Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 04/03/2021

Tại sao bé hay ra mồ hôi trộm và nguyên nhân của mồ hôi trộm sinh lý

Tại sao bé hay ra mồ hôi trộm và nguyên nhân của mồ hôi trộm sinh lý
Nếu như người lớn biết cách giải quyết khổ sở vì tình trạng ẩm ướt, nhờn rít, khó chịu khi đổ mồ hôi, trẻ con lại chỉ biết bày tỏ bằng tiếng khóc xót ruột. Là mẹ, bạn cần làm gì để giúp bé hay ra mồ hôi trộm khắc phục tình trạng này?

Bé hay ra mồ hôi trộm có thể do sinh lý tự nhiên nhưng cũng có thể do bệnh lý gây ra nữa. Bạn tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây để kịp thời xử lý cho con nhé!

bé hay ra mồ hôi trộm

Mồ hôi trộm sinh lý khác bệnh lý ra sao?

Không phải mồ hôi trộm nào cũng giống nhau. Tùy theo nguyên nhân và tác hại, mồ hôi trộm được phân thành các loại khác nhau sau đây.

1. Mồ hôi trộm sinh lý

Mồ hôi trộm sinh lý là gì? Mồ hôi trộm sinh lý là phản ứng tiết mồ hôi tự nhiên của cơ thể. Cơ thể trẻ tiết mồ hôi để tự làm mát trước tác động của các yếu tố bên ngoài như thời tiết nóng bức, oi ả, phòng quá bí hoặc khi cơ thể vận động quá nhiều.

Trẻ đổ mồ hôi trộm sinh lý cũng hay giật mình quấy khóc vào ban đêm, ngủ không sâu, giấc ngủ chập chờn. Tuy nhiên, tình trạng này là bình thường và trẻ không xuất hiện các dấu hiệu sốt, lạnh…

Trẻ dễ dàng đổ mồ hôi trộm sinh lý ẩm ướt ở các khu vực cụ thể, chẳng hạn như bàn tay, bàn chân hoặc đầu, đặc biệt là các vùng lưng, bẹn, háng…

bé hay ra mồ hôi trộm

2. Mồ hôi trộm bệnh lý

Bên cạnh những trường hợp đổ mồ hôi sinh lý đó, thì trong một số trường hợp ít ỏi, trẻ có thể đổ mồ hôi do bệnh lý. Có thể bé đang gặp vấn đề về sức khỏe sau đây:

♦ Cảm lạnh, sốt hoặc nhiễm trùng

Nếu con đổ mồ hôi trộm nhưng không nhiều đến mức ẩm ướt, bé có thể đang bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng do virus gây ra. Nếu diễn biến bình thường con có thể trải qua các triệu chứng ví dụ như đau họng, sổ mũi, sốt, ho và nhiệt độ tăng cao. Bạn cần chăm sóc con chu đáo tránh biến chứng xảy ra để bé có thể tự khỏi sau 1 tuần.

♦ Bệnh tim bẩm sinh

Trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh gần như luôn đổ mồ hôi trộm. Bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra nếu thấy bé đồ mồ hôi trộm thường xuyên trong lúc thức lẫn cả lúc ngủ, tần suất đổ mồ hôi liên tục trong khoảng 2-3 ngày liên tiếp. Đồng thời, bé thường thở nhanh, bú kém, chậm tăng cân và dễ mệt mỏi.

♦ Hyperhidrosis ở trẻ sơ sinh

Hyperhidrosis là một tình trạng gây ra mồ hôi nhiều, ngay cả khi nhiệt độ mát mẻ. Tình trạng này có thể xảy ra trên một số bộ phận của cơ thể, chẳng hạn như lưng, háng, bàn tay, nách hoặc bàn chân – hoặc một số vùng này cùng một lúc. Tình trạng này hiếm xảy ra và nếu có cũng không quá nghiêm trọng đối với sức khỏe, đồng thời sẽ được cải thiện khi bé lớn lên.

Nguy cơ tiềm ẩn đến sức khỏe khi bé bị đổ mồ hôi trộm lâu ngày

bé hay ra mồ hôi trộm

1. Viêm nhiễm, mụn nhọt, rôm sảy, ngứa

Mồ hôi trộm tiết ra nhiều gây bít tắc lỗ chân lông. Các chất cặn bã bị ứ đọng gây ra các vấn đề về da như rôm sảy, nấm ngứa, mụn nhọt.

2. Rối loạn tiêu hóa

Tình trạng mất nước trầm trọng sẽ diễn ra nếu con bị đổ mồ hôi trộm kéo dài, thường xuyên. Từ đó, con phải đối diện các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, khó tiêu…

3. Dễ mắc bệnh còi xương

Mồ hôi trộm tiết nhiều và kéo dài khiến cơ thể trẻ bị thất thoát canxi, khiến cơ thể đối diện với nguy cơ thiếu hụt canxi, vitamin D và các vi chất dinh dưỡng khác dẫn tới tình trạng rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em.

Tình trạng này cũng khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn.

4. Ảnh hưởng xấu tới thần kinh, sự phát triển của thể chất và trí tuệ

Khi bị đổ mồ hôi trộm, bé sẽ cảm thấy khó chịu và bị mất ngủ. Tình trạng ngủ không sâu, thần kinh căng thẳng liên tục khiến trẻ bị sa sút trí tuệ và kém phát triển về thể chất.

5. Ra mồ hôi trộm kéo dài cũng có thể khiến trẻ bị các tình trạng khác như viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản…

Tuy vậy, mẹ cũng đừng quá lo lắng khi con bị ra mồ hôi trộm sinh lý, chỉ cần các điều chỉnh đơn giản là bạn sẽ giúp con thoát khỏi tình trạng khó chịu này ngay thôi.

Mẹ cần làm gì khi bé hay ra mồ hôi trộm?

Tùy theo tình trạng đổ mồ hôi trộm cụ thể của con, bạn có thể giải quyết bằng các cách phù hợp:

Nếu đổ mồ hôi trộm khắp người do mặc quá nhiều lớp áo hoặc quấn khăn quá dày: bạn giúp con hạ nhiệt độ bằng cách tháo bớt áo, bớt khăn. Bé sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu.

Điều chỉnh nhiệt độ phòng: Bạn có thể cho bé ngủ trong phòng có nhiệt độ 26-28 độ C để thân nhiệt bé luôn mát mẻ, giảm hiện tượng đổ mồ hôi trộm.

Dùng thực phẩm: Mẹ có thể ăn những món như chả lá lốt, thịt rang lá lốt để khi cho con bú có thể hỗ trợ điều trị chứng đổ mồ hôi trộm ở bé. Theo Đông y, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, công dụng hiệu quả trong việc giúp cơ thể lọc và đào thải chất độc. Nhờ công dụng này mà nhiều người đã dùng lá lốt trị chứng mồ hôi trộm cho con.

Bổ sung canxi và vitamin D: Đây là 2 hoạt chất hỗ trợ ngăn ngừa và chống mồ hôi trộm cho bé hiệu quả. Mẹ hãy ăn nhiều thực phẩm có chứa canxi và vitamin D, như vậy khi cho con bú sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng đổ mồ hôi trộm ở bé.

Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên cho trẻ tắm nắng sớm khoảng 30 phút mỗi ngày, lúc 6-7 giờ sáng, để bổ sung vitamin D hiệu quả cho con!

Giữ cơ thể trẻ khô thoáng để tránh đổ mồ hôi trộm: Đặc biệt, việc dùng tã phù hợp là biện pháp hữu hiệu, giúp con nhanh chóng thoát khỏi tình trạng ẩm ướt khi bị mồ hôi trộm. Tuy nhiên, chọn loại tã với chất liệu như thế nào cho phù hợp hoặc có tính năng như ra sao mới có thể giúp con thoát khỏi tình trạng này thì không phải loại tã nào cũng làm được.

MarryBaby mách mẹ cách chọn tã dán phù hợp cho bé với những đặc điểm sau đây nhé!

Đệm thun thấm mồ hôi (đệm thun thoải mái, êm mềm, khô thoáng): Mẹ sẽ cảm thấy việc chăm sóc bé trở nên dễ dàng, yên tâm con có giấc ngủ ngon nhờ tã dán có khả năng thấm hút mồ hôi tức thì khiến trẻ thoải mái, đặc biệt là vùng lưng. Nhờ vùng lưng khô ráo, bé cũng tránh được hậu quả bị cảm lạnh, thậm chí nguy cơ đột tử bảo vệ bé khỏi nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, ảnh hưởng đến quá trình phát triển làm chậm tăng cân, còi xương do không được xử lý kịp thời, đúng cách khi con bị mồ hôi đầm đìa ở khu vực này.

Tã không chỉ chấm dứt tình trạng khốn khổ khi bé hay ra mồ hôi trộm như bị rít mồ hôi trộm ở lưng mà bụng cũng được thấm mồ hôi hiệu quả, đem lại cảm giác dễ chịu cho con yêu.

Thấm hút siêu nhanh, thoáng khí tối ưu, chống mồ hôi trộm hiệu quả: Nhờ 4.000 lỗ thấm siêu tốc, giúp hút chất bẩn, không gây hầm bí khiến phần mặc tã của bé luôn được khô thoáng.

Tã dán có bề mặt cotton soft: Sản phẩm có lõi bông mềm mại an toàn. Bề mặt tã được bổ sung vitamin E dịu nhẹ trên lớp tã bề mặt, giúp mẹ bảo vệ làn da non nớt của trẻ sơ sinh an toàn.

Trong nhiều sản phẩm tã dán có mặt trên thị trường hiện nay, Bobby là sản phẩm tã dán đến từ Nhật Bản có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe trên, bạn có thể mạnh dạn lựa chọn cho con yêu, giúp con thoải mái mọi lúc, mọi nơi và đặc biệt là tránh được tình trạng bé hay ra mồ hôi trộm nhé!

Bé hay đổ mồ hôi trộm là tình trạng phổ biến, và thật vui là tã dán Bobby sẽ trở thành người bạn đáng tin cậy của mẹ và bé, luôn đồng hành cùng mẹ trong quá trình giúp con thoát khỏi những cảm giác khó chịu này. Hãy yên tâm trao cho con những ngày tháng ấu thơ tuyệt vời nhất, mẹ nhé!

Vinh An

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x