Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/03/2017

Dạy trẻ tính kiên nhẫn từ chính thói quen hàng ngày

Dạy trẻ tính kiên nhẫn từ chính thói quen hàng ngày
Tính kiên nhẫn không phải tự nhiên mà có, nó đòi hỏi quá trình rèn luyện tính cách lâu dài từ khi còn là một đứa trẻ. Do vậy, cha mẹ nên chú trọng tập cho con tính kiên nhẫn ngay từ khi con còn là trẻ tiểu học, và không ngừng bồi đắp để tính cách này theo con suốt cả đời.

Tính kiên nhẫn và thời gian làm được nhiều hơn là sức mạnh hay nhiệt huyết (La Fontain). Tục ngữ Việt Nam cũng có nhiều câu tôn vinh giá trị của lòng kiên nhẫn, như “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Trẻ con học hỏi bằng cách bắt chước người lớn, do vậy, cha mẹ thực hành sự kiên nhẫn hàng ngày là cách hữu hiệu nhất để dạy con.

Là một tấm gương tốt

Các bậc phụ huynh thường chủ quan cho là trẻ chỉ làm theo những gì được người lớn dạy bảo. Nhưng trên thực tế cho thấy, trẻ em luôn quan sát cử chỉ, hành động,… của ba mẹ mỗi ngày và học theo. Vì trẻ không phân biệt được đâu là tốt, đâu là xấu nên đòi hỏi các bậc phụ huynh phải rất tâm lý và lấy chính cách hành xử của mình trong cuộc sống làm bài học dạy con.

Ba mẹ là tấm gương dạy con về tính kiên nhẫn
Ba mẹ là tấm gương dạy con về tính kiên nhẫn tốt nhất (Ảnh: Pixta)

Ba mẹ được xem là người thầy đầu tiên của trẻ, chính vì vậy ba mẹ cần là tấm gương tốt cho trẻ noi theo. Trong trường hợp này, bạn cần hạn chế đến mức tối đa các thói quen xấu, hoặc là không cho trẻ nhìn thấy chúng. Ví dụ, bạn làm bất cứ việc gì thì phải luôn kiên nhẫn, nghiêm túc chứ không bỏ dở giữa chừng.

Khi đối mặt với thất bại, cha mẹ không tức giận, nổi nóng mà kiên trì làm lại cho tới khi thành công… Chứng kiến cách ứng xử của cha mẹ, trẻ sẽ học được tính cách kiên nhẫn.

>> Dạy trẻ tự lập kế hoạch chi tiêu cá nhân

Rèn tính kiên nhẫn khi đối mặt trở ngại

Hãy thử giao cho con của bạn những việc mà cần phải vượt qua trở ngại mới hoàn thành được. Vì điều này sẽ giúp các bậc phụ huynh kiểm tra được năng lực và sự kiên trì của trẻ. Đồng thời, kích thích tinh thần hiếu thắng, khả năng khắc phục khó khăn, cũng như là giúp trẻ có thêm động lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Lòng kiên nhẫn được hình thành từ quá trình rèn luyện ý chí. Để có được điều đó, đòi hỏi trẻ phải cố gắng hết mình vượt qua khó khăn. Cũng như câu lửa thử vàng, gian nan thử sức” cho ta thấy hoàn cảnh càng khó khăn thì càng dễ rèn luyện sự nhẫn nại.

Tập tính kiên nhẫn cho con trẻ
Giao cho con những câu hỏi tương đối khó với độ tuổi của con, khuyến khích con nhẫn nại tìm câu trả lời từ sách vở. Đây cũng là cách thử thách và tập cho con trẻ kiên nhẫn

Không những vậy, ba mẹ phải luôn luôn động viên trẻ không nên bỏ cuộc giữa chừng vì gặp chút khó khăn. Trong trường hợp này, người lớn cần giải thích cho trẻ hiểu là chỉ có cố gắng và kiên trì mới giúp ta đem lại thành công. Thêm vào đó, bạn cũng nên công nhận thành quả của trẻ qua những lời khen. Điều này sẽ giúp bạn chứng minh cho trẻ thấy là việc trẻ đang cố gắn làm là đúng đắn và đáng tự hào.

>> Trẻ học cách hòa nhập như thế nào?

Mẹo hay giúp rèn luyện tính kiên nhẫn

Trò chơi:

Có thể bạn chưa biết khả năng tập trung chú ý càng cao thì sự kiên trì càng lớn, và đó cũng chính là nền tảng cơ bản của việc hình tính kiên nhẫn cho trẻ. Để đáp ứng được yêu cầu này thì cũng khó, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ chơi các trò đòi hỏi sự tập trung như tìm điểm khác biệt, ghép tranh, tìm lỗi sai…Việc này vừa có lợi cho trẻ vừa giúp bạn có thời gian làm nội trợ.

Trò chơi lắp ráp, ghép hình
Trò chơi lắp ráp, ghép hình giúp hình thành đức tính kiên nhẫn nơi con trẻ

Phần thưởng:

Hầu hết mọi sự thành công đều bắt nguồn từ mục tiêu đã đề ra lúc đầu. Chính vì vậy, để rèn sự kiên nhẫn cho trẻ bạn có thể đưa ra phần thưởng để trẻ có động lực. Ví dụ với một bài toán khó, nếu bé làm được thì sẽ được ba mẹ dẫn đi ăn kem. Hoặc ngược lại bé muốn được đi chơi công viên thì bé phải học thuộc lòng bảng chữ cái,…

Tuy nhiên, cha mẹ phải cứng rắn trong trường hợp bé không hoàn thành được nhiệm vụ mà vẫn đòi quà, để tránh trường hợp chìu hư trẻ. Ngoài ra, các bậc cha mẹ đề ra mục tiêu cho trẻ nên chú ý, mục tiêu đó phải rõ ràng và phù hợp với sức của trẻ.

>> Giá trị đạo đức nào giúp con trở thành người tốt?

Bồi dưỡng đam mê:

Bạn đã từng hỏi trẻ về nghề nghiệp mà trẻ ước mơ sau này chưa, nếu chưa thì hãy thử đi nhé! Bởi bồi dưỡng đam mê cũng là một cách để giúp con người ta hình thành được tính nhẫn nại và trẻ em cũng không là ngoại lệ. Ví dụ như trẻ muốn làm họa sĩ thì trẻ phải kiên nhẫn luyện vẽ thường xuyên mỗi ngày.

Tóm lại, tính kiên nhẫn không dễ dàng được hình thành mà đó là cả quá trình dài đương đầu với khó khăn. Vì vậy, để giúp được trẻ thì trước hết người lớn cũng phải kiên trì và nhẫn nại.

Hồng Linh

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x