của bé
Bệnh Celiac còn được biết đến với tên gọi bệnh dị ứng gluten có thể bé cưng của mẹ phải tránh một số thực phẩm giàu dinh dưỡng trong suốt khoảng thời gian dài. Vì nếu chẳng may nếm thử thôi cũng đủ gây ra khó chịu khiến mẹ đứng ngồi không yên.
Nội dung bài viết
Trong các bệnh liên quan đến đường ruột ở trẻ em bệnh Celiac là một bệnh tiêu hóa điển hình gây tổn thương ruột non và gây cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Trẻ bị mắc không thể dung nạp gluten,một loại protein phổ biến có trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch.
Nếu mẹ không sớm phát hiện ra các triệu chứng, trong giai đoạn trẻ ăn dặm để bé thưởng thức những thực phẩm chứa gluten, hệ miễn dịch của trẻ sẽ tấn công niêm mạc ruột non. Gluten không được tiêu hóa sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột.
Nguyên nhân phổ biến
Có 2 nguyên nhân chính tác động trực tiếp gây ra bệnh là do yếu tố di truyền hoặc đến từ môi trường, tức là bé tiếp xúc với yếu tố kích hoạt. Thông thường, nếu là do di truyền trẻ sẽ có những biểu hiện sớm sau khi sinh sau đó phát triển thành những dấu hiệu rõ rệt khi tiếp xúc với thực phẩm chứa gluten.

Bệnh dị ứng gluten có thể xuất hiện từ sau sinh và “bám” trẻ tới khi trưởng thành
Bệnh Celiac khác so với tình trạng dị ứng với lúa mì. Các dị ứng xảy ra khi các yếu tố khác nhau của hệ miễn dịch bị kích hoạt bởi lùa mì, gây nên các triệu chứng dị ứng như phát ban và thở rít.
Dấu hiệu nhận biết
Khi bé gặp các vấn đề về đường ruột, dấu hiệu nhận đặc trưng:
- Trẻ bị tiêu chảy
- Bé chán ăn
- Chướng bụng hoặc bị đau bụng thường xuyên
- Giảm cân hoặc khí tăng cân
Mẹ cần biết rằng những triệu chứng này có thể bắt đầu ở bất kỳ độ tuổi nào, từ trẻ sơ sinh cho đến khi trưởng thành, bất kỳ khi nào ăn thực phẩm chứa gluten.
Một số ít trường hợp, trẻ không có dấu hiệu nào phổ biến nhưng lại có vấn đề về cân nặng, chậm phát triển, thiếu máu, thiếu sắt, phát ban hoặc các vấn đề nha khoa. Ở trẻ lớn hơn, các triệu chứng có thể bao gồm táo bón hoặc tiêu chảy, đi ngoài phân mỡ, đầy hơi, chướng bụng.
- Các triệu chứng về da: Các triệu chứng bao gồm ngứa, nổi mụn nước ở khuỷu tay, đầu gối, mông, lưng dưới, mặt, cổ, thân mình, đôi khi còn trong khoang miệng .
- Vấn đề răng miệng: Đó là những vấn đề khi trẻ thay răng vĩnh viễn bao gồm men răng ngả vàng hoặc có những đốm nâu, rãnh hoặc hố trên răng.
Ngoài ra bệnh Celiac có thể gây nên các triệu chứng nhẹ và mơ hồ như mệt mỏi, thiếu máu thiếu sắt trong giới hạn hoặc thấp bé hơn các bạn cùng độ tuổi. Một khi trẻ được xác định mắc bệnh Celiac sau sinh thiết da hoặc ruột, cách điều trị duy nhất là hoàn toàn loại bỏ gluten trong chế độ ăn.
Điều trị bệnh Celiac
Để điều trị dứt điểm bệnh Celiac mẹ cần đưa bé đến các trung tâm Nhi khoa uy tín, tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi đã chuẩn đoán chính xác trẻ mắc bệnh dựa trên kết quả sinh thiết ruột, liệu pháp điều trị hàng đầu đó là áp dụng một chế độ dinh dưỡng không có gluten.
Nếu không được điều trị, bệnh celiac có thể dẫn tới một số vấn đề về sức khỏe khác, như loãng xương, u lympho ruột, vô sinh và một số biến chứng nguy hiểm sau:
- Kém hấp thu dinh dưỡng
- Giảm mật độ xương, gia tăng nguy cơ gãy xương
- Tăng nguy cơ ung thư họng và thực quản
- Suy dinh dưỡng
- Tiêu chảy thường xuyên
- Mệt mỏi
- Thiếu máu
- Thấp lùn
- Quáng gà
- Xuất huyết
- Các vấn đề về tâm thần
Điều lưu ý đáng quan trọng khác là tuyệt đối không bao giờ áp dụng chế độ ăn không có gluten cho trẻ khi chưa có kết quả chẩn đoán sinh thiết ruột.
Đã có nhiều trường hợp trẻ bị ép buộc phải tuân theo chế độ ăn nghiêm ngặt không cần thiết và có thể dẫn đến suy dinh dưỡng mặc dù trẻ không hề mắc bệnh. Ngoài ra, cũng phải kể đến trường hợp khi sinh thiết ruột cho kết quả dương tính giả.

Một chế độ ăn không gluten chỉ ấp dụng sau khi bác sỹ đưa ra kết luận
Những thực phẩm không chứa gluten
Dưới đây là một số thực phẩm không chứa gluten từ gạo, ngô và khoai tây như:
- Kiều mạch
- Bột năng
- Hạt kê
- Diêm mạch
Trong gian đoạn trẻ ăn dặm mẹ nên lựa chọn cho trẻ những loại thực phẩm được làm từ những loại hạt kể trên. Ngoài ra cần luôn đọc kỹ nhãn thực phẩm để biết được sản phẩm nào có chứa gluten.
Ngoài việc kiêng cữ cần thiết các thực phẩm chứa gluten, bé có thể ăn thoải mái các thực phẩm sau:
- Rau và trái cây
- Hầu hết các sản phẩm sữa
- Thịt đỏ
- Thịt gà
- Cá
- Trứng
- Đậu đỗ
- Các loại quả hạch

6 loại rau quả lý tưởng cho trẻ nhỏ Chất xơ trong rau củ có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống tiêu hóa của bé, giúp cải thiện chức năng của ruột. Chính vì vậy mà những nhóc chăm chỉ ăn rau xanh và trái cây sẽ chẳng phải lo lắng đến các vấn đề về táo bón nữa. Không những vậy, trong rau xanh và các loại trái cây cũng chứa rất nhiều...
Khi trẻ bị mắc bệnh Celiac điều quan trọng nhất là phát hiện sớm các triệu chứng đồng thời đưa trẻ tới bác sĩ để thăm khám sức khỏe và làm xét nghiệm chuẩn đoán sinh thiết ruột.
-
Dị ứng sữa bò và 6 điều mẹ cần biếtPhát ban, thở khò khè, phân lẫn máu là một số biểu hiện giúp mẹ nhận biết dị ứng sữa ở trẻ nhỏ. Dị ứng cần được xử lý và kiểm soát đúng cách để giúp cơ thể bé ít tạo ra những phản ứng bất lợi cho...
-
Những thức ăn không dành cho trẻ dưới 1 tuổiĂn dặm là giai đoạn đầy hứng khởi cho cả mẹ và bé. Nhưng đừng vì sự háo hức ấy mà mẹ "thả phanh" giới thiệu cho con tất cả các loại thực phẩm của người lớn. Có rất nhiều thức ăn chúng ta vẫn nghĩ...
-
"Điểm danh" các loại gia vị an toàn cho bé ăn dặmKhông muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, mẹ nói "không" với hầu hết các loại gia vị khi nấu ăn cho con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngoại trừ muối, đường, bột ngọt, vẫn còn nhiều loại gia vị...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Phạm thị vân anh
Khoa học ngày càng phát hiện nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ nhỏ các mẹ a. Có con nhỏ phải cẩn thận các mẹ nhé
Nắng Mùa Thu
Giờ mình mới biết có bệnh này nè, không ngờ cũng nguy hiểm phết nhỉ