Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Mẹ của Vĩnh Hy
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 31/05/2021

Bà bầu đối mặt thế nào với tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai?

Bà bầu đối mặt thế nào với tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai?
Ngứa vùng kín khi mang thai khiến các mẹ khó chịu, gây nhiều bất tiện trong cuộc sống hằng ngày. Mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và điều trị dứt điểm.

Tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai đặc biệt với thời tiết nóng nực như hiện nay mang lại không ít phiền toái cho chị em. Ngoài vấn đề ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý, ngứa vùng kín ở bà bầu còn là dấu hiệu điển hình của các bệnh phụ khoa nguy hiểm có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

ngứa vùng kín khi mang thai
Ngứa vùng kín khi mang thai

Mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc và kì diệu nhất đối với mỗi phụ nữ. Tuy nhiên, sự thay đổi về cơ thể mỗi ngày cũng khiến mẹ bầu đối mặt với không ít phiền toái. Một trong số đó là tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai.

Không chỉ khó chịu, nhiều mẹ còn bày tỏ sự lo lắng bởi không rõ tình trạng này có nguy hiểm không và làm cách nào để trị dứt điểm, an toàn?

Điểm danh những nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai

ngứa vùng kín khi mang thai 1
Ngứa vùng kín khi mang thai

Nhiều mẹ bầu rất kĩ lưỡng khi chăm sóc vùng kín, nhưng tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai khó chịu vẫn không buông tha. Mẹ có biết rằng hiện tượng ngứa vùng kín trong thai kì bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu chính từ sự thay đổi sinh lý của âm đạo khi mang thai.

1. Thay đổi hormone

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có những biến đổi lớn về nội tiết tố, hoocmon estrogen tiết ra mạnh, hình thành nhiều chất glycogen khiến vùng kín trở nên ẩm ướt. Nấm và vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm, ngứa ngáy khó chịu.

2. Độ pH tại âm hộ, âm đạo có sự thay đổi

Khi mang thai, tính kiềm tại vùng âm hộ, âm đạo sẽ tăng lên rất nhiều dễ gây ra viêm nhiễm, ngứa vùng kín.

3. Viêm nhiễm âm đạo

Viêm âm đạo do vi khuẩn thường được gọi là BV là chứng viêm nhiễm phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Thông thường cứ 5 phụ nữ lại có 1 người bị nhiễm bệnh này, triệu trứng điển hình của bệnh lý này là ngứa âm đạo kèm khí hư có màu sắc bất thường, có mùi hôi.

4. Nhiễm nấm âm đạo

Và khi hệ thống miễn dịch bị tổn thương hoặc yếu đi, pH âm đạo không ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida phát triển khiến vùng kín bị ngứa, âm hộ sưng tấy, khí hư có màu trắng đục, mùi hôi kèm tiểu rát, tiểu buốt.

5. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)

Bệnh giang mai, lậu, Chlamydia, Herpes và Trichomonas… đều là các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ngứa âm đạo, tiết dịch có mùi hôi, kích ứng, thậm chí đau nhức…

6. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Ngứa âm đạo có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ.

ngứa vùng kín khi mang thai
Ngứa vùng kín khi mang thai

Một số nguyên nhân khác là tác nhân cơn ngứa bất tận mà mẹ bầu phải gánh chịu:

  • Tuyến mồ hôi tiết nhiều tại những vị trí kín đáo khó chịu, ẩm ướt
  • Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu không may bị trĩ thì nguy cơ bị ngứa vùng kín là tương đối cao.
  • Vệ sinh vùng kín sai cách, quần lót quá chật, kích ứng từ hóa mỹ phẩm…
  • Viêm nang lông trong thai kỳ xuất hiện từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9
  • Trong những tháng cuối, khi kích thước thai nhi ngày càng lớn, tình trạng rạn da càng gia tăng gây ra hiện tượng ngứa ngáy khó chịu ở vùng háng, vùng mu, bụng, tay, chân, mông hoặc đùi…

Bà bầu ngứa vùng kín có nguy hiểm không?

Nếu không xử lý kịp thời, hiện tượng ngứa vùng kín có thể dẫn đến một số tình huống nguy hiểm như:

  • Tổn thương vùng kín.
  • Nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
  • Nguy cơ dẫn đến sinh non hoặc đe dọa sảy thai hay các ảnh hưởng đến thai nhi như bé sinh thiếu tháng, trẻ có thể mắc các bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn tấn công trong trường hợp thai phụ sinh thường.

Vì vậy khi bị ngứa nghiêm trọng, mẹ bầu cần đến bệnh viện khám và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên tắc cần nhớ khi ngứa vùng kín khi mang thai

Ngứa vùng kín do mắc các bệnh phụ khoa thường được xử lý bằng cách đốt viêm hoặc dùng thuốc. Tuy nhiên thời gian mang thai phương pháp đốt viêm không áp dụng được còn việc sử dụng thuốc Tây cần hạn chế tối đa tránh ảnh hưởng tới bé.

Biện pháp an toàn và hiệu quả nhất chính là phòng ngừa, phục hồi sự cân bằng pH tự nhiên của vùng kín, để hỗ trợ bảo vệ chống lại nhiễm trùng và các điều kiện gây viêm, làm dịu giảm ngứa.

Đồng thời, mẹ bầu cần lưu ý những nguyên tắc sau:

1. Dừng gãi

Khi phần da nhạy cảm ở vùng kín bị ngứa, theo bản năng mẹ sẽ gãi, nhưng theo lời khuyên của bác sĩ, mẹ bên ngừng ngay hành động này bởi khi gãi phạm vị viêm sẽ càng lan rộng. Những vết gãi do ngứa này còn nghiêm trọng hơn nếu chúng phát triển thành các chứng viêm nhiễm.

2. Hạn chế sử dụng băng vệ sinh hàng ngày

Dùng băng vệ sinh hằng ngày liên tục cũng được xem là tác nhân gây viêm nhiễm. Vì thế các mẹ cần bỏ thói quen sử dụng thường xuyên sản phẩm này. Cũng nên tránh dùng xà phòng, dung dịch có tính chất tẩy rửa mạnh hay có mùi.

3. Chọn trang phục và đồ lót phù hợp

Chọn mặc những loại quần lót thoáng, thấm nước và khô ráo để vùng kín luôn khô ráo.

Hạn chế ngồi lâu ở nơi quá nóng. Mặc quần áo bằng vải cotton, rộng rãi cũng như tuyệt đối không mặc quần chật, bó và phải thay quần lót thường xuyên.

4. Thêm sữa chua vào chế độ ăn uống

Ăn sữa chua đặc biệt là sữa chua Hy Lạp không đường, ít chất béo tốt cho sức khỏe, đồng thời giúp giữ cân bằng độ pH. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nước nhiều, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin D… và hạn chế ăn đồ ngọt.

5. Dùng dung dịch vệ sinh vùng kín chuyên biệt

Cũng đừng quên vệ sinh vùng kín hằng ngày bằng dung dịch vệ sinh chuyên biệt, sau đó rửa sạch lại bằng nước và thấm khô sau mỗi lần đi đại hoặc tiểu tiện. giúp mang lại kết quả tối ưu trong việc phòng và khắc phục hiện tượng ngứa vùng kín.

Khuyến cáo của các chuyên gia đối với các mẹ đang sử dụng những sản phẩm vệ sinh thông thường, có chứa hương liệu, nhiều xà phòng nên lưu tâm lại và lựa chọn cho mình sản phẩm chuyên biệt riêng trong quá trình mang thai cũng như sau sinh.

Bởi làn da mẹ trong quá trình mang thai khá nhạy cảm, cũng như độ pH vùng âm đạo thay đổi, nên các bác sĩ chuyên khoa khuyên các mẹ nên dùng các sản phẩm vệ sinh vùng kín chuyên biệt có nguồn gốc hữu cơ, an toàn, không mùi , dùng được cả khi bị dị ứng và đã được kiểm chứng lâm sàng như dung dịch vệ sinh vùng kín hàng ngày chuyên biệt cho phụ nữ mang thai và sau sinh đến từ châu Âu Oillan Intima Mama.

Giải pháp vệ sinh vùng kín an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú?

Oillan Intima Mama dung dịch vệ sinh vùng kín hàng ngày chuyên biệt cho phụ nữ mang thai và sau sinh đến từ Châu Âu có công thức đặc biệt, ít tạo bọt, pH sinh lý cùng các thành phần thảo dược hữu cơ với các tác dụng cụ thể:

  • Axit lactic – Phục hồi sự cân bằng của vi khuẩn tự nhiên.

  • Chiết xuất lô hội – Làm ẩm, làm dịu sự kích ứng, viêm và tổn thương.
  • Dầu bơ – Nuôi dưỡng, có tính chống nấm, kháng khuẩn, chống dị ứng và làm dịu.

Bisabolol (Tinh dầu hoa Cúc ) có tác dụng chống viêm, hấp thu tốt đồng thời tăng hấp thu các thành phần khác.Allantoin và D-panthenol – Làm dịu những kích ứng, giảm ngứa, mang lại cảm giác khô thoáng kéo dài.

Sản phẩm Công dụng Cách dùng

OILLAN INTIMA MAMA – Dung dịch vệ sinh phụ nữ, dùng khi đang mang thai và sau khi sinh

ngứa vùng kín khi mang thai 3

 

Vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài dành cho phụ nữ mang thai (từ tuần thứ 8 của thai kỳ), phụ nữ sau sinh và đang cho con bú

Giúp cân bằng pH tự nhiên của vùng kín và làm sạch nhẹ nhàng, giúp giảm thiểu các hiện tượng viêm, ngứa vùng kín, mang lại cảm giác khô thoáng kéo dài.

Dùng cho mọi loại da, kể cả với những làn da nhạy cảm.

Dùng hàng ngày, mỗi ngày 1 lần với lượng nhỏ vừa phải, rồi rửa với nước.

Liên hệ: 1900 1259 ( giờ hành chính) để được các chuyên gia tư vấn miễn phí các vấn đề về vùng kín trong thời gian mang thai, sau sinh.ngứa vùng kín khi mang thai 6

Nhật Lãm

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. Vaginal Itching During Pregnancy https://parenting.firstcry.com/articles/vaginal-itching-during-pregnancy-causes-and-remedies/ Truy cập ngày 28/05/2021 2. Yeast infection during pregnancy: Over-the-counter treatment OK? https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/vaginitis/expert-answers/yeast-infection-during-pregnancy/faq-20058355 Truy cập ngày 28/05/2021 3. Vaginal itching and discharge - adult and adolescent https://medlineplus.gov/ency/article/003158.htm Truy cập ngày 28/05/2021 4. Vaginal yeast infections during pregnancy https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2654841/ Truy cập ngày 28/05/2021 5. Vaginal thrush https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/vaginal-thrush Truy cập ngày 28/05/2021
x