Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/10/2020

8 biện pháp đơn giản giúp giảm đau, chữa dứt viêm tai giữa ở trẻ em

8 biện pháp đơn giản giúp giảm đau, chữa dứt viêm tai giữa ở trẻ em
Viêm tai giữa ở trẻ em có thể gây nên nhiều biến chứng và khiến con cảm thấy khó chịu. Mẹ đừng bỏ qua cách giảm đau tự nhiên để con cảm thấy dễ chịu nhé!

Viêm tai giữa hay nhiễm trùng tai do vi khuẩn hoặc virus ở tai giữa gây ra. Bệnh khởi phát đột ngột thường với triệu chứng đau tai, gây khó chịu cho trẻ.

Dưới đây là 8 biện pháp điều trị và giảm đau viêm tai giữa tại nhà bạn có thể tham khảo để áp dụng cho con:

viêm tai giữa ở trẻ em 1

Nguyên nhân gây viêm tai giữa

Một số nguyên nhân và yếu tố góp phần dẫn đến nhiễm trùng tai là:

  • Tích tụ ráy
  • Viêm đường hô hấp trên
  • Dị ứng thực phẩm
  • Dị ứng môi trường
  • Yếu tố di truyền
  • Bị thiếu hụt dinh dưỡng
  • Chấn thương nội bộ

Khi bị viêm tai giữa, trẻ thường đau ở tai, kéo dật tai, khó ngủ, khóc nhiều, nhức đầu, phản ứng kém với âm thanh, sốt cao, chảy nước từ tai, ói mửa, tiêu chảy…

Nghiêm trọng hơn, viêm tai giữa ở trẻ nếu không được chữa trị kịp thời có thể xuất hiện nhiều biến chứng viêm tai giữa nguy hiểm như:

  • Xơ hóa màng nhĩ
  • Viêm xương chũm
  • Viêm não
  • Thậm chí gây tử vong

8 biện pháp điều trị và giảm đau viêm tai giữa tại nhà

Muối

Muối có lẽ là biện pháp khắc phục tốt nhất có sẵn tại nhà.

Đun nóng ít muối trên chảo với lửa nhỏ trong vài phút sau đó cho nước muối nóng vào một miếng vải rồi túm thành túi rồi đặt miếng vải trên tai bị viêm trong 5-10 phút. Lặp lại vài lần/ ngày nhiệt sinh ra từ nước muối sẽ giúp giảm sưng, đau.

Tỏi

Làm dầu tỏi bằng cách nấu 2 tép tỏi trong 2 muỗng canh dầu mè hoặc dầu mù tạt cho đến khi nó chuyển sang màu đen, lọc dung dịch. Nhỏ 2-4 giọt dầu vào tai bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đun sôi 2-3 tép tỏi tươi trong nước trong 5 phút, sau đó nghiền nát chúng và thêm một ít muối. Đặt hỗn hợp vào một miếng vải sạch và đặt nó vào tai bị ảnh hưởng. Ngoài ra, ăn 2-3 tép tỏi sống hàng ngày cũng giúp tăng tốc quá trình chữa bệnh.

Dấm táo

Trộn 1 phần dấm táo với nước hoặc cồn với tỉ lệ bằng nhau. Nhúng bông vào hỗn hợp trên rồi cho vào tai bị viêm, để khoảng 5 phút. Loại bỏ bông ra rồi nằm ngược để thoát chất lỏng ra khỏi tai. Nếu dấm táo không có sẵn, bạn có thể dùng dấm trắng.

Hành tây

Hành tây là một thành phần rất phổ biến được sử dụng trong nấu ăn. Và trong trường hợp này, nó đươc dùng để điều trị nhiễm trùng tai.

Cách dùng như sau: Cắt nhỏ hành tây rồi cho vào lò vi sóng để trong 2 phút, lấy ra để nguội rồi lọc lấy nước ép hành tây. Nhỏ 2-3 giọt nước ép vào tai bị nhiễm trùng.

Bạn cũng có thể nướng một củ hành tây trong 30p, sau đó cắt đôi rồi đặt 1/2 củ ấy vào miếng vải cotton dày. Đặt miếng vải lên tai bị nhiễm trùng trong 5 phút. Cứ 10 phút lại làm 1 lần cho đến khi củ hành nguội hẳn.

viêm tai giữa ở trẻ em 2

Nước ép xoài lá xoài

Nghiền hoặc xay 2-3 lá xoài non rồi lọc lấy nước ép, cho vào lò vi sóng đun ấm rồi cho vào bình nhỏ 3-4 giọt nước ép vào tai bị nhiễm trùng. Sau vài phút, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

Thực hiện theo phương thuốc này 2-3 lần/ ngày để giảm đau hoàn toàn do nhiễm trùng tai.

Sữa mẹ

Sữa mẹ có các kháng thể tự nhiên có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành bất kỳ loại nhiễm trùng tai nào. Nó sẽ làm giảm sưng và khó chịu cũng như giúp con thoát khỏi nhiễm trùng tai trong vòng 1-2 ngày. Phương thuốc này hiệu quả cho sức khỏe trẻ em và người lớn.

Cách dùng như sau: Cho sữa mẹ vào bình nhỏ vài giọt sữa vào tai bị viêm. Lặp lại sau vài giờ.

Sữa mẹ còn có thể đường dùng để điều trị nhiễm trùng mắt, vết bỏng nhẹ.

Dầu ô-liu

Một trong những nguyên nhân chính của nhiễm trùng tai là ráy trong tai bắt một số nấm hoặc vi khuẩn phát triển dẫn đến tắc nghẽn trong các ống Eustachian. Vì vậy, bạn có thể làm tan tắc nghẽn nhờ sự trợ giúp của dầu ô-liu.

Cách dùng như sau: Đun ấm một ít dầu ô-liu rồi nhỏ vài giọt dầu ấm vào tai bị nhiễm trùng. Dầu sẽ làm cho phần ráy tai mềm đi, lúc này bạn sẽ dễ dàng loại bỏ phần ráy tai bị nhiễm bệnh.

viêm tai giữa ở trẻ em 3

Nước ấm

Nước ấm có thể sinh nhiệt giúp làm giảm đau nhanh chóng cũng như ngăn ngừa vi sinh vật phá hoại. Với cách này, bạn có thể dùng miếng đệm sưởi hoặc chai nước ấm và đặt lên tai khoảng 5 phút/lần.

Ngay cả khi đau tai là một phần của một vấn đề lớn hơn, vẫn có thể làm giảm đau cả bằng phương pháp tự nhiên và bằng thuốc. Vì vậy, đừng ngần ngại thử các biện pháp tự nhiên sau nhé!

Cũng đừng quên theo dõi xem nếu chứng viêm tai giữa của trẻ kéo dài quá 24 tiếng, tốt nhất nên đưa con đi khám bác sĩ để kiểm tra xem liệu có vấn đề gì tiềm ẩn gây đau không.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x