Night sweats in children: prevalence and associated factors
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21427123/
Ngày truy cập: 08/01/2022

4. Diagnosing Night Sweats
https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2003/0301/p1019.html
Ngày truy cập: 08/01/2022

5. Night Sweats
https://www.sweathelp.org/home/night-sweats.html
Ngày truy cập: 08/01/2022

x