Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 4 tuần trước

Trẻ sốt không rõ nguyên nhân: Cha mẹ nên làm gì?

Trẻ sốt không rõ nguyên nhân: Cha mẹ nên làm gì?
Nhiệt độ cơ thể bé tăng cao nhưng không rõ nguyên nhân có thể khiến mẹ lo lắng hoang mang? Liệu tình trạng này có nguy hiểm không và mẹ cần phải làm gì để xử lý?

Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trẻ sốt không rõ nguyên nhân là gì, nguyên nhân, và cách xử lý khi trẻ gặp phải tình trạng này để mẹ có thể chăm sóc con yêu tốt hơn.

Trẻ sốt không rõ nguyên nhân là gì?

Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân gây bệnh khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ có thể bị sốt mà không có nguyên nhân rõ ràng.

Thường khi trẻ bị sốt, các dấu hiệu khác thường xuất hiện đồng thời, giúp gia đình và bác sĩ dễ dàng đưa ra đánh giá chính xác về nguyên nhân gây sốt như ho, nghẹt mũi, đau người, mất khả năng ăn uống, tăng tiết nước miếng, xuất hiện ban đỏ trên da… Tuy nhiên, có những trường hợp khi trẻ bị sốt mà không kèm theo các dấu hiệu rõ ràng, thậm chí còn có trường hợp không có bất kỳ dấu hiệu nào khác đi kèm (gọi là trẻ sốt không rõ nguyên nhân) khiến nhiều mẹ lo lắng.

>> Xem thêm: Trẻ bị sốt phải làm sao? Hướng dẫn cách chăm sóc bé

Các nguyên nhân khiến trẻ bị sốt

Có hai loại nguyên nhân chính gây ra các dấu hiệu sốt ở trẻ nhỏ:

Sốt do nhiễm trùng: Sốt thường xuất phát từ các yếu tố như cách chăm sóc của cha mẹ hoặc tình trạng cơ thể của trẻ. Sốt do nhiễm trùng có thể đến từ những căn bệnh phổ biến như viêm tai, sởi, cảm cúm, sốt phát ban… Đôi khi, tình trạng này cũng là do những bệnh lý nặng như sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm màng não, lao…

Sốt do các nguyên nhân khác: Sốt có thể xuất hiện sau khi tiêm chủng, trong quá trình mọc răng, do tác động của ánh nắng mặt trời hoặc do thời tiết lạnh, cũng như có thể là kết quả của việc trẻ mặc quá nhiều quần áo.

Lưu ý:

Nếu đang là lần đầu làm mẹ và bạn muốn có thêm kinh nghiệm từ các mẹ đi trước về cách xử lý khi trẻ sốt không rõ nguyên nhân, hãy tham gia cộng đồng mẹ và bé của chúng tôi để có giải đáp về vấn đề này tại đây.
Trẻ sốt không rõ nguyên nhân là gì? Nguyên nhân nào khiến trẻ bị sốt
Trẻ sốt không rõ nguyên nhân là gì? Nguyên nhân nào khiến trẻ bị sốt

Cha mẹ cần nên làm gì khi trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân?

Sốt là một triệu chứng phổ biến ở trẻ em và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau

1. Theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ

  • Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể của trẻ thường xuyên.
  • Ghi chép lại kết quả đo để theo dõi sự thay đổi của nhiệt độ cơ thể.

Để biết trẻ có bị sốt không, bạn nên tìm hiểu thêm về nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là bao nhiêu nữa nhé.

2. Giúp trẻ hạ sốt

  • Cho trẻ mặc quần áo mỏng nhẹ, thoáng mát.
  • Lau người cho trẻ bằng nước ấm.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Cho trẻ uống nhiều nước

Sốt có thể khiến trẻ mất nước. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ, trẻ lớn hơn thì có thể cho uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể.

4. Theo dõi tình trạng của trẻ

Lưu ý các triệu chứng khác của trẻ như ho, sổ mũi, tiêu chảy, co giật,… Nếu trẻ có các triệu chứng bất thường, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

5. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Với trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa như cháo, súp canh… Cha mẹ cũng cần tránh cho trẻ ăn các thức ăn khó tiêu hóa như thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng…

Trẻ có thể làm biếng ăn khi bị sốt. Vì thế, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để trẻ dễ ăn hơn và cho trẻ ăn mỗi bữa một lượng vừa đủ, không nên ép trẻ ăn quá nhiều.

Mẹ có thể hạ sốt cho trẻ khi để ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, mời mẹ tìm hiểu bài viết: Trẻ bị sốt nên và không nên ăn uống những gì?

Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện khi trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân?

Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện khi trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân?
Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện khi trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân?

Khi trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân, cha mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi bệnh viện trong các trường hợp sau:

1. Trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm

  • Trẻ sốt cao không rõ nguyên nhân.
  • Trẻ sốt nhẹ kéo dài hơn 72 giờ.
  • Trẻ sốt đi sốt lại không rõ nguyên n
  • Trẻ co giật.
  • Trẻ khó thở.
  • Trẻ tím tái.
  • Trẻ lờ đờ, li bì.
  • Trẻ nôn mửa và tiêu chảy nhiều lần.

Trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân cũng có thể sốt đi sốt lại nhiều lần. Nếu gặp tình trạng trẻ sốt đi sốt lại không rõ nguyên nhân mà chưa biết phải giải quyết thế nào, mẹ có thể xem thêm về vấn đề này tại đây.

2. Trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Trẻ có bệnh lý nền như tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch,…
  • Trẻ có tiền sử co giật do sốt.

3. Trẻ sốt có các triệu chứng khác đi kèm:

  • Ho nhiều.
  • Sổ mũi.
  • Tiêu chảy.
  • Đau đầu.
  • Phát ban.

Cách phòng ngừa trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân

Cách phòng ngừa trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân
Cách phòng ngừa trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân

Để tránh trẻ sốt đi sốt lại không rõ nguyên nhân, mẹ cần nên biết cách phòng ngừa cho con. Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân:

  • Dạy trẻ rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước ấm, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay để che miệng khi ho hoặc hắt hơi và vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác có nắp đậy.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị sốt hoặc có các triệu chứng bệnh khác. Nếu phải tiếp xúc, hãy đeo khẩu trang y tế.
  • Ba mẹ nên tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo lịch khuyến cáo của Bộ Y tế. Tiêm chủng giúp trẻ phòng ngừa được nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây sốt.
  • Đối với trẻ còn đang bú, hãy cho bé bú đầy đủ. Sữa mẹ cung cấp cho trẻ nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch. Trẻ bú sữa mẹ ít bị ốm hơn trẻ bú sữa công thức.
  • Với trẻ lớn hơn, hãy cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
  • Giữ cho môi trường sống của trẻ thông thoáng, sạch sẽ.
  • Luôn cho trẻ ngủ đủ giấc, mỗi ngày nên ngủ từ 10 – 12 tiếng để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Dạy trẻ tập thể dục thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch.

Trẻ sốt không rõ nguyên nhân thường không nguy hiểm và sẽ tự khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ và đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ có các triệu chứng bất thường.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pediatric Fever of Unknown Origin
https://www.childrensnational.org/get-care/health-library/fever-of-unknown-origin
Ngày truy cập: 19.2.2023

2. Fever Without Fear: Information for Parents
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/fever/Pages/Fever-Without-Fear.aspx
Ngày truy cập: 19.2.2023

3. When to Worry About a Child’s Fever
https://www.sutterhealth.org/health/childrens-health/when-to-worry-about-a-childs-fever
Ngày truy cập: 19.2.2023

4.Unexplained fever in young children: how to manage severe bacterial infection
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC261750/
Ngày truy cập: 19.2.2023

5. Fever (High Temperature) In Kids
https://kidshealth.org/en/parents/fever.html
Ngày truy cập: 19.2.2023

x