Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phước Vân
Cập nhật Tuần trước

Dấu hiệu trẻ bị kiến ba khoang đốt và cách chữa trị kịp thời

Dấu hiệu trẻ bị kiến ba khoang đốt và cách chữa trị kịp thời
Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis. Mặc dù tên là kiến nhưng chúng thuộc họ nhà bọ. Mùa mưa đến cũng là lúc kiến ba khoang xuất hiện nhiều nhất. Trẻ nhỏ không cẩn thận có thể dễ bị kiến ba khoang đốt làm da bỏng rát, nặng hơn có thể gây tử vong.

Chính vì thế, bài viết này sẽ giúp mẹ biết được dấu hiệu trẻ có bị kiến ba khoang đốt hay không cũng như biết cách chữa trị kịp thời khi trẻ bị cắn.

1. Triệu chứng khi trẻ bị kiến ba khoang đốt

Mặc dù mọi người quen gọi là bị kiến ba khoang đốt hoặc kiến ba khoang cắn nhưng thật ra nguyên nhân khiến cơ thể trẻ bị bỏng rát khi tiếp xúc với kiến là do làm vỡ túi độc ở phần thân dưới của kiến. Trong thân kiến ba khoang có chất Pederine, đây là độc tố rất mạnh và gấp nhiều lần so với nọc độc của rắn hổ mang.

Nếu trẻ lỡ làm vỡ túi độc ở bụng kiến (theo mọi người hay gọi là bị kiến ba khoang đốt), sau 6-12 giờ trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như đau rát và ngứa ngáy; bắt đầu nổi mẩn thành đám, thành vệt, theo chiều tay quệt, nền da hơi cộm, trên mặt da có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa. Trong nhiều trường hợp, vết cắn có thể bắt đầu biến thành một vết phồng rộp trong suốt hoặc vết bỏng. Trường hợp ngộ độc khá nặng, mụn nước sẽ tự lành trong vòng 7-10 ngày.

Tình trạng viêm thường xuất hiện ở những vùng da hở như: cổ, mặt, ngực, gáy, lưng, tay, chân… của bé.

Hình ảnh da khi kiến ba khoang đốt
Hình ảnh da khi kiến ba khoang đốt

2. Sự tiến triển của viêm da do kiến ba khoang đốt

Trẻ bị kiến ba khoang cắn bao lâu thì khỏi cũng là vấn đề nhiều cha mẹ quan tâm. Dưới đây là các giai đoạn tiến triển của các triệu chứng khi trẻ bị kiến ba khoang đốt để cha mẹ dễ theo dõi:

  • Sau khoảng 6 – 8 giờ kể từ khi vùng da tiếp xúc với kiến ba khoang, vùng đó sẽ xuất hiện một ban đỏ trên da.
  • Sau 12 – 24 giờ tiếp theo, thương tổn tích cực sẽ xuất hiện, bao gồm sưng và ngứa nghiêm trọng.
  • Sau khoảng 2 – 3 ngày, vùng da bị tổn thương sẽ dần trở nên đỏ và sưng phồng, đồng thời xuất hiện những mụn nước nhỏ tương tự như mụn nước do bị phỏng.
  • Sau khoảng 3 – 5 ngày, thương tổn sẽ bắt đầu lành và các triệu chứng như rát bỏng và bong vảy sẽ giảm đi.
  • Sau khoảng 7 – 10 ngày, vảy trên da sẽ bong hết, tuy nhiên, có thể để lại vết thâm lâu mất.
  • 3. Trẻ bị kiến ba khoang cắn có nguy hiểm không?

    Kiến ba khoang cắn có sao không? Trẻ bị kiến ba khoang đốt có thể nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách. Chỉ cần chạm vào nọc độc của kiến ba khoang cũng thể làm da bé phồng rộp với diện tích lớn. Như vậy cũng đủ thấy nọc độc của kiến mạnh và nguy hiểm đến nhường nào. Ngoài ra, trẻ bị kiến ba khoang đốt có thể có các triệu chứng đang chú ý như:

    • Dị ứng: Một số trẻ có thể phản ứng dị ứng với vết cắn của kiến ba khoang đốt. Dị ứng có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, phù nề quanh vùng bị cắn.
    • Da lở loét, nhiễm trùng: Khi trẻ cào hoặc gãi vùng bị cắn một cách quá mức, có thể gây tổn thương da và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng. Vùng bị cắn trở nên đỏ, sưng, loét và mưng mủ.
    Trẻ bị kiến ba khoang cắn vô cùng nguy hiểm nếu không xử lý đúng cách
    Trẻ bị kiến ba khoang cắn vô cùng nguy hiểm nếu không xử lý đúng cách

    4. Cách chữa trị khi trẻ bị kiến ba khoang đốt

    Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bị kiến ba khoang đốt, đầu tiên cha mẹ cần sơ cứu cho bé ngay bằng cách rửa vùng bị ảnh hưởng bằng xà phòng, nước muối hoặc nước sạch để loại bỏ độc tố pederin. Dùng thuốc sát trùng có chứa Povidine hoặc Chlorhexidine để sát trùng vết thương.

    Sau khi làm sạch vết kiến cắn, mẹ có thể dùng túi đá được bọc trong khăn mỏng và áp lên vùng bị cắn trong khoảng 10-15 phút để giảm sưng, ngứa và đưa bé đến bác sĩ điều trị. Tùy vào mức độ tổn thương của da, bác sĩ sẽ chỉ định bị kiến ba khoang cắn bôi thuốc gì cho phù hợp.

    Sử dụng thuốc giảm ngứa và chống viêm: Sử dụng kem chống ngứa hoặc thuốc giảm ngứa có chứa hydrocortisone để giảm cảm giác ngứa và viêm. Tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

    Trẻ bị kiến ba khoang đốt có thể sử dụng các loại thuốc sau, xong mẹ cần nhớ luôn tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ:

    • Thuốc iốt có thể giúp trung hòa độc tố pederin và hoạt động như một chất khử trùng.
    • Các loại kem làm dịu có chứa calamine và thuốc gây tê tại chỗ có thể giúp giảm đau và ngứa.
    • Thuốc kháng sinh đường uống (ví dụ, ciprofloxacin) để điều trị nhiễm khuẩn thứ phát.
    (*) Lưu ý: Khuyến khích trẻ không gãi vùng bị cắn, vì có thể gây tổn thương da và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Cha mẹ có thể cố định vùng bị cắn bằng băng gạt hoặc đeo găng tay cho trẻ để hạn chế việc gãi. Đảm bảo vùng bị cắn được giữ sạch và khô ráo. Thay băng và vệ sinh vùng bị cắn hàng ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng.
    trẻ bị kiến ba khoang đốt
    Cách chữa trị trẻ bị kiến ba khoang đốt – Trẻ bị kiến ba khoang cắn bôi thuốc gì?

    5. Cách phòng tránh trẻ bị kiến ba khoang đốt

    Để phòng tránh trường hợp trẻ bị kiến ba khoang đốt, cha mẹ có thử một số cách sau:

    • Đóng kín tất cả cửa vào ban đêm để kiến ba khoang không chui vào.
    • Giảm việc sử dụng ánh sáng trong nhà vì côn trùng thích tập trung ở nơi có ánh sáng.
    • Trước khi ngủ, mẹ nên kiểm tra xung quanh và trên giường có kiến ba khoang không.
    • Cho bé mặc quần áo dài tay.
    • Sử dụng màng che chắn côn trùng càng tốt.

    >> Xem thêm: Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là bệnh gì? Cách xử lý

    Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ có thể biết làm gì khi thấy trên người bé có vết phồng rộp lạ và cũng biết được cách sơ cứu, chữa trị khi trẻ bị kiến ba khoang cắn. Vết kiến ba khoang cắn khá độc, mẹ nên chữa trị kịp thời cho bé mẹ nhé!

    Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Paederus dermatitis
    https://dermnetnz.org/topics/paederus-dermatitis
    Ngày truy cập: 05/04/2024

    2. Dermatitis linearis outbreak associated with Paederus balcanicus in Austria – PMC
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9300571/
    Ngày truy cập: 05/04/2024

    3. Clinical and Epidemiological Features of Paederus Dermatitis Among Nut Farm Workers in Turkey – PMC
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5303057/
    Ngày truy cập: 05/04/2024

    4. (PDF) Nairobi Fly (Paederus) Dermatitis in South Sudan: A Case Report
    https://www.researchgate.net/publication/225286406_Nairobi_Fly_Paederus_Dermatitis_in_South_Sudan_A_Case_Report
    Ngày truy cập: 05/04/2024

    5. Poison Ivy Rash in Children | Johns Hopkins Medicine
    https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/poison-ivy-rash-in-children
    Ngày truy cập: 05/04/2024

    x