của bé
Chia sẻ cùng mẹ kinh nghiệm đối phó với 2 chứng bệnh đường tiêu hóa dễ gặp ở trẻ sơ sinh là táo bón và viêm ruột.
Táo bón ở trẻ sơ sinh và những thay đổi trong chế độ ăn uống
Khi bé bắt đầu ăn dặm trong giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi cũng là lúc những cơn đau bụng đầu tiên liên quan đến thức ăn xuất hiện. Chẳng hạn, đậu có thể làm bé đầy hơi trong những ngày đầu tiên bé bắt đầu thử ăn thức ăn đặc, nhưng đây chỉ là tình trạng tạm thời.
Vấn đề dạ dày phổ biến nhất với những bé bắt đầu ăn dặm là chứng táo bón. Táo bón ở trẻ sơ sinh được định nghĩa là bé không đi tiêu trong vòng 2-3 ngày. Sau đó chỉ đi dưới dạng phân cứng nhỏ. Nếu bé gặp phải tình trạng trên ở giai đoạn đầu ăn dặm, đây không phải là triệu chứng đáng lo ngại. Sau một vài tuần, hệ thống tiêu hóa của bé sẽ tự điều chỉnh theo những thay đổi trong chế độ ăn uống. Bé sẽ bắt đầu đi tiêu thường xuyên hơn.
Nếu bé ăn thức ăn đặc hay các thức ăn rắn, bạn có thể giúp bé bằng cách cho bé ăn những thức ăn giúp nhuận tràng như mơ, lê, mận và cắt giảm những loại có khả năng gây táo bón ở trẻ sơ sinh như chuối, táo, cà rốt, gạo và bí. Ngoài ra, uống nhiều nước cũng có thể giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
Tập thể dục cũng là một biện pháp kích thích ruột hoạt động và góp phần trị bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh. Thử đặt bé nằm thẳng và cho bé làm động tác đạp chân như đang đi xe đạp.
Viêm ruột và dạ dày
Nôn ói hay tiêu chảy đi kèm đau bụng là những dấu hiệu điển hình của viêm ruột và dạ dày. Viêm ruột – dạ dày mô tả tình trạng dạ dày và ruột bị viêm do virus hoặc vi khuẩn. Virus là thủ phạm phổ biến nhất, bao gồm rotavirus, adenovirus, calicivirus, và astrovirus.
Viêm ruột – dạ dày cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn như: Salmonella, Shigella, Staphylococcus, Campylobacter, hoặc E. coli. Cũng có trường hợp viêm ruột – dạ dày là do ký sinh trùng như Giardia gây nên.
Các triệu chứng cúm dạ dày của bé sẽ tùy theo mức độ, có thể kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Nếu bé bị nôn mửa hay tiêu chảy, sốt cùng với cảm giác mất ngon miệng có thể nhanh chóng dẫn đến tình trạng mất nước.
Điều quan trọng nhất là ba mẹ cần cho bé uống nhiều chất lỏng như sữa bột hoặc sữa mẹ trong khi chiến đấu với bệnh. Bạn cũng có thể cho bé uống từng ngụm nhỏ dung dịch điện giải để thay thế chất lỏng, khoáng chất và muối bé đã bị mất. Nếu bé có dấu hiệu nghiêm trọng của tình trạng mất nước, cần đưa bé đến phòng cấp cứu ngay để các bác sĩ can thiệp y tế.
Sau khi tình trạng đã khá hơn, bạn có thể cho bé trở lại chế độ ăn uống bình thường kể cả thức ăn đặc nếu bé đã bắt đầu ăn dặm. Nên tránh thức ăn nhiều chất béo.
-
Đau bụng ở trẻ sơ sinh: Dị ứng sữa hoặc bất dung nạp đường lactoseTuy không phải là những vấn đề bệnh lý nguy hiểm, tình trạng dị ứng sữa hoặc bất dung nạp đường lactose lại ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh.
-
Trẻ hay quấy khóc có đáng lo ngại hay không?Chuyện quấy khóc do đau bụng ở trẻ sơ sinh tưởng như bình thường, nhưng đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề mà ba mẹ cần chú ý.
-
Cách xử lý khi bé bị đau bụngTin tốt là hầu hết trẻ đều hết bị đau bụng từ 4 tháng tuổi nhưng tin xấu là các triệu chứng đau bụng khiến bé trở nên khó chịu và quấy khóc suốt ngày
-
Đau bụng ở trẻ sơ sinh: Trào ngược dạ dàyTrào ngược dạ dày là một vấn đề tiêu hóa phổ biến ở trẻ sơ sinh và thường tự khỏi khi bé được 2 tuổi. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, tình trạng trào ngược sinh lý đã trở thành bệnh lý.
-
Ứng phó với bệnh đau bụng ở trẻ sơ sinhBiểu hiện của đau bụng ở trẻ sơ sinh là ba giờ khóc mỗi lần, ít nhất ba lần một tuần, kéo dài trong ít nhất ba tuần - thường bắt đầu giữa tuần tuổi thứ ba và thứ sáu. Những cơn đau bụng thường...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
trẻ con mà bị viêm ruột thì nguy hiểm lắm
Thiên AN
Cái này thì mình biết này, nguy hiểm lắm
Lương
Con bị như thế này thương lắm
Thiên AN
con cứ có bệnh là mẹ thương lắm bạn à
Van Thuy
Mình sợ nhất là khi còn gặp tình trạng này, còn khó chịu mà mẹ cũng mệt.
Thiên AN
Đúng rồi bạn, con ốm là mẹ vừa mệt tinh thần lẫn thể xác
Ngoc Xuyen Tran
May mắn bé nhà mình đã ko gặp tình trạng này!
Thiên AN
không phải bé nào cũng ốm vậy đâu bạn ạ. hix