Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 09/09/2020

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em, căn bệnh lạ lùng khiến nhiều mẹ hoang mang

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em, căn bệnh lạ lùng khiến nhiều mẹ hoang mang
Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là tình trạng không hiếm gặp. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn chưa hiểu rõ ràng về căn bệnh này dẫn đến tâm lý hoang mang, lo lắng và chăm sóc trẻ sai cách làm cho bệnh lâu khỏi. Hãy đồng hành cũng MarryBaby để nắm được những thông tin […]

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là tình trạng không hiếm gặp. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn chưa hiểu rõ ràng về căn bệnh này dẫn đến tâm lý hoang mang, lo lắng và chăm sóc trẻ sai cách làm cho bệnh lâu khỏi. Hãy đồng hành cũng MarryBaby để nắm được những thông tin chính xác về bệnh tổ đỉa ở trẻ em, mẹ nhé!

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Bệnh tổ đỉa có thể xảy ra với trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào. Trẻ em bị tổ đỉa thì ở trên da sẽ xuất hiện các nốt mụn nước li ti tập trung thành mảng gây khó chịu, khiến trẻ thường xuyên quấy khóc. Mẹ cần kịp thời phát hiện và có cách điều trị thích hợp để tránh ảnh hưởng xấu đến tinh thần và sức khỏe của con yêu.

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là gì?

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là một loại bệnh viêm da thường xảy ra với các bé dưới 2 tuổi. Căn bệnh này có thể gây kích ứng da, nổi mụn nước và phát ban ngứa. Theo thời gian, mụn nước này trở nên cứng hơn rồi xẹp dần tạo thành những mảng da sần sùi có màu hơi vàng.

Trẻ mắc bệnh tổ đỉa thường rất khó chịu, biếng ăn và cảm sốt nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý lẫn sức khỏe. Nếu mẹ không phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời thì vết viêm nhiễm trên da của trẻ sẽ lan rộng kéo theo hàng loạt các biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng hơn là trẻ có nguy cơ mắc bệnh viêm mô tế bào và nổi hạch bạch huyết.

Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa ở trẻ em, cụ thể như:

  • Do yếu tố di truyền: Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh tổ đỉa thì nguy cơ trẻ bị bệnh tổ đỉa cũng cao hơn so với bình thường và có thể tái phát bệnh nhiều lần.
  • Dị ứng thời tiết: Các chuyên gia tin rằng những trẻ có cơ địa bị dị ứng thời tiết thì sẽ dễ mắc bệnh tổ đỉa hơn. Đặc biệt là những lúc chuyển mùa, khi thời tiết trở nên hanh khô ẩm mốc thì làn da của con rất dễ bị kích ứng.
  • Dị ứng thực phẩm: Không có loại thực phẩm nào gây ra bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, một số thực phẩm khi ăn vào có thể khiến tình trạng bệnh chuyển nặng hơn nếu trẻ đã mắc bệnh. Một số loại thực phẩm liên quan đến bệnh tổ đỉa bao gồm sữa bò, trứng, sản phẩm từ đậu nành, cá và động vật có vỏ.
  • Một số nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh tổ đỉa ở trẻ em như: trẻ có cơ địa nhạy cảm khi tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật… hoặc trẻ bị dị ứng với nhiều loại hóa chất có trong bột giặt, sữa tắm… cũng dễ bị mắc bệnh tổ đỉa.

Triệu chứng của bệnh tổ đỉa ở trẻ em

tắm cho trẻ

Khi trẻ có triệu chứng của bệnh tổ đỉa thì trên da sẽ hình thành nhiều mụn nước nhỏ li ti, màu trắng đục và có chứa đầy dịch. Mụn nước này mọc thành từng đám trên bàn tay, bàn chân, nách, bẹn của trẻ và gây ngứa ngáy khó chịu. Sau một thời gian, mụn này khô rồi xẹp xuống sẽ chuyển sang màu vàng, sờ vào có cảm giác khô cứng nổi lên bề mặt da.

Trẻ bị tổ đỉa thường xuyên bị ngứa da nên rất hay gãi khiến cho da bị tấy đỏ, lở loét và bệnh có nguy cơ lan rộng hơn. Dấu hiệu của bệnh tổ đỉa ở trẻ em chuyển biến nặng hơn nếu bạn thấy các nốt ngứa trên da trẻ chuyển sang màu trắng đục, sưng tấy kèm theo hiện tượng sốt cao. Mẹ cần lưu ý vì vi khuẩn có thể đã xâm nhập sâu vào bên trong gây nhiễm trùng, nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của con.

Trẻ mắc bệnh tổ đỉa còn thường hay quấy khóc, bỏ ăn vì vết ngứa gây khó chịu. Nếu diễn ra trong thời gian dài, con sẽ bị biếng ăn, sụt cân… khiến mẹ cũng rất vất vả để chăm sóc.

Cách chữa bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa, bạn cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Thông thường, để chữa bệnh tổ đỉa ở trẻ em, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bé để kê đơn thuốc thích hợp như thuốc làm dịu da, thuốc kháng sinh (nếu trẻ bị nhiễm trùng), kem dưỡng ẩm… Trẻ nhỏ vốn có làn da mỏng manh và sức đề kháng yếu nên bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về chữa bệnh cho trẻ mà không hỏi qua ý kiến bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc sẽ gây ảnh hưởng xấu và có thể làm bệnh chuyển biến nặng hơn.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bệnh tổ đỉa

Trẻ bị bệnh tổ đỉa cần được chăm sóc đúng cách để ngăn chặn những tổn thương lan rộng trên da. Vì vậy, khi chăm sóc con, mẹ cần lưu ý một số điều sau nhé:

  • Thường xuyên bổ sung thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng trong chế độ ăn của trẻ. Đặc biệt là thực phẩm có chứa nhiều vitamin C như ớt chuông, cải xoăn, súp lơ, quả dâu tây, quả dứa, xoài… đều rất cần thiết vì sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để cấp ẩm cho da. Với trẻ đang bú mẹ, bạn nên tích cực cho bú nhiều hơn để con nhanh khỏi bệnh.
  • Mẹ hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn có chứa nhiều đường, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu nành… có thể làm bệnh tổ đỉa trở nặng hơn.
  • Cắt tỉa móng tay, móng chân thường xuyên cho con để ngăn chặn tình trạng trẻ gãi ngứa gây trầy xước và làm da tổn thương.
  • Cho con mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Lựa chọn sữa tắm không chứa hóa chất để tránh gây kích ứng da cho trẻ.
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa gọn gàng, thoáng mát để tránh những tác nhân dị ứng gây ra bệnh tổ đỉa ở trẻ em như phấn hoa, lông động vật…
  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để điều trị bệnh và cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc hoặc điều trị bệnh tổ đỉa cho trẻ theo những phương pháp không có căn cứ khoa học.

Hy vọng những thông tin về bệnh tổ đỉa ở trẻ em trên đây sẽ giúp bạn nhận biết và có cách chăm sóc bé tốt hơn. Bạn không cần phải quá lo lắng nếu trẻ mắc bệnh này, quan trọng nhất là hãy đưa trẻ đi thăm khám để điều trị kịp thời nhé!

Hoa Hồng

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x