Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Admin-marrybaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 11/11/2020

Trẻ 4 tuổi 6 tháng: Giúp bé chữa tật nói ngọng

Trẻ 4 tuổi 6 tháng: Giúp bé chữa tật nói ngọng
Trẻ 4 tuổi thường gặp khó khăn trong phát âm. Thực tế, có rất nhiều âm bé không thể nói chính xác được cho đến khi bé lên 7 hoặc 8 tuổi. Thông thường đây là do trẻ chưa kiểm soát được những cơ quan phát ra những âm này
tre 4 tuoi 4
Cắt ngang khi bé đang nói có thể khiến bé mất tự tin

Nguyên nhân của tật nói ngọng ở các bé

  • Bé nói ngọng có thể do sự phát triển thể chất chưa toàn diện. Các bé trai cũng có xu hướng nói kém hơn các bé gái.
  • Bé quá nhút nhát: Mới đầu, bé có thể nói sai một vài từ nhưng bị cả nhà cười chê nên những lần giao tiếp sau, bé trở nên rụt rè và càng dễ bị ngọng hơn.
  • Bé bắt chước: Một người thân trong nhà hoặc các bạn ở lớp mẫu giáo của bé thường nói ngọng nên bé cũng bị ảnh hưởng theo.
  • Yếu tố bệnh lý: Bé bị dính thắng lưỡi (lưỡi bé không thể thè thẳng ra như bình thường được). Ngoài ra, các chứng bệnh như viêm họng, sưng lợi, tắc mũi… cũng gây cản trở bé phát âm.

Cùng con luyện tập khắc phục tật nói ngọng

Dù bạn cảm thấy những câu nói của trẻ rất là ngộ nghĩnh nhưng đừng nên hùa theo trẻ hoặc bắt chước cách phát âm này. Trẻ có thể sẽ tiếp tục cách nói đó cho dù không bị ngọng nữa. Tuy nhiên, bạn cũng không nên sửa từ ngữ của trẻ ngay lúc bé đang nói. Điều này sẽ khiến bé mất tự tin hoặc khó tìm được từ khác để diễn tả. Khi trẻ nói ngọng, mẹ nên giúp bé sửa thành câu nói đúng một cách nhẹ nhàng và từ tốn.

Chẳng hạn, đối với âm “s”, việc nói ngọng xảy ra khi con bạn đẩy lưỡi ra để tạo thành âm s thay vì đặt lưỡi ở sau răng. Hầu hết trẻ con đều nói ngọng vì chúng chưa nắm rõ cách phát âm mỗi âm tiết như thế nào. Bạn nên giữ một thái độ bình thường và bao dung đối với con.

Nhưng nếu câu nói của trẻ gây khó hiểu hoặc trẻ nói ngọng khiến bé trở thành trò trêu chọc của những đứa trẻ khác, bạn nên đến gặp một chuyên gia về ngôn ngữ. Nói chung, trong đa số trường hợp, một đứa trẻ sẽ bắt đầu tập nói chuẩn xác và từ từ trẻ sẽ không ngọng nghịu nữa.

  • Tập cơ miệng: Bạn có thể hướng dẫn bé các bài luyện tập cơ miệng vào buổi sáng như: Há miệng to và cùng nói “A, O, U, I”. Lặp lại từ 5 đến 7 lần.
  • Dạy bé hát: Quá trình bé bắt chước theo ngôn từ, giai điệu của bài hát sẽ giúp bé biết cách phát âm đặc biệt hiệu quả. Bạn có thể chọn những bài hát đơn giản, hướng dẫn bé học thuộc từng đoạn nhỏ rồi ghép các đoạn lại với nhau.
  • Nếu bé nói ngọng phần nào, bạn có thể lặp đi lặp lại phần đó nhiều lần để bé ghi nhớ và làm theo.
  • Cho bé nói trước gương: Bạn làm mẫu phát âm thật chậm, rõ ràng một số cụm từ như: “Con muốn ăn cơm”, “Con thích uống sữa”… và hướng dẫn bé làm theo. Bé cũng có thể dễ dàng bắt chước cử động miệng của bạn trong gương.
  • Trò chơi ngôn ngữ: Hàng ngày, bạn có thể đố bé xem, trong nhà mình có những đồ vật nào bằng chữ “C”, những loại quả nào bắt đầu bằng chữ “N”… hoặc gợi ý để bé đố lại bạn. Hoạt động này giúp bé phân tích và nhận biết chính xác những cụm từ thông dụng.
  • Trò chuyện hàng ngày: Nói chuyện với bạn không chỉ giúp bé tăng vốn từ vựng mà bạn cũng biết bé thường phát âm sai những cụm từ nào để kịp thời uốn nắn.

Lưu ý khi cùng bé luyện tập

  • Làm gương cho bé: Muốn bé phát âm chuẩn, cha mẹ hoặc người thân trong nhà phải làm mẫu cho bé trước đã. Nếu cô giúp việc nói giọng địa phương, thì bạn cũng nên yêu cầu cô tập nói giọng chuẩn cùng bé.
  • Tránh nói ngọng khi quá yêu bé. Những câu nựng như “Mẹ yêu ton nhắm” sẽ là bài học xấu về tật nói ngọng cho bé đấy!
  • Tập cho bé bình tĩnh: Bạn nên để cho bé được diễn đạt hết ý, không nên cắt lời bé, cũng không nên thúc giục bé nói nhanh. Làm như vậy, bé càng dễ mắc lỗi hơn.

Lời khuyên dành cho cha mẹ

Đã rất lâu từ khi bạn hẹn hò đi ăn tối với cô bạn thân? Bạn nên gửi tin nhắn và hẹn lịch với cô ấy. Bạn phải dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động khác thay vì những hoạt động yêu thích của bạn như là mua sắm, đi bộ hay tham gia một câu lạc bộ mà bạn đã từng yêu thích quá lâu. Đây là lúc để bạn nên bắt đầu lại. Người xưa luôn có câu: “Hãy luôn yêu quý bản thân mình trước đã”.

Ngoài ra, đừng quên làm mới lại đời sống của vợ chồng bạn. Bạn nghĩ sao nếu mình có thể hẹn hò như thời kỳ độc thân?

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x