của bé
Nhiều mẹ vừa hay tin mình có em bé liền dự tính đi siêu âm đầu dò thai 5 tuần nhằm kiểm tra sức khỏe của bé cưng. Thế nhưng liệu phương pháp này có an toàn hay không?
Nội dung bài viết
Siêu âm đầu dò thai 5 tuần là mong muốn của nhiều mẹ vừa hay tin mình có em bé. Cách này có tốt để giúp mẹ kiểm tra sức khỏe của bé cưng hay không? Hãy để MarryBaby giải đáp về hình thức siêu âm thai nhi này bạn nhé!
Siêu âm từ lâu là phương pháp giúp theo dõi quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Hai trong số những hình thức siêu âm thai nhi được áp dụng nhiều hiện nay là siêu âm ổ bụng và siêu âm đầu dò. Với trường hợp thai 5 tuần, lúc này bé còn rất nhỏ nên nếu siêu âm qua thành bụng sẽ khó có đánh giá chính xác. Vì vậy, lúc này bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ siêu âm đầu dò. Để biết chính xác phương pháp này có an toàn cho mẹ lẫn thai nhi hay không, mời bạn tham khảo ngay bài đọc sau.
Siêu âm đầu dò thai 5 tuần là gì?
Muốn biết có nên siêu âm đầu dò thai 5 tuần hay không, mẹ trước hết nên hiểu rõ về phương pháp này. Siêu âm đầu dò thực chất là kỹ thuật thăm khám phụ khoa tiên tiến, do bác sĩ sản khoa hoặc kỹ thuật viên y tế có chuyên môn cao thực hiện.
Đầu dò hoạt động dựa trên nguyên lý thu, phát sóng siêu âm tần số cao, qua đó tái hiện lại hình ảnh môi trường bên trong âm đạo một cách rõ nét nhất. Nhờ vậy mà bác sĩ có thể xác định chính xác vị trí nằm của thai nhi (điều mà việc siêu âm qua thành bụng khó có thể làm được ở giai đoạn mang thai sớm), cũng như kịp thời phát hiện những bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản như: u xơ tử cung, u nang buồn trứng, mang thai ngoài tử cung…
Trong quá trình siêu âm, một đầu dò chuyên dụng sẽ được đưa vào phần âm đạo người nữ. Chính điều này đã khiến cho rất nhiều bà mẹ tương lai lo ngại, sợ thiết bị này sẽ ảnh hưởng đến thai nhi hoặc thậm chí mang mầm bệnh lạ từ ngoài vào cơ thể mình.
Có nên thực hiện siêu âm đầu dò thai 5 tuần không?
Thực tế, siêu âm đầu dò thai 5 tuần không gây tác động xấu đến thai nhi hay sức khỏe mẹ bầu. Bởi phần đầu dò khi được đưa vào âm đạo cũng chỉ di chuyển quanh khu vực này chứ không đi sâu vào cổ tử cung hay tử cung. Câu hỏi đặt ra rằng thông qua phương pháp này, mẹ sẽ biết những gì? MarryBaby xin trả lời bạn đó là:
- Vị trí chính xác của thai nhi: Lúc này bé cưng có kích thước cỡ hạt tiêu, qua màn hình siêu âm, thứ mà mẹ thấy rõ nhất sẽ là noãn hoàng (giữ vai trò nuôi thai) và túi thai (vùng màu đen bao xung quanh noãn hoàng).
- Nhịp tim thai: Nếu bác sĩ vẫn chưa phát hiện thì mẹ cũng đừng quá lo vì thường tim thai sẽ thấy rõ hơn từ tuần thứ 6 hoặc muộn hơn.
- Đánh giá tình trạng bất thường của nhau thai.
- Chẩn đoán nguy cơ sẩy thai, sinh non dựa trên các dấu hiệu bất thường.
Ngoài mục đích kiểm tra sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu thuộc những trường hợp sau đây có thể được bác sĩ chỉ định làm siêu âm đầu dò thai 5 tuần:
- Mẹ có tiền sử mang thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai.
- Mang thai nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
- Trường hợp thai đã lớn nhưng đầu thai quay xuống dưới hoặc có tình trạng nhau bám mặt sau.
Quy trình thực hiện siêu âm đầu dò thai 5 tuần
Trước khi tiến hành siêu âm đầu dò thai 5 tuần, mẹ có thể được yêu cầu đi vệ sinh để bàng quang rỗng nhằm thu được kết quả chính xác hơn. Tiếp theo, mẹ sẽ phải mặc váy sản phụ rồi nằm lên bàn siêu âm, hai chân gác lên giá đỡ. Trường hợp không có váy thì mẹ sẽ phải cởi bỏ quần áo từ phần eo trở xuống.
Khi đã ổn định, bác sĩ từ từ đưa đầu dò (có thoa một lớp gel bôi trơn ở phía ngoài) vào âm đạo khoảng 5–7cm. Lúc này đầu dò sẽ phát sóng siêu âm và thu về tín hiệu được mã hóa dưới dạng hình ảnh. Trong lúc siêu âm, bác sĩ có thể xoay, vặn đầu dò nhẹ để thu được hình ảnh bao quát nhất. Dựa vào hình ảnh quan sát được trên màn hình, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi.
Lưu ý rằng một số mẹ sẽ cảm thấy nhói hoặc hơi khó chịu khi đầu dò siêu âm vừa đi vào âm đạo. Mẹ hãy yên tâm rằng cảm giác này sẽ biến mất nhanh chóng ngay sau đó.
Dù rằng kết quả của siêu âm đầu dò có độ chính xác cao, nhưng không bắt buộc lần khám thai định kỳ nào mẹ cũng phải thực hiện phương pháp này. Một khi thai đã lớn hơn, mẹ nên siêu âm thành bụng vừa tiện lợi lại đảm bảo không gây tác động đến thai nhi.
Những lưu ý khi siêu âm đầu dò thai 5 tuần
Để chuẩn bị cho việc siêu âm đầu dò thai 5 tuần đạt kết quả chính xác, mẹ bầu nên lưu ý những điều sau:
- Trước khi vào phòng khám, mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, không nên quá căng thẳng hoặc lo sợ sẽ gây trở ngại cho quá trình siêu âm.
- Tùy vào mục đích khám mà bác sĩ có thể đề nghị mẹ nhịn tiểu, đi tiểu hết để bàng quang trống hoặc uống thêm nước. Thường thì bàng quang trống sẽ thuận lợi cho việc siêu âm ở các cơ quan như buồng trứng, tử cung và ống dẫn trứng; trong khi bàng quang căng đầy lại cho hình ảnh siêu âm ở vùng chậu rõ nét hơn.
- Nên lựa chọn trang phục thoải mái (tốt nhất là váy) để không mất nhiều thời gian chuẩn bị.
- Mẹ không đặt tampon khi thực hiện phương pháp này.
Trường hợp nếu siêu âm mà không thấy kết quả, mẹ cũng đừng quá lo lắng mà nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Đôi khi điều này có thể bắt nguồn từ việc mẹ nhầm lẫn trong cách tính tuổi thai hoặc bạn đang có bệnh lý liên quan đến tử cung.
Hy vọng rằng những chia sẻ vừa rồi giúp mẹ có thêm hiểu biết về việc siêu âm đầu dò thai 5 tuần. Điều quan trọng nhất khi vừa nhận được “tin vui” là luôn lạc quan và giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo sức khỏe mẹ nhé!
M.B
-
11 sự thật về siêu âm thai nhi mẹ bầu nên biếtSiêu âm thai nhi giúp cung cấp một bức tranh cụ thể và đầy đủ của bé yêu trong bụng mẹ. Vì thế, rất nhiều mẹ bầu trông mong đến thời điểm siêu âm để được "gặp" con
-
Siêu âm thai như thế nào là đúng?Có nhiều bà mẹ rất thích siêu âm thai để được nhìn ngắm bé yêu của mình trên màn hình, có mẹ còn thích lưu các giấy siêu âm thai lại làm thành nhật ký mang thai. Tuy nhiên, nên hay không nên siêu...
-
Siêu âm 4D vào thời điểm nào thích hợp?Siêu âm 4D sẽ giúp mẹ nhìn thấy những cử động chân tay, vặn mình, mĩn cười, đôi mắt nhắm mở…của bé cưng một cách sống động và chân thực nhất ngay từ khi còn chưa chào đời. Tuy nhiên, mẹ bầu có...
-
Các mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu không nên bỏ quaCác mốc siêu âm thai trải dài từ khi mẹ mới mang bầu cho đến những ngày chuẩn bị sinh nở. Mỗi thời điểm siêu âm đòi hỏi phải đến phòng khám đúng ngày, giúp bác sĩ kiểm tra sát sao tình hình phát...
-
Nhịp tim thai nhi bao nhiêu là bình thường và những sự thật thú vịTim thai được hình thành từ rất sớm và thực hiện các nhiệm vụ nặng nề không kém tim của người lớn. Trong suốt thai kỳ, nhịp tim thai nhi còn là một trong những dấu hiệu cho biết mầm sống lớn lên...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
các mẹ bầu nên tham khảo ạ