Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 12/01/2024

10 phương pháp dạy con không đòn roi khiến trẻ nghe lời răm rắp

10 phương pháp dạy con không đòn roi khiến trẻ nghe lời răm rắp
Dạy con là một trong những thiên chức cao cả nhất của cha mẹ. Cha mẹ luôn mong muốn con mình được lớn lên trong môi trường yêu thương, an toàn và được giáo dục một cách tốt nhất. Trong quá trình giáo dục con cái, nhiều cha mẹ vẫn còn sử dụng các hình thức đòn roi để răn dạy con. Tuy nhiên, phương pháp dạy con đòn roi đang gặp phải nhiều tranh cãi vì ảnh hưởng xấu đến trẻ.

Vì vậy, việc áp dụng những phương pháp dạy con không đòn roi là một nhu cầu cấp thiết của các bậc cha mẹ hiện đại. Hãy để MarryBaby giúp cha mẹ hiểu rõ về phương pháp dạy con không đòn roi này nhé!

1. Tác hại của việc dùng đòn roi dạy con

Việc dùng cách dạy con đòn roi là một phương pháp giáo dục truyền thống đã được áp dụng từ lâu đời. Tuy nhiên, ngày nay, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc dùng các phương pháp đòn roi để dạy con có thể gây ra nhiều tác hại, cả về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ cũng như ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ em.

Tác hại về thể chất:

  • Đau đớn, sưng tấy, bầm tím, thậm chí là gãy xương.
  • Tổn thương não, hệ thần kinh, hệ tim mạch.
  • Rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa, chán ăn.
  • Tác hại về tinh thần:

    • Sợ hãi, căng thẳng, lo âu.
    • Tự ti, mặc cảm, tự kỷ.
    • Dễ nổi nóng, hung hăng, bạo lực.
    • Tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách.

    Ngoài ra, việc dùng đòn roi còn có thể gây ra những tác hại khác như:

    • Rạn nứt mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
    • Gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và khả năng học tập của trẻ.
    • Làm giảm lòng tự trọng và khả năng tự lập của trẻ.

    Cha mẹ có thể xem thêm Các tuần khủng hoảng của trẻ (wonder weeks): Dấu hiệu và cách vượt qua để dễ nắm bắt tâm lý trẻ để áp dụng phương pháp dạy con không đòn roi hiệu quả hơn.

    Tóm lại, việc dùng đòn roi dạy con là một phương pháp giáo dục không hiệu quả và có nhiều tác hại. Cha mẹ nên tránh sử dụng phương pháp này và thay vào đó là những phương pháp giáo dục tích cực, yêu thương và tôn trọng trẻ.

    2. Vì sao con trẻ thường không nghe lời?

    Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không nghe lời, bao gồm cả nguyên nhân từ phía trẻ và nguyên nhân từ phía cha mẹ.

    2.1 Nguyên nhân từ phía trẻ

    • Trẻ chưa ý thức được điều đúng sai, phải trái: Ở trẻ nhỏ, trẻ chưa thể có khả năng ý thức được, bao quát được những việc gì cần làm, việc gì chưa cần làm.
    • Trẻ đang trong giai đoạn khám phá và thử nghiệm: Trẻ có xu hướng muốn khám phá và thử nghiệm mọi thứ xung quanh, kể cả những việc mà cha mẹ cấm.
    • Trẻ đang trong giai đoạn bướng bỉnh, muốn thể hiện bản thân: Ở giai đoạn này, trẻ có xu hướng muốn làm theo ý mình, không muốn nghe theo lời của cha mẹ.
    • Trẻ có thể đang gặp vấn đề về sức khỏe hoặc tâm lý: Nếu trẻ thường xuyên không nghe lời, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

    2.2 Nguyên nhân từ phía cha mẹ

    • Cha mẹ không thống nhất trong cách dạy con: Nếu cha mẹ không thống nhất trong cách dạy con, trẻ sẽ bị rối và không biết phải nghe theo ai.
    • Cha mẹ đặt ra quá nhiều quy tắc và yêu cầu: Nếu cha mẹ đặt ra quá nhiều quy tắc và yêu cầu, trẻ sẽ cảm thấy bị áp lực và không muốn nghe theo.
    • Cha mẹ sử dụng các hình thức trừng phạt không phù hợp: Việc sử dụng các hình thức trừng phạt không phù hợp, chẳng hạn như đánh đập, mắng chửi, có thể khiến trẻ sợ hãi, tổn thương và không muốn nghe theo cha mẹ.
    • Cha mẹ thiếu quan tâm, yêu thương và thấu hiểu trẻ: Nếu cha mẹ thiếu quan tâm, yêu thương và thấu hiểu trẻ, trẻ sẽ cảm thấy không được yêu thương, không được tôn trọng và có thể trở nên bướng bỉnh, không nghe lời.

    Cha mẹ và con cái luôn tồn tại nhiều mâu thuẫn. Vì vậy dễ khiến cha mẹ dùng đòn roi để dạy con. Cha mẹ có thể xem thêm Mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ: Sự khác biệt, nguyên nhân và cách giải quyết.

    phương pháp dạy con không đòn roi
    Phương pháp dạy con không đòn roi

    3. Phương pháp dạy con không đòn roi

    Dạy con không đòn roi là một phương pháp giáo dục tích cực, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Các phương pháp dạy con không đòn roi thường dựa trên nền tảng yêu thương, tôn trọng và thấu hiểu trẻ.

    Dưới đây là một số phương pháp dạy con không đòn roi mà cha mẹ có thể áp dụng:

    3.1 Thiết lập các quy tắc rõ ràng và thống nhất

    Quy tắc là nền tảng cho việc giáo dục trẻ. Các quy tắc cần được thiết lập rõ ràng và thống nhất giữa cha mẹ và trẻ. Cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu lý do vì sao trẻ cần phải tuân theo các quy tắc.

    3.2 Bỏ qua hành vi sai trái nhẹ

    Ai cũng có thể sai và trẻ con cũng thế. Với những hành vi sai trái nhẹ, cha mẹ đừng nên quá nặng nề, có thể bỏ qua cho con bằng cách “tảng lờ” đi. Điều này không phải là xúi giục bạn hãy cứ mặc kệ cho trẻ làm việc xấu. Song việc bỏ qua có chọn lọc trong những trường hợp này có hiệu quả hơn là đánh đòn.

    Bởi vì trẻ có thể đã sai trái một cách vô tình, không phải chủ ý. Vì vậy, nếu cảm thấy có thể bỏ qua được, cha mẹ hãy nhẹ nhàng với con. Đôi khi trẻ thực hiện những hành vi sai trái đó chỉ để người lớn quan tâm hơn. Do đó, cha mẹ có thể giả vờ như không nghe thấy, không biết và không phản hồi lại sự việc.

    Lâu dần, con sẽ biết rằng những hành vi sai trái không có ích trong việc gây sự chú ý và trẻ sẽ học cách cư xử lịch sự, khôn ngoan.

    3.3 Áp dụng các hình thức phạt phù hợp

    Khi trẻ vi phạm quy tắc, cha mẹ cần áp dụng các hình thức phạt phù hợp. Các hình thức phạt cần mang tính giáo dục, giúp trẻ hiểu được sai lầm của mình và sửa chữa.

    Một số hình thức phạt phù hợp mà cha mẹ có thể áp dụng bao gồm:

    • Lời nhắc nhở: Đây là hình thức phạt nhẹ nhàng, giúp trẻ nhận thức được hành vi sai trái của mình.
    • Thời gian chờ: Đây là hình thức phạt giúp trẻ bình tĩnh và suy nghĩ về hành vi của mình.
    • Mất đặc quyền: Đây là hình thức phạt giúp trẻ hiểu được hậu quả của hành vi sai trái.

    Cha mẹ cần lưu ý không nên sử dụng các phương pháp dạy con có đòn roi, các hình thức phạt mang tính bạo lực, chẳng hạn như đánh đập, mắng chửi, vì có thể gây tổn thương về thể chất và tinh thần cho trẻ.

    Áp dụng các hình thức phạt phù hợp
    Áp dụng các hình thức phạt phù hợp là một phương pháp dạy con không đòn roi

    3.4 Áp dụng phương pháp Time-out (Đặt thời gian chờ)

    Phương pháp dạy con không đòn roi bằng cách đặt thời gian chờ (time-out) mẹ đã nghe chưa? Điều này có nghĩa là cha mẹ hãy để cho con một khoảng thời gian vừa đủ để có thể dừng việc đang làm, ví dụ trẻ xem tivi quá giờ quy định. Cha mẹ có thể đến bên con và đếm từ 1 đến 3, báo cho con biết rằng lúc nào mẹ đếm đến 3 là con phải tắt tivi.

    Phương pháp dạy con không đòn roi này có tính kỷ luật hiệu quả cao hơn là cha mẹ la lối và quát mắng om sòm rằng con phải tắt tivi ngay vì đã hết giờ. Hình thức này cũng cảnh cáo ngầm với trẻ rằng con sẽ bị phạt nếu hết thời gian chờ mà chưa thực hiện được yêu cầu.

    Đặt thời gian chờ cũng rất hữu ích trong trường hợp trẻ hung hăng, nóng giận. Mẹ nên cho con vài phút để bình tĩnh và sẵn sàng cho một cuộc nói chuyện nghiêm túc. Chiến lược này giúp trẻ học được tính nhẫn nại và dần hiểu được rằng tức giận không giải quyết được vấn đề.

    >> Mẹ xem thêm: Kỷ luật trẻ 2 tuổi như thế nào để bé không ăn vạ và quấy khóc?

    3.5 Hãy lắng nghe trẻ

    Mẹ có biết trẻ cũng cần được lắng nghe, thấu hiểu. Hãy để con có cơ hội nói điều chúng nghĩ trước khi bạn muốn giải quyết một vấn đề nào đó.

    Việc người lớn lắng nghe sẽ giúp trẻ giải tỏa tâm lý và những cảm xúc tiêu cực trong lòng. Qua đó, cha mẹ cũng hiểu được suy nghĩ của con, biết tại sao chúng hành động như vậy và như thế có đáng bị phạt hay không.

    Sau khi lắng nghe con, mẹ hãy giải thích cho trẻ hiểu thế nào là đúng-sai. Lâu dần, con sẽ biết để điều chỉnh hành vi cho phù hợp. Mẹ tuyệt đối không nên giải quyết vấn đề khiến cho con ấm ức, không phục hoặc thấy bị tổn thương.

    >> Mẹ xem thêm: Giáo dục giới tính là gì? Phương pháp giáo dục giới tính cho con

    3.6 Khen thưởng trẻ khi trẻ có hành vi tốt

    Khen thưởng là một phương pháp dạy con không đòn roi tích cực, giúp trẻ có động lực để làm tốt hơn. Cha mẹ cần khen thưởng trẻ khi trẻ có hành vi tốt, chẳng hạn như:

    • Lời khen ngợi: Đây là hình thức khen thưởng đơn giản và hiệu quả nhất.
    • Quà tặng: Đây là hình thức khen thưởng giúp trẻ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.
    • Cơ hội đặc biệt: Đây là hình thức khen thưởng giúp trẻ cảm thấy được yêu thương và trân trọng.

    3.7 Dành thời gian quan tâm, yêu thương và thấu hiểu trẻ

    Cha mẹ cần dành thời gian trò chuyện, chơi đùa với trẻ để hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của trẻ. Khi trẻ cảm thấy được yêu thương và thấu hiểu, trẻ sẽ sẵn sàng lắng nghe và tuân theo lời cha mẹ.

    3.8 Mềm dẻo, linh hoạt và không nên ra lệnh

    Đôi khi mẹ cần mềm dẻo, linh hoạt. Cứng nhắc trong việc dạy trẻ chỉ khiến vấn đề thêm tồi tệ mà thôi. Mẹ có thể cho con xem tivi thêm 5-10 phút nếu đó là ngày nghỉ cuối tuần, nếu con đã hoàn thành xong bài vở hoặc làm tốt việc nhà.

    Bạn cũng không nên sử dụng các câu mệnh lệnh với trẻ, ví dụ như con phải thế này, phải thế kia. Bạn cần dùng lời khuyên hoặc các câu cầu khiến một cách lịch sự: con nên, con có thể, mẹ nghĩ là con hãy… Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng chúng đang được tôn trọng. Vì vậy, trẻ dễ nghe lời thay vì chống đối.

    phương pháp dạy con không đòn roi
    Mềm dẻo, linh hoạt và không nên ra lệnh là một phương pháp dạy con không đòn roi

    3.9 Khen ngợi và không chỉ trích lỗi lầm

    Phương pháp dạy con không đòn roi bằng cách tuyên dương, khen ngợi sẽ hướng con trở thành người tốt. Tuyệt đối đừng chỉ trích lỗi lầm của trẻ. Việc chì chiết sẽ khiến con cảm nhận rằng bản thân thật tồi tệ, xấu xa.

    Việc khen ngợi những hành động cụ thể của con “nay con ăn giỏi quá”, “con viết thật đẹp”, “nhà con lau sạch bong kin kít” sẽ giúp trẻ cảm thấy rất vui. Từ đó, lúc nào con cũng muốn làm tốt hơn để được ngợi khen.

    3.10 Kiên nhẫn

    Dạy con không đòn roi là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ. Cha mẹ cần kiên nhẫn áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực để giúp trẻ phát triển toàn diện.

    Dưới đây là một số lưu ý khi áp dụng các phương pháp dạy con không đòn roi:

    • Cha mẹ cần thống nhất quan điểm trong cách dạy con.
    • Cha mẹ cần kiên định trong việc áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực.
    • Cha mẹ cần linh hoạt trong việc áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.

    Với sự kiên nhẫn và nỗ lực của cha mẹ, trẻ sẽ dần dần hiểu được các quy tắc và có hành vi đúng đắn.

    >> Cha mẹ có thể xem thêm: Cha mẹ áp đặt con cái – Hậu quả và cách buông bỏ áp lực đối với con

    Dạy con không đòn roi là một phương pháp giáo dục tích cực, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Các phương pháp dạy con không đòn roi thường dựa trên nền tảng yêu thương, tôn trọng và thấu hiểu trẻ. Cha mẹ cần dành thời gian tìm hiểu và áp dụng các phương pháp dạy con không đòn roi để giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. How To Get Children To Behave Without Hitting Them : Shots – Health News : NPR
    https://www.npr.org/sections/health-shots/2014/09/19/349580020/how-to-get-children-to-behave-without-hitting-them
    Ngày truy cập: 12/01/2023

    2. What does the evidence tell us about physical punishment of children?
    https://aifs.gov.au/resources/short-articles/what-does-evidence-tell-us-about-physical-punishment-childrenl
    Ngày truy cập: 12/01/2023

    3. How Can Parents Discipline Without Spanking? (for Parents) – Nemours KidsHealth
    https://kidshealth.org/en/parents/spanking.html
    Ngày truy cập: 12/01/2023

    4. How to Cope with a Stubborn Toddler | Riley Children’s Health
    https://www.rileychildrens.org/connections/how-to-cope-with-a-stubborn-toddler
    Ngày truy cập: 12/01/2023

    5. How to discipline your child the smart and healthy way | UNICEF Parenting
    https://www.unicef.org/parenting/child-care/how-discipline-your-child-smart-and-healthy-way
    Ngày truy cập: 12/01/2023

    x