của bé
Nhật Bản_ Đất nước đại bại trong Thế chiến 2, hứng chịu hai quả bom nguyên tử khủng khiếp. Từ trong đống đổ nát, Nhật Bản nhanh chóng vượt qua và trở thành một trong những đại cường quốc hàng đầu. Nguyên nhân từ đâu? Cùng MarryLiving mổ xẻ 15 nội quy có "siêu sức mạnh", đưa giáo dục Nhật Bản vượt xa nhiều quốc gia khác.
Nội dung bài viết
- Tuân thủ giờ giấc: Nguyên tắc hàng đầu
- Đồng phục là bắt buộc
- Nội quy về trang phục và đầu tóc nghiêm túc
- Ăn trưa tại lớp
- Bơi lội là môn học chính khóa
- Học văn hóa truyền thống
- Tự làm vệ sinh trường học
- Học ngoại khóa rất phổ biển
- Mùa Hè chỉ kéo dài từ 5-6 tuần
- Tôn trọng người lớn tuổi
- Tôn trọng bộ đồng phục
- Cấm sử dụng điện thoại trong lớp
- Dưới 18 tuổi phải theo giờ giới nghiêm
Giáo dục Nhật Bản chính là sức mạnh lớn nhất mang lại sự “thần kỳ Nhật Bản”. Nền giáo dục nhân bản này mang lại phẩm chất dân tộc tốt đẹp, ảnh hưởng tích cực đến mỗi cá nhân, tạo nên tinh thần Nhật Bản. Nền tảng giáo dục không gói gọn trong kiến thức sach vở và nguyên tắc giáo điều, tỏ rõ hiệu quả trong việc nuôi dạy con trẻ.
Tuân thủ giờ giấc: Nguyên tắc hàng đầu
“Không đi học muộn” là nội quy mà tất cả trường học trên thế giới đều quy định. Tuân thủ giờ giấc là nguyên tắc quan trọng nhất của học sinh Nhật Bản. Đi học đúng giờ tập tác phong đúng giờ khi trưởng thành. Đó là cách tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình.
Theo nội quy, học sinh Nhật Bản phải có mặt ở trường đúng 8:30. Đi muộn quá 5 lần, hình phạt sẽ là dọn vệ sinh lớp suốt tuần. Mức độ tái phạm tỷ lệ thuận với thời gian hình phạt.
Đồng phục là bắt buộc
Khác với Mỹ và các quốc gia châu Âu, nền giáo dục Nhật Bản bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục đến trường. Nội quy về đồng phục này nhằm xóa bỏ sự phân cấp giàu – nghèo giữa các học sinh, giúp các em hòa đồng với nhau hơn. Hơn nữa, đồng phục thúc đẩy tinh thần tập thể cao của người Nhật.
Nội quy về trang phục và đầu tóc nghiêm túc
Khi còn đi học, giáo dục Nhật Bản không cho phép học sinh được nhuộm tóc, sơn móng tay, xăm mình, đeo kính áp tròng đổi màu, tỉa lông mày… Tất cả phải nghiêm túc và chỉn chu theo quy định.
- Học sinh nữ: Không được nhuộm tóc, không dùng các dây buộc tóc sặc sỡ và không để tóc mái dài che lông mày.
- Học sinh nam: Không được để râu, đầu tóc luôn được cắt ngắn, gọn gàng.
Ăn trưa tại lớp
Học sinh Nhật Bản không mang theo cơm hoặc ra căn-tin như nhiều quốc gia khác. Các em tự sắp xếp bàn ghế, bát đĩa, khăn ăn và ăn trưa ngay trong lớp học. Khẩu phần ăn theo tiêu chuẩn chung, không có sự phân cấp trong trường học. Học sinh không được phép để thừa thức ăn, đó là cách người Nhật dạy thế hệ trẻ về ý thức tiết kiệm.
Bơi lội là môn học chính khóa
Bơi lội được xem như môn học chính khóa tại các trường Tiểu học Nhật Bản. Tất cả học sinh đều phải có kỹ năng bơi lội. Các trường học tại Nhật bơi riêng. Các trẻ được yêu cầu phải hoàn thành những chặng bơi tối thiểu theo quy định. Nếu rớt ở các kỳ kiểm tra, các em phải tham gia các khóa học hè.
Học văn hóa truyền thống
Thư pháp Nhật Bản với bút lông, nghiêng mực, giấy gạo vẫn được dạy cho học sinh Nhật Bản ngay ở cấp Tiểu học. Thơ Haiku cũng là thể thơ được dạy cho học trò. Các lớp học văn hóa truyền thống này giúp học sinh tôn trọng và gìn giữ văn hóa nước mình.
Tự làm vệ sinh trường học
Nhiều người nước ngoài rất ngạc nhiên trước hình ảnh học sinh tự cọ rửa nhà vệ sinh, quét dọn sân trường mà không có lao công. Từ cấp Tiểu học, các em đã được phân công tự lau dọn lớp học, phòng vệ sinh và hành lang.
Học ngoại khóa rất phổ biển
Để được điểm số tốt khi lên trung học, hầu hết học sinh Nhật Bản đều phải bước vào khóa học nâng cao sau giờ học. Nhiều lớp bổ túc tổ chức vào buổi tối, thậm chí học xuyên đêm. Giờ học tại trường là 8 giờ, nhưng hầu hết học sinh Nhật đều có giờ học dài hơn, học vào cả ngày nghỉ và cuối tuần.
Mùa Hè chỉ kéo dài từ 5-6 tuần
Thời gian nghỉ hè của học sinh Nhật tính ra chỉ bằng một nửa thời gian của học sinh Mỹ. Trong thời gian nghỉ hè, học sinh sẽ tiếp tục đến trường để bổ sung kiến thức, làm bài tập, tham gia các câu lạc bộ của trường.
Tôn trọng người lớn tuổi
Tôn trọng người lớn tuổi, thầy cô, cha mẹ là nét ứng xử đặc trưng của người Nhật Bản. Các em phải dùng kính ngữ với người lớn. Khi gặp người lớn tuổi, các em phải cúi đầu thấp để chào.
Tôn trọng bộ đồng phục
Học sinh không được phép thay đổi, sửa lại hay trang trí thêm phụ kiện cho đồng phục của mình. Đồng phục cần phải được mặc đúng quy định, thậm chí ngay khi học sinh đã hết giờ học và ra khỏi trường. Áo khoác hoặc áo len mặc bên ngoài cũng theo quy định. Áo phải có màu tối: màu da, xanh hải quân, đen, hoặc xám. Học sinh cũng không cho phép đeo đồ trang sức.
Cấm sử dụng điện thoại trong lớp
Chỉ được dùng điện thoại di động ở khu vực đỗ xe hoặc ngoài cổng trường, vào giờ ra chơi hoặc sau buổi học.
Dưới 18 tuổi phải theo giờ giới nghiêm
Học sinh dưới 18 tuổi bị từ chối tại các rạp phim và khu giải trí sau 10 giờ tối.
Cũng có vài ý kiến đánh giá nội quy giáo dục Nhật Bản cứng nhắc và hà khắc. Tuy vậy, hiệu quả của nội quy này đã chứng tỏ sức mạnh của kỷ cương trong việc giáo dục con người. Và một khi đã chấp nhận và khép mình vào khuôn phép, học sinh sẽ không còn cảm thấy bức bối nữa. Tuân thủ nội quy cũng như uốn nắn cây con, trẻ càng phát huy tốt tố chất của mình.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Ăn gì dễ sảy thai nhất? Mẹ bầu cần biết...Chế độ ăn uống rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần trang bị đầy...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!