của bé
Bệnh thương hàn là do trực khuẩn salmonella gây nên. Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt bệnh thương hàn ở trẻ em lại càng tiến triển nặng hơn, do cơ thể bé còn non yếu và sức đề kháng kém.
Nội dung bài viết

Bệnh thương hàn ở trẻ em: Hãy chữa sớm cho bé, không thì con nguy mẹ ơi!
Bệnh thương hàn là do trực khuẩn salmonella gây nên. Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt bệnh thương hàn ở trẻ em lại càng tiến triển nặng hơn, do cơ thể bé còn non yếu và sức đề kháng kém.
Để hiểu thêm bệnh thương hàn ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng gì, và những phương pháp điều trị bệnh sao cho đúng cách, bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Bệnh thương hàn ở trẻ em là gì?
Bệnh thương hàn là bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan mạnh và bùng phát thành dịch. Vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn lây lan từ người sang người qua các con đường ăn uống hoặc tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm khuẩn.
Trẻ em trong giai đoạn đầu đời thường có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu nên đây là giai đoạn dễ mắc bệnh thương hàn nhất.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh thương hàn ở trẻ nhỏ đó chính là sự thiếu cẩn thận và chu đáo trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Cụ thể:
- Do thực phẩm ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn nên dẫn đến nhiễm khuẩn thương hàn cho trẻ.
- Bên cạnh đó, thương hàn còn có thể lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp, hay tiếp xúc với chất thải, đồ dùng bị nhiễm khuẩn từ người bệnh.
Triệu chứng cảm thương hàn ở trẻ em
Các triệu chứng của bệnh cảm thương hàn theo từng giai đoạn. Do đó, ba mẹ cần nắm rõ các triệu chứng thường liên quan đến bệnh cảm thương hàn ở trẻ em dưới đây:
1. Thời gian ủ bệnh
Khi trẻ mắc bệnh cảm thương hàn thì thời gian ủ bệnh khoảng 3-21 ngày, trung bình từ 7 ngày đến 14 ngày. Ở giai đoạn đầu tiên này gần như bệnh không có biểu hiện lâm sàng nào.
2. Thời gian bệnh khởi phát
Trong giai đoạn này, các trực khuẩn thương hàn xâm nhập vào máu và tiêu diệt các tế bào nội mô tại gan, lách, tủy xương. Trong quá trình tiêu diệt, vi khuẩn sẽ tạo ra các phản ứng hóa học và sinh các chất trung gian gây các biểu hiện lâm sàng rõ nét, gồm:
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao tăng theo mức độ từng ngày và kéo dài từ 3-5 ngày
- Đau đầu, đau bụng ở vị trí dạ dày
- Mệt mỏi, biếng ăn, sụt cân
- Xuất hiện chảy máu cam kèm theo hiện tượng táo bón hoặc tiêu chảy
3. Thời kỳ bệnh toàn phát
- Từ tuần thứ 2 và kéo dài từ 2-3 tuần. Biểu hiện của bệnh lúc này là rõ nhất.
- Sốt liên tục và sốt cao. Rét run từng cơn và đổ mồ hôi chỉ gặp ở 1/3 trường hợp.
- Có dấu hiệu nhiễm độc toàn thân nặng: Môi khô, má đỏ, lưỡi bẩn, bệnh nhân không tỉnh táo rồi chuyển dần thành hôn mê.
- Đi ngoài phân lỏng nhiều lần (5-6 lần/ngày).
- Loét vòm hầu họng.
4. Thời kỳ lui bệnh
Nếu bệnh không có biến chứng gì thì thời kỳ lui bệnh vào tuần thứ 3-4. Bệnh nhân sẽ hạ sốt, các triệu trứng từ từ thuyên giảm và dần phục hồi.
Biến chứng của bệnh thương hàn ở trẻ em
Cảm thương hàn là một trong những bệnh dễ gặp và nguy hiểm hàng đầu ở trẻ em. Nếu được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách, thương hàn có thể dứt điểm sau khoảng 5 ngày phát bệnh.
Thế nhưng, khi mắc bệnh thương hàn kéo dài mà không có sự can thiệp chữa trị thì dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Dưới đây là một số biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra với trẻ, ba mẹ nên nhận biết sớm để tránh gây ra những hối tiếc về sau:
- Trẻ bị xuất huyết tiêu hóa
- Thủng ruột, nguy hiểm nhất là thủng ruột tiềm tàng, khó chẩn đoán
- Viêm cơ tim, trụy tim mạch
- Viêm não…
Cách điều trị thương hàn ở trẻ em
1. Điều trị theo chỉ định từ bác sĩ
Nếu nghi ngờ con yêu đang có những triệu chứng của bệnh thương hàn ở trẻ em, bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám ngay để được chẩn đoán, điều trị đúng cách và kịp thời.
Để trị bệnh thương hàn ở trẻ em, bác sĩ sẽ kê cho bé một số loại thuốc kháng sinh nhất định để tiêu diệt các vi khuẩn. Bé sẽ cần dùng đến thuốc trong thời gian tối đa 2 tuần để điều trị bệnh.
Bạn không nên tự ý mua các loại kháng sinh cho bé bởi chỉ có bác sĩ mới đảm bảo em bé đang được sử dụng loại thuốc phù hợp và đúng liều lượng dựa trên tuổi, cân nặng và tình trạng sức khỏe.
Bé nhỏ bị bệnh nếu bỏ bú sữa và ăn, ba mẹ nên đưa con nhập viện để được truyền dịch, kháng sinh cũng như chất dinh dưỡng.

Bệnh u não ở trẻ em sẽ chữa được nếu mẹ điều trị kịp thời cho con U não ở trẻ em hình thành từ các tế bào phát triển bất thường trong não. Khối u có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể nếu làm tăng áp lực lên các khu vực não. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể chữa được nếu mẹ điều trị kịp thời cho con.
2. Điều trị bệnh thương hàn ở trẻ em tại nhà
Ngoài việc chữa trị bệnh cho bé theo chỉ định từ bác sĩ, ba mẹ cũng nên kết hợp điều trị bệnh tại nhà cho con để bé nhanh chóng khỏi bệnh.
Bổ sung nước lọc hàng ngày: Đối với những bé trên 6 tháng, ba mẹ cần nên bổ sung nước lọc cho con. Đối với những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, bạn nên cho con uống sữa để nhanh hồi phục sức khỏe.
Đối với vấn đề ăn uống: Khi đang sốt, cho bé ăn thức ăn lỏng như sữa, nước súp, nước trái cây. Khi hết sốt, cho ăn nửa lỏng, nửa đặc như cháo thịt, mì, cơm nát trong 7 ngày, rồi sau đó cho ăn chế độ bình thường.
Cho bé nghỉ ngơi nhiều: Đây là biện pháp giúp bé nhanh lấy lại sức và cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: Là khâu rất quan trọng để đẩy lùi bệnh thương hàn ở trẻ. Bạn không chỉ cần vệ sinh cơ thể trẻ hàng ngày mà còn giữ vệ sinh phòng ngủ của bé cũng như đảm bảo nguồn thức ăn và nước uống của con.
Bệnh cảm thương hàn ở trẻ em nếu được phát hiện và kịp thời chữa trị đúng cách sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Để phòng ngừa bệnh cho trẻ, tốt nhất bạn nên đưa con đi tiêm phòng vắc xin thương hàn trong độ tuổi phù hợp nhằm hạn chế tối đa mắc bệnh và đảm bảo an toàn cho bé luôn phát triển khỏe mạnh.
Ngọc Hoa
Nguồn: https://kidshealth.org/en/parents/typhoid.html
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/typhoid-fever/symptoms-causes/syc-20378661
https://www.kidshealth.org.nz/typhoid-fever
-
Các bệnh về lưỡi ở trẻ em: Mẹ biết rõ để phòng ngừa cho con tốt hơnTrẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng có khả năng cao mắc các bệnh liên quan đến khoang miệng, cụ thể là các bệnh về lưỡi. Các bệnh về lưỡi ở trẻ em thường gặp nhất là viêm lưỡi bản đồ, viêm...
-
Bệnh sởi ở trẻ em: Mẹ không chữa sớm, con có thể gặp nhiều biến chứngBệnh sởi ở trẻ em ít gây tử vong nhưng mẹ không nên chủ quan trong việc điều trị bởi bệnh có thể gây ra những biến chứng khó lường.
-
Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em: Mẹ hãy chữa trị cho con đúng cách để bé có nụ cười đẹpNếu mẹ biết nguyên nhân gây ra bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em, bạn sẽ khắc phục được những tổn thương trên răng của con để bé tự tin có nụ cười đẹp.
-
Bệnh lang trắng ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị mẹ cần biếtBệnh lang trắng ở trẻ em thường khiến bé cảm thấy ngứa châm chích và có thể lan rộng ra các vùng da khác. Bệnh không nguy hiểm nhưng làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của bé. Vậy mẹ đã biết cách...
-
Bệnh máu trắng ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trịBệnh máu trắng là một dạng ung thư máu thường gặp ở trẻ em. Bệnh xảy ra do tế bào bạch cầu không phát triển hoàn chỉnh và sản sinh với tốc độ rất nhanh, lấn át sang các tế bào phát triển khỏe mạnh...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Ăn gì dễ sảy thai nhất? Mẹ bầu cần biết...Chế độ ăn uống rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần trang bị đầy...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!