của bé
Các bệnh ngoài da ở trẻ em tuy không nguy hiểm nghiêm trọng nhưng sẽ khiến bé cảm thấy bứt rứt, khó chịu và quấy khóc. Đó là những bệnh nào và mẹ cần làm gì?
Nội dung bài viết
Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao… bé dễ mắc các bệnh về da như tay chân miệng, rôm sảy, hăm, viêm da… Ngoài bệnh tay chân miệng, các bệnh ngoài da ở trẻ em không quá nguy hiểm, nhưng bạn cũng nên chú ý để xử lý sớm, tránh để bé gãi, gây nhiễm trùng, mất nhiều thời gian chữa trị và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bé.
Một số bệnh về da thường gặp ở bé vào mùa nóng
1. Tay chân miệng
Là một trong những bệnh rất nguy hiểm đối với bé. Ban đầu bé có biểu hiện sốt, sau đó bé sẽ thấy đau miệng, xuất hiện những vết đỏ (nhưng không ngứa), phồng da ở bàn tay, bàn chân, có khi ở mông hoặc ở chân. Bệnh thường lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với đồ vật của người bệnh.

Da bé sơ sinh thường nhạy cảm với thời tiết
2. Bệnh lác sữa (chàm sữa)
Thường gặp ở trẻ sau ba tháng tuổi, biểu hiện bệnh là những mụn nhỏ li ti xuất hiện ở hai bên má rồi lan đến cằm trán. Chúng nhanh chóng vỡ ra khiến cho da bị đỏ và rớm dịch. Nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn vì những vết vỡ sẽ đóng lại tạo thành lớp vảy trên da trẻ và khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Lưu ý của bệnh này là có thể tái đi tái lại nhiều lần.
Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa khá phức tạp, khó phát hiện được. Người ta cho rằng yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong bệnh này. Khi trẻ khoảng hai tuổi, bệnh có thể biến mất mà không để lại dấu vết gì.
3. Rôm sảy
Hiện tượng rôm sảy hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa nắng nóng, ở những trẻ ra mồ hôi nhiều hay các trẻ hiếu động thích chơi đùa. Các trò chơi vận động nhiều càng làm trẻ đổ nhiều mồ hôi hơn nữa. Vị trí thường thấy ở lưng, ngực, bắp tay, bắp chân, gây ngứa ngáy, quấy khóc. Đây là những hạt nhỏ màu hồng, hơi cứng, đôi khi có nước. Rôm sảy là hiện tượng tuyến mồ hôi bị đè ép bít kín lại làm mồ hôi không thoát ra ngoài được.
4. Mụn ngoài da
Do tăng tiết mồ hôi ở môi trường nóng, ẩm hoặc do sốt. Bé có thể bị nổi ban kê, nhất là ban kê đỏ do các ống bài tiết mồ hôi bên trong bị bít kín. Bệnh gây ra mụn nước đỏ, cứng ở vùng trán, thân trên, vùng bị hăm gây ngứa từng cơn.
5. Bệnh chốc, lở
Bệnh thường xảy ra ở lớp thượng bì của da, rất dễ lây lan, thường lây trực tiếp từ trẻ này sang trẻ khác. Bệnh chốc có thương tổn căn bản là mụn nước, bóng nước nhanh chóng thành mụn mủ sau đó vỡ và khô đi, đóng mày có màu vàng mật ong. Khi trẻ mắc chốc sẽ có những vết lở hồng ban ở mặt (quanh mũi và miệng), chân…

Bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ phát hiện sớm và có hướng xử lý đúng sẽ nhanh khỏi
Dù 20% số trẻ mắc bệnh chốc có khả năng tự lành trong 2-6 tuần nhưng đa số trường hợp còn lại nếu không điều trị bệnh có thể lan rộng và có các biến chứng như: viêm mô tế bào, viêm bạch huyết…
6. Hăm da, viêm da
Có triệu chứng đỏ da từ nhẹ đến nặng hơn là ngứa cơ thể, sưng và nổi mụn nước.
7. Vẩy phấn trắng
Nhiều mẹ thường hay nhầm bệnh vảy phấn trắng với bệnh lang ben. Khi mắc bệnh vảy phấn trắng trên da, trẻ có những mảng giảm sắc tố. Vảy phấn trắng thường xảy ra ở vùng mặt, còn lang ben thường xảy ra ở vùng ngực và rất ít trẻ dưới 3 tuổi bị mắc bệnh lang ben, đặc biệt ở trẻ có nước da sậm màu.
♥ Điều mẹ cần lưu ý
Lưu ý mẹ không nên tự mua thuốc có chứa corticoid về bôi cho bé. Làn da của trẻ nhỏ rất mỏng manh nên những loại thuốc này đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trẻ, dễ làm teo da. Bệnh sẽ hồi phục theo thời gian, chỉ cần bôi kem dưỡng ẩm để trẻ dễ chịu và bệnh sẽ nhanh khỏi. Nếu không an tâm, mẹ có thể đưa bé đến khoa Da liễu ở các bệnh viện để kiểm tra và được cho thuốc phù hợp để bôi nhé.
Cách phòng tránh các bệnh ngoài da ở trẻ em
– Vào mùa nắng nóng, bé dễ đổ mồ hôi. Do vậy, bạn nên chú ý chuẩn bị các loại khăn bông vải mềm để giúp bé thấm mồ hôi.
– Nên tắm cho bé thường xuyên hơn so với mùa lạnh nhưng không nên tắm quá nhiều lần. Nên cho bé tắm bằng nước ấm và sau khi tắm xong cần lau khô thật nhanh và thật kỹ cho bé.
– Bên cạnh kem chống nắng, bạn cũng cần chú ý đến việc sử dụng các loại phấn bảo vệ da cho bé. Bạn cũng nên sử dụng các loại kem chống côn trùng cho bé, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
– Chọn quần áo phù hợp mùa nóng. Cho bé mặc các loại quần áo vải cotton nhẹ thoáng và sáng màu. Nên thay quần áo thường xuyên cho bé.
– Ngoài ra, các bạn cũng thường xuyên cho bé uống nước trong ngày để đảm bảo lượng nước cung cấp đủ cho cơ thể bé. Có thể cho bé ăn thêm các loại trái cây có tác dụng làm mát cơ thể.
– Và cuối cùng, bạn nên theo dõi các triệu chứng và kiểm tra da của bé thật cẩn thận. Không nên xem thường bất cứ dấu hiệu nhỏ nào. Khi thấy có những dấu hiệu đáng ngờ khó nhận biết, mẹ cần đưa trẻ đi khám kịp thời.
Ngoài những bệnh nói trên, bé cũng có thể mắc các bệnh khác vì da không được hoặc ít được vệ sinh sạch sẽ như: lang ben, ghẻ, nhọt… làm các bé khó chịu, quấy khóc, chán ăn hoặc bỏ ăn gây thiếu cân, suy dinh dưỡng. Vì vậy, việc phòng ngừa và chữa trị là hết sức quan trọng, đừng để bệnh quá nặng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
-
7 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinhĐể phòng bệnh ngoài da nên giữ bé luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên, vệ sinh, rửa sạch, kỹ càng cho trẻ mỗi lần thay tã,...
-
Một số bệnh thường gặp ở bé vào mùa hè mẹ nên cảnh giácMùa hè, trời chợt nắng, chợt mưa, chợt nóng, chợt lạnh, là thời tiết khắc nghiệt đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng bệnh, bé sẽ không bị nhiễm các bệnh lây lan vào mùa hè. Các mẹ hãy...
-
Hăm tã ở trẻ sơ sinhThay vì dùng khăn để lau, hãy thử sử dụng nước ấm chứa trong chai xịt để lau vùng mặc tã cho bé mà không phải chà xát nhiều.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
tay chân miệng là bệnh không thể xem thường các mẹ cần lưu ý tránh trẻ mắc phải trong mùa hè
Dư Thị Lương
mùa hè hoặc thời tiết thay đổi trẻ dễ úm lắm
Hà Thế Linh
con nhà mình bị hăm da luôn nà
Dư Thị Lương
mẹ chịu khó rửa cho con bằng lá chè tươi ý tot lắm
Nga Le
Ôi. Phải chăm bé cẩn thận sắp đến hè rồi
Hà Thế Linh
hihi, mùa hè có điều hoà rồi mừ, không sợ nóng nữa ha
Thanh Huệ
Bé nhà mình không bị lác sữa nhưng mình cũng không hiểu bệnh này biểu hiện và nguyên nhân như thê nào cả
Hà Thế Linh
lác sữa là tràm sữa đó bạn ơi