của bé
Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Ngoài ra, bệnh tay chân miệng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác như thủy đậu, viêm da mủ
Vào mùa nắng nóng, đa số trẻ em dễ mắc các bệnh tay chân miệng. Bệnh tay chân miệng có thể dẫn tới tử vong với các biến chứng nghiêm trọng như: viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp

Một số bệnh thường gặp ở bé vào mùa hè Mùa hè, trời chợt nắng, chợt mưa, chợt nóng, chợt lạnh, là thời tiết khắc nghiệt đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng bệnh, bé sẽ không bị nhiễm các bệnh lây lan vào mùa hè. Các mẹ hãy cùng Marry Baby tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở bé vào mùa hè nhé.
Vì sao tay bệnh tay chân miệng lại có thể gây tử vong?
- Khó phát hiện bệnh: Khi mới phát bệnh, biểu hiện sớm nhất là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, cơ thể sẽ xuất hiện những vết loét ở miệng, các bóng nước trên da và trong một số trường hợp còn có các đốm hồng ban. Chính những biểu hiện này khiến không ít các bậc phụ huynh nhầm tưởng là trẻ đang mắc phải các căn bệnh thông thường như thủy đậu, viêm da mủ. Thậm chí nhiều người cứ ngỡ là trẻ chỉ bị dị ứng, nổi đẹn thông thường. Chính suy nghĩ lệch lạc này dẫn đến việc họ tự ý dùng thuốc mà không đưa trẻ đi khám bệnh.
- Gây ra những biến chứng nguy hiểm: Các biến chứng thường gặp là: viêm màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh. Ngoài ra, các biến chứng này có thể phối hợp với nhau trên cùng một bệnh nhân. Bệnh diễn tiến rất nhanh và nguy cơ gây tử vong là rất cao.
- Bệnh diễn tiến rất nhanh: Từ những vết loét hay bóng nước, trẻ sẽ cảm thấy bứt rứt, rung giật cơ. Nếu để lâu sẽ trẻ sẽ yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh dẫn đến co giật hôn mê thậm chí làm suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, tùy mạch và gây tử vong. Do dấu hiệu bệnh khó phát hiện và bệnh tiến triển nhanh nên không ít trường hợp các ca nhập viện đã trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm.
- Dễ lây lan: Bệnh thường gặp phải ở trẻ dưới 3 tuổi và lây lan rất nhanh từ người sang người, hoặc thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, nước bọt, đồ chơi hoặc chất dịch trong các nốt bọng nước của người bệnh. Vi-rút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc. Đến nay đã phát hiện thêm nhiều ca mắc bệnh là người lớn vì thế cần nâng cao cảnh giác và tăng cường giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống.
- Chưa có vắc-xin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu: Hiện tại vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh tay-chân-miệng. Việc điều trị bệnh chủ yếu là điệu trị triệu chứng: giảm đau, hạ sốt, tăng sức đề kháng cơ thể.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh!
Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành. Các biện pháp phòng ngừa là:
- Người lành, đặc biệt là trẻ em nên hạn chế tiếp xúc với người mang bệnh nếu không thật sự cần thiết.
- Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng.
- Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.
- Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có chlor.
- Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch.
- Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho.
- Cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động
- Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.
- Khi thấy trẻ có dấu hiệu: trẻ khó ngủ, quấy khóc liên tục, hay giật mình, lúc thức hay nói nhảm, hoảng hốt lúc thiu thiu ngủ, sốt cao các chi, run và co giật, nôn ói nhiều thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.

Kiến thức căn bản về bệnh tay chân miệng cha mẹ cần biết Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Ngoài ra, bệnh tay chân miệng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác như thủy đậu, viêm da mủ
Trong trường hợp chăm sóc trẻ bị bệnh, các bật phụ huynh cần chú ý:
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đối với người lớn cần rửa tay sau khi thay tã, mặc tả cho trẻ, sau khi dọn dẹp phân, nước tiểu của trẻ. Ngoài ra,trước khi chăm sóc một trẻ khác người lớn cũng phải rừa tay thật sạch.
- Cho trẻ súc miệng mỗi ngày, chăm sóc da bằng cách tắm nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bóng nước hay trầy xước da, thay quần áo sạch hàng ngày
- Cắt ngắn móng tay, đeo bao tay cho trẻ để giảm tổn thương da do gãi ngứa.
- Cần rửa thật sạch đồ chơi, chén, muỗng, ly, đồ dùng của trẻ. Lau chùi, khử trùng sàn nhà, nhà vệ sinh bằng xà bông hoặc cloramine khi có phân, nước tiểu của trẻ dây ra. Khi trẻ bị bệnh, cần cho trẻ nghỉ học, cách ly và đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Thực hiện ăn chín uống sôi.
- Nên cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, giữ ấm và cho uống nhiều nước như nước sôi để nguội, nước trái cây, nước canh, nước cháo,…
- Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Như vậy, những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan, tàu hủ đường,… Nếu trẻ ăn kém, nên cho trẻ ăn nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra.
- Cần chú ý muỗng dùng để đút cho trẻ nên tránh những loại có cạnh sắc bén, để không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm bé đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.
- Không cần kiêng cữ gió và ánh sáng.
Kinh Lâm

Rạn da khi mang thai - Vết dấu của tình yêu thương vĩ đại 80% mẹ bầu bị rạn da khi mang thai. Mỗi ngày cùng với sự lớn lên của con, những vết rạn xuất hiện như chứng tích của tình yêu thương và hạnh phúc làm mẹ.
-
7 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinhĐể phòng bệnh ngoài da nên giữ bé luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên, vệ sinh, rửa sạch, kỹ càng cho trẻ mỗi lần thay tã,...
-
Bé dễ bị bệnh ngoài da nào vào mùa nắng nóng?Các bệnh ngoài da tuy không có nguy hiểm nghiêm trọng nhưng sẽ khiến bé cảm thấy bứt rứt, khó chịu và quấy khóc
-
Trẻ bị sốt nên làm gì?Đừng tự ý cho bé uống thuốc, vì bé còn quá nhỏ, rất nguy hiểm khi cho bé uống sai liều, và thuốc có thể che giấu các dấu hiệu bệnh của bé, khiến bác sĩ khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh.
-
Bệnh thủy đậu (trái rạ)Bệnh thủy đậu có thể tự khỏi, nhưng cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu bạn không biết cách chăm sóc bé. MarryBaby xin chia sẻ với bạn một số lưu ý để tránh những biến chứng đáng tiếc.
-
Bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trịNhững dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ khó nhận biết. Do đó, nhiều người đã không chú ý đến những biểu hiện trầm cảm của con. Và theo thời gian, bệnh trầm cảm sẽ để lại những hậu quả tâm lý...
Trầm cảm sau sinh là căn bệnh thường hay gắn liền với phụ nữ, đặc biệt nhất đối với người lần đầu làm mẹ. Theo đó, người mẹ sẽ trải qua hàng loạt những cảm xúc như hạnh phúc, vui mừng, lo lắng, buồn rầu, khóc lóc kéo dài…
Trầm cảm sau sinh từ sự vô tâm của chồng
-
Bé sơ sinh cần được bổ sung canxi đúng cáchCanxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu...
-
Miền Bắc rét đậm đến Tết Nguyên đán,...Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ nay đến Tết...
-
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt...
-
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó, mẹ bầu...
-
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ...
-
Giới underground Hà Nội hội ngộ khoe...Trên trang cá nhân, Emily chia sẻ những hình ảnh vợ chồng cô họp mặt với rất...
-
Giỗ tổ Hùng Vương và lễ 30-4, 1-5 người...Theo thông báo của Bộ LĐ-TB-XH về việc nghỉ lễ, tết năm 2019, người lao động...
-
Công chúng Anh chỉ trích thời trang bầu...Thời trang bầu của Meghan Markle rất tôn dáng, sang trọng và tinh tế. Tuy...
-
Đây là lý do, Lâm Khánh Chi quyết định...Hình ảnh cận mặt đáng yêu của quý tử đầu lòng nhà "mỹ nhân chuyển giới" Lâm...
-
Con gái mỹ nhân đẹp nhất Philippines...Marian Rivera và tài tử Dingdong Dantes đã tổ chức tiệc đón chào đứa con thứ...
Dư Thị Lương
Đợt bé nhà mình bị uống ddc ít sữa nào thì uống thôi
Thanh Huệ
Thường nếu có dịch bênh các trường mầm non phải đóng cửa để tẩy rửa đồ dùng đồ chơi. Thiết nghĩ phụ huynh cũng cần phải thường xuyên để ý làm sạch đồ chơi của các con ở nhà.
Đỗ Dự
Nhiều loại bệnh quá, tội cho các con thôi.
Nên ghi nhớ bài viết này để chăm sóc con thật kỹ