Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: BS CKI. Lai Ngọc Hiền
Cập nhật 27/11/2023

Bà bầu ăn lá é được không? Bà bầu nên ăn lá é như thế nào?

Bà bầu ăn lá é được không? Bà bầu nên ăn lá é như thế nào?
Lẩu gà lá é là một món ăn vô cùng nổi tiếng và nằm trong danh sách yêu thích của nhiều người, kể cả mẹ bầu. Một thành phần quan trọng làm nên linh hồn của món ăn này không thể không kể đến đó là lá é.

Vậy bà bầu có ăn lá é được không? Trong bài viết này sẽ có câu trả lời cho mẹ. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Lá é là lá gì?

Lá é là một phần của cây é, một loại cây thân nhỏ, thuộc họ hoa môi, chi húng quế. Mặc dù lá é thuộc họ húng quế nhưng lá é không phải là lá húng quế. Lá é có hình trái xoan, góc tròn, đầu nhọn, mép có răng cưa, hai mặt có lông và mọc riêng lẻ, đối chéo nhau. Cây é còn được gọi là é trắng, húng trắng, trà tiên, hương thảo, húng lông hay húng quế lông.

Lá é là một gia vị ngon, lạ miệng trong nhiều món ăn Việt Nam như lẩu gà lá é, muối lá é chấm cơm và gà hoặc làm gia vị cho các món nướng. Với nhiều món ăn lạ miệng khó cưỡng thì bà bầu ăn lá é được không?

Lá é là lá gì? Bà bầu ăn lá é được không?
Lá é là lá gì? Bà bầu ăn lá é được không?

2. Tác dụng của lá é với sức khỏe

Để biết bà bầu ăn lá é được không, trước tiên mẹ bầu có thể tìm hiểu một số công dụng của lá é. Lá é có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe như:

  • Có lợi cho sức khỏe răng miệng, giảm viêm nhiễm trong cơ thể.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Kháng khuẩn, kháng viêm.
  • Hoạt động chống oxy hóa, chống viêm khớp.
  • Hỗ trợ tiêu hóa và giảm buồn nôn.
  • Tăng cường chức năng nhận thức và cải thiện tâm trạng, giảm stress và lo âu.
  • Hỗ trợ điều trị cảm lạnh, ho và làm dịu họng.
  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm huyết áp.
  • Điều chỉnh đường huyết và kiểm soát tiểu đường.

>> Xem thêm: Tác dụng của lá ổi đối với phụ nữ trước và sau sinh tốt đến không ngờ

3. Bà bầu ăn lá é được không?

Lá é có tính nóng và vị cay, có tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu. Tuy nhiên, khi mang thai, việc ăn quá nhiều lá é có thể gây ra nguy cơ động thai do tính nóng của nó. Vì vậy, phụ nữ mang bầu nên hạn chế việc tiêu thụ lá é và chỉ sử dụng một ít để tạo mùi vị cho món ăn, không nên ăn thường xuyên.

Tùy theo tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người, nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu lạ khi ăn lá é, bà bầu nên ngừng việc tiêu thụ và đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

 Bà bầu ăn lá é được không thì câu trả lời là không.
Bà bầu ăn lá é được không thì câu trả lời là không.

>> Mẹ bầu xem thêm: Bà bầu nên ăn yến từ tháng thứ mấy? Lợi ích tuyệt vời cho hai mẹ con

4. Những loại rau thơm khác mà bà bầu không nên ăn

Bà bầu ăn lá é được không thì câu trả lời là có và không nên ăn nhiều. Vậy còn có loại rau nào bà bầu không được ăn không?

Dưới đây là danh sách một số loại rau bà bầu không nên hoặc chỉ được ăn ít do có nguy cơ gây hại cho thai nhi hoặc sức khỏe của bà bầu:

  • Rau húng lủi: Rau húng lủi là một loại rau có tính hàn. Phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể rất nhạy cảm, chưa ổn định; nếu ăn quá nhiều rau húng lủi sẽ có nguy cơ gây sảy thai, xuất huyết.
  • Rau húng quế: Cũng là loại rau thơm cùng họ với lá é, húng quế có tính nóng, hoạt huyết, kích thích chảy máu, đau bụng dưới nên bà bầu cũng không nên ăn nhiều húng quế.
  • Ngải cứu: Tinh dầu ngải cứu có tính chất kích thích và gây hưng phấn. Khi dùng nhiều sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu và co thắt tử cung, dễ gây sinh non. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Rau ngót: Rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin khá caomột loại chất gây co bóp tử cung và tăng nguy cơ sảy thai. Theo khuyến cáo thì tốt nhất nên hạn chế sử dụng rau ngót cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, khi ăn nhiều rau ngót còn có thể làm bà bầu cảm thấy đầy bụng và khó tiêu.
  • Rau răm: Cũng như lá é, rau răm có vị cay, tính nóng, có thể gây kích thích co bóp tử cung. Vì vậy, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ thì mẹ bầu hạn chế ăn rau răm.

Bà bầu không nên ăn lá é quá nhiều cũng như quá thường xuyên vì có thể gây động thai. Việc mang bầu phải kiêng cữ nhiều đôi khi có thể khiến mẹ khó chịu. Nhưng vì sức khỏe của con, mẹ hãy cố gắng nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. List of safe food in pregnancy | NZ Government
https://www.mpi.govt.nz/food-safety-home/food-pregnancy/list-safe-food-pregnancy/
Ngày truy cập: 17/10/2023

2. Pregnancy nutrition: Foods to avoid during pregnancy – Mayo Clinic
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20043844
Ngày truy cập: 17/10/2023

3. Herbs and Pregnancy
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/is-it-safe/herbs-and-pregnancy/
Ngày truy cập: 17/10/2023

4. Lá é bà bầu ăn được không? Lưu ý khi mang bầu ăn lá é
https://quaythuoc.org/p/la-e-ba-bau-an-duoc-khong-luu-y-khi-mang-bau-an-la-e
Ngày truy cập: 17/10/2023

5. 5 Health Benefits of Basil
https://health.clevelandclinic.org/benefits-of-basil/
Ngày truy cập: 17/10/2023

x