Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 20/07/2016

7 cách trả lời thông minh khi trẻ than “con chán”

7 cách trả lời thông minh khi trẻ than “con chán”
Dù có rất nhiều món đồ chơi hấp dẫn trong nhà, bé vẫn có lúc càu nhàu “Con chán quá” với mẹ. Làm sao để bé con sôi nổi trở lại? Mời bạn tham khảo một số gợi ý nhỏ dưới đây nhé

Ngoài những câu vỗ về quen thuộc như “con chán thật à?” hay “sao lại chán” đã quá quen thuộc, mẹ cần thêm vài tuyệt chiêu để con thôi kèo nhèo và trở lại với vẻ vui tươi trước đó.

Làm gì khi con chán?
Không chỉ có sự sôi nổi, vui vẻ, cũng có những lúc con chán nữa mẹ ạ!

Có 7 lựa chọn thích hợp cho mẹ trong trường hợp này:

1/ “Hay quá! Đúng lúc mẹ cần nhờ bé giúp mẹ một tay. Bé muốn làm việc nào trước đây?”

2/ ‘Vậy là con chán hết mấy món đồ chơi của mình rồi phải không? Mẹ đem cho các bạn khác nhé?’

3/ Thổi phồng câu chuyện lên, chẳng hạn “Con chán à? Ôi không! Cún con bé bỏng đáng yêu tội nghiệp của mẹ! Sao không ai thèm đoái hoài đến con khi con đang buồn chán thế này? Vậy là không được, không được chút nào…”. Cứ tiếp tục màn cường điệu hóa của bạn cho đến khi trẻ bỏ đi. Sẽ không mất nhiều thời gian của mẹ đâu. Nếu có vẻ hiệu quả, bạn hãy ôm bé và đung đưa nhẹ vòng tay để dỗ dành con trong khi nói nhé.

4/ “À, nếu con muốn kể gì với mẹ thì mẹ thích lắm đấy”. Có thể bé sẽ chấp nhận đề nghị của bạn.

5/ “Ôi, mẹ cũng vậy đó. Mình cùng chơi gì vui vui nhé”

6/ “Tội nghiệp cục cưng của mẹ quá đi! Hay là mình tô màu tiếp bức tranh hôm qua chưa tô xong nhỉ”

7/ “…”

Thật ra, thỉnh thoảng cách trả lời hay nhất của mẹ là chẳng nói gì cả. Chán chường không phải là chuyện xấu đối với trẻ, và giải pháp mẹ ngầm lảng tránh tình huống này sẽ tăng khả năng bé tự tìm cách thay đổi tâm trạng của mình. Điều này giống như trong nhà có một em bé kén ăn vậy; tương tự việc bé sẽ không nhịn đói, trẻ tự nhiên sẽ không để mình bị hành hạ vì cơn chán. Cuối cùng, nếu cảm thấy đã chán đủ rồi, bé sẽ tự hành động và điều chỉnh bản thân.

Dĩ nhiên, nếu thích giúp con xua đuổi cơn chán hơn, tất nhiên mẹ có thể đề nghị làm gì đó cùng con (chứ không phải làm cho hay làm giùm con nhé). Mẹ không cần phải vội vàng chạy đi mua ngay đồ chơi mới hoặc đăng ký cho bé tham gia lớp học đắt tiền nào đó. Nhưng nếu bạn có thời gian rảnh và lời rên rỉ vì chán của trẻ đã lên đến đỉnh điểm, sao bạn không thử gợi ý cùng nhau đi dạo, chơi một trò vận động đơn giản hoặc chỉ cần ngồi xuống trò chuyện. Bé sẽ tỏ ra khó chịu với ý tưởng đó và đi lòng vòng than thở với… người khác, hoặc đành chấp nhận đề nghị của mẹ, vậy là buổi chiều về cơ bản sẽ ổn thỏa hơn với cả hai mẹ con rồi đấy.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x