Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/02/2024

9 mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh

9 mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh
Gắt ngủ ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ nhạy với kích thích, thay đổi môi trường, ánh sáng hoặc dễ cáu kỉnh khi chưa được đáp ứng đúng nhu cầu, đòi hỏi ba mẹ dành rất nhiều thời gian để dỗ dành con. 

Tìn hiểu những nguyên nhân gắt ngủ ở trẻ, mẹ có thể áp dụng được những mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh phù hợp.

Triệu chứng và nguyên nhân gắt ngủ ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng thường gặp khi trẻ sơ sinh gắt ngủ:

Các nguyên nhân thông thường gây ra gắt ngủ ở trẻ sơ sinh:

Trẻ mấy tháng hết gắt ngủ? Không có thời điểm chính xác để trẻ hết gắt ngủ vì điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố và các nguyên nhân dưới đây:

  • Quá đói hoặc quá no: Trẻ sơ sinh cần bú thường xuyên, khoảng 2-3 tiếng một lần. Nếu không được bú đủ, bé có thể thức dậy và quấy khóc vì đói. Ngoài ra, trẻ ăn quá no cũng có thể khiến bé đầy hơi, khó chịu, gây cáu gắt, khó ngủ.

  • Mệt mỏi: Trẻ sơ sinh cần ngủ nhiều, nhưng thời gian ngủ của bé thường ngắn và không sâu giấc do các yếu tố sức khỏe, môi trường. Điều này khiến con mệt mỏi, khó chịu hơn, từ đó gây khó ngủ và dễ bị thức giấc.

  • Bị ốm: Một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh có thể gây gắt ngủ bao gồm khó tiêu, cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng tai và nhiễm trùng đường tiết niệu…

  • Mọc răng: Trẻ mọc răng có thể có các dấu hiệu như sốt, nướu sưng và tấy đỏ khiến bé đau, gây trằn trọc khó ngủ. Ba mẹ nên biết cách chăm sóc khi trẻ mọc răng để con giảm bớt tình trạng khó chịu.

  • Môi trường ngủ không thoải mái: Nếu phòng ngủ của bé quá nóng, quá lạnh, quá sáng hoặc quá ồn ào, bé có thể khó ngủ và dễ bị thức giấc.

  • Thay đổi trong chu kỳ ngủ của trẻ, bao gồm sự phát triển thần kinh và điều chỉnh cơ thể: Khi trẻ phát triển, bé có thể học những điều mới và trải qua những cảm xúc mới. Điều này có thể khiến bé khó ngủ và dễ bị thức giấc.

  • Thay vì lo lắng hỏi trẻ mấy tháng hết gắt ngủ, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân để tìm ra cách khắc phục gắt ngủ ở bé
    Thay vì lo lắng hỏi trẻ mấy tháng hết gắt ngủ, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân để biết cách khắc phục gắt ngủ ở bé

    Trong trường hợp bé thường xuyên gắt ngủ, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để loại trừ bất kỳ vấn đề sức khỏe nào từ bé. Bác sĩ cũng có thể tư vấn cho bạn một số cách hiệu quả giúp bé ngủ ngon hơn.

    >> Xem thêm bài cùng chủ đề: 20 mẹo dân gian chữa trẻ ngủ ngày thức đêm hiệu quả nhanh chóng

    Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh

    Cha mẹ nên lưu ý các mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh dưới đây đều chưa được kiểm chứng, tốt hơn hết là nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện. Một số liệu pháp về mùi hương như dùng tinh dầu hay sử dụng các loại thảo dược cũng có thể gây kích ứng cho da bé. Dù là mẹo dân gian nào, cha mẹ cũng cần thận trọng thực hiện. Khi thấy bé có biểu hiện bất thường, nên ngừng áp dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.

    1. Treo tỏi đầu giường

    Theo quan niệm dân gian, tỏi có khả năng xua đuổi tà khí, mang lại bình an cho bé. Vì thế, nhiều mẹ thường ưu tiên treo tỏi đầu giường để giúp bé ngủ ngon.

    Lưu ý:

    • Tỏi có mùi nồng, chỉ nên dùng một ít để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
    • Cũng không nên để tỏi gần giường ngủ của bé nhằm hạn chế nguy cơ bé bị dị ứng với mùi hương, làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
    Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh là treo tỏi đầu giường
    Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh là treo tỏi đầu giường

    2. Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh: Đặt dao cùn ở đầu giường

    Theo dân gian, trẻ quấy khóc là do vía yếu, nên dễ bị thế lực tâm linh trêu đùa. Một số người tin rằng đặt dao đầu giường có thể xua đuổi vía xấu, năng lượng tiêu cực và giúp bé ngủ yên giấc.

    Lưu ý: Dao là vật dụng nguy hiểm, cần bao bọc dao cẩn thận và không để bé thấy.

    3. Đặt cành dâu tằm tươi trong phòng ngủ của bé

    Theo quan niệm tâm linh, cành dâu tằm giúp xua đuổi tà khí, ma quỷ, bảo vệ bé khỏi quấy khóc, cáu kỉnh và ngủ ngon hơn.

    Lưu ý:

    • Cần chọn cành dâu tằm tươi, xanh.
    • Nếu cành dâu tằm bị héo, hãy thay mới để đảm bảo hiệu quả của mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh này.

    Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh: Đặt cây dâu tằm tươi trong phòng ngủ của bé

    4. Lén đặt cành trúc đùi gà

    Theo một số mẹo dân gian truyền miệng, việc lén đặt cây trúc (còn có tên gọi là trúc đùi gà, trúc quan âm hay trúc ống điếu) trong phòng ngủ của bé có thể giúp bé ngủ ngon hơn. Điều này thể hiện sự tôn trọng với thần linh và giúp bé nhận được sự che chở, bảo vệ.

    Cách thực hiện là mẹ chặt lấy 3 khúc của cành cây trúc rồi đặt trong phòng ngủ của bé và không để cho ai biết.

    Lời khuyên:

    • Nên chọn cành có kích thước nhỏ gọn, phù hợp với diện tích phòng ngủ của bé.
    • Cẩn thận khi đặt cành trúc trong phòng để tránh bé vấp ngã hoặc nghẹn bởi các cành, lá cây.

    5. Dùng gối đinh lăng là mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh hiệu quả

    Đinh lăng có mùi hương dễ chịu với tác dụng an thần nên giúp bé thư giãn và ngủ sâu hơn. Bạn có thể mua sẵn gối đinh lăng hoặc tự làm bằng cách phơi khô lá đinh lăng, trộn với bông gòn rồi may thành gối.

    Lưu ý:

    • Chọn gối có kích thước phù hợp với bé.
    • Giặt vỏ gối thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.

    6. Dùng trà tươi đắp rốn cho bé

    Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh: Dùng trà tươi đắp rốn cho bé
    Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh: Dùng trà tươi đắp rốn cho bé

    Trà tươi có công dụng hạ nhiệt, giải độc, tạo cảm giác thư giãn, dễ ngủ cho bé. Trà tươi còn giúp bé giảm bớt tình trạng rôm sảy, hăm da.

    Cách sử dụng:

    • Rửa sạch lá trà tươi, đun sôi lấy nước, để nguội bớt rồi nhúng khăn mềm vào nước trà và đắp lên rốn bé.
    • Đắp trong khoảng 10-15 phút, mỗi ngày 2-3 lần.

    Lưu ý:

    7. Dùng hạt bìm bìm bôi vào rốn của trẻ

    Theo quan niệm dân gian, sử dụng hạt bìm bìm bôi vào rốn có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn, giảm quấy khóc và cáu gắt khi ngủ.

    Cách thực hiện:

    • Rang khô hạt bìm bìm, tán thành bột mịn.
    • Trộn bột hạt bìm bìm với dầu tràm hoặc dầu dừa.
    • Bôi hỗn hợp vào rốn của trẻ trước khi ngủ.

    Lưu ý:

    • Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh hiệu quả của mẹo dân gian này.
    • Sử dụng hạt bìm bìm có thể gây kích ứng da, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm.
    • Bôi thành phần lạ nào vào rốn của trẻ cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng.

    8. Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh bằng tinh dầu

    Trẻ gắt ngủ phải làm sao? Có thể thử dùng tinh dầu trong phòng ngủ của trẻ
    Trẻ gắt ngủ phải làm sao? Có thể thử dùng tinh dầu trong phòng ngủ của trẻ

    Cha mẹ có thể chọn một số tinh dầu như tinh dầu bồ kết, hoa oải hương hay cam thảo pha với dầu nền để giúp tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn và thoải mái, từ đó hỗ trợ bé ngủ sâu giấc.

    Lưu ý:

    • Chọn tinh dầu nguyên chất, an toàn cho trẻ sơ sinh.
    • Pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng.
    • Tránh xông trực tiếp tinh dầu vào mặt bé.

    9. Đặt vỏ cam, chanh, quýt trong phòng ngủ của bé

    Đặt vỏ cam, chanh, quýt trong phòng ngủ của bé có thể giúp khử mùi hôi, tạo bầu không khí thơm mát. Mùi hương cam, chanh, quýt có tác dụng an thần, từ đó hỗ trợ bé thư giãn và dễ ngủ hơn.

    Lưu ý:

    • Thay vỏ cam, chanh, quýt thường xuyên để giữ cho phòng ngủ thơm tho.
    • Tránh để vỏ cam, chanh, quýt gần giường ngủ của bé để hạn chế nguy cơ bé cho vỏ cam, chanh, quýt vào miệng và gây nghẹn.

    >> Xem thêm bài cùng chủ đề: Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là do đâu? Cách xử lý

    Cách chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh khoa học

    Trẻ gắt ngủ phải làm sao? Nếu không tin tưởng vào các mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể thử áp dụng các cách khoa học hơn dưới đây:

    1. Xây dựng lịch trình ngủ hợp lý cho bé

    1.1. Quan sát và ghi chép

    • Ghi lại thời gian bé ngủ, thức, bú, chơi trong vài ngày để hiểu rõ chu kỳ ngủ của bé.
    • Quan sát các dấu hiệu buồn ngủ của bé như ngáp, dụi mắt, quấy khóc,…

    1.2. Lên lịch ngủ phù hợp

    • Dựa vào chu kỳ ngủ của bé, thiết lập lịch ngủ với các cữ ngủ ngắn, xen kẽ là thời gian chơi và bú.
    • Thời gian ngủ ban ngày nên ngắn hơn ban đêm để giúp bé dễ ngủ hơn vào ban đêm.

    1.3. Tạo thói quen ngủ đều đặn

    • Cho bé đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần.
    • Giúp bé thư giãn trước khi ngủ bằng massage nhẹ nhàng, kể truyện cho bé nghe,…
    • Tránh cho bé bú hoặc chơi với bé trước khi ngủ.

    1.4. Kiên nhẫn và linh hoạt:

    • Việc điều chỉnh thói quen ngủ cần thời gian, hãy kiên nhẫn và linh hoạt để phù hợp với nhu cầu ngủ của trẻ.
    • Có thể điều chỉnh lịch ngủ của bé theo từng giai đoạn phát triển. Nếu bé gặp khó khăn trong việc ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn.

    Dưới đây là lịch trình ngủ cho trẻ sơ sinh mà cha mẹ có thể tham khảo để hỗ trợ giấc ngủ cho con.

    Độ tuổi Tổng thời gian ngủ Cữ ngủ ban ngày Cữ ngủ ban đêm
    0-3 tháng 15-16+ tiếng 4-5 cữ ngủ, bé thức giấc sau 2-3 tiếng ngủ, tổng cộng bé ngủ khoảng 7-8+ tiếng. 4-6 cữ ngủ, bé thức giấc sau 2-3 tiếng ngủ, mỗi đêm bé ngủ tổng cộng 8-9+ tiếng.
    4-6 tháng 14-16 tiếng 3-4 cữ, mỗi lần ngủ với giấc ngủ ngắn, tổng cộng bé ngủ khoảng 4-6 tiếng 2-3 cữ, bé có thể ngủ suốt đêm (khoảng 6 tiếng) mà không dậy đòi bú.
    7-9 tháng 12-14 tiếng 2-3 cữ, với tổng thời gian kéo dài khoảng 3-4 tiếng 1-2 cữ, hầu hết trẻ 6 tháng đều đã có thể ngủ suốt đêm (khoảng 6 – 8 tiếng), tuy nhiên bé vẫn có thể thức dậy khoảng 1-2 lần.
    10-12 tháng 11-13 tiếng 2 cữ ngủ, với tổng thời gian kéo dài khoảng 2-3 tiếng Ở thời điểm này, bé có thể liên tục ngủ trong suốt 9-12 tiếng mỗi đêm.

    2. Massage là cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ

    Trẻ gắt ngủ phải làm sao? Mẹ hãy thử massage cho bé
    Massage là một mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh
    • Massage nhẹ nhàng có thể giúp trẻ sơ sinh thư giãn và giảm căng thẳng.
    • Chú ý tạo cảm giác êm ái, dễ chịu cho trẻ bằng cách sử dụng các động tác massage nhẹ nhàng.
    • Bạn cũng có thể vuốt ve hoặc xoa bóp nhẹ nhàng để tạo cảm giác an ủi và an toàn cho trẻ.

    3. Thay đổi môi trường ngủ

    3.1. Đảm bảo điều kiện nhiệt độ, độ ẩm phù hợp

    • Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ trong khoảng từ 20-22 độ C để tạo một môi trường thoải mái cho trẻ.
    • Độ ẩm trong phòng nên được duy trì ở mức khoảng 40-60% để tránh da khô và khó chịu cho trẻ.

    3.2. Tạo âm thanh và ánh sáng thích hợp trong phòng ngủ

    • Tạo một môi trường yên tĩnh và yên bình trong phòng ngủ để giúp trẻ sơ sinh dễ dàng ngủ.
    • Giảm tiếng ồn từ bên ngoài bằng cách sử dụng máy phát âm thanh để phát nhạc ru hoặc âm thanh tự nhiên nhẹ nhàng.
    • Đảm bảo ánh sáng trong phòng ngủ được điều chỉnh, không quá sáng và không quá tối. Sử dụng rèm cửa hoặc bức bình phong để điều chỉnh ánh sáng nếu cần thiết.

    4. Tạo thói quen ngủ cho bé

    4.1. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ

    • Tắm nước ấm có thể giúp trẻ sơ sinh thư giãn và tạo cảm giác dễ chịu trước khi đi ngủ.
    • Sử dụng nước ấm (khoảng 37 độ C) và các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng, không gây kích ứng để tắm cho trẻ.
    • Thời gian tắm nên được đảm bảo nhanh, gọn để tránh làm mất đi sự thoải mái của trẻ.

    >> Xem thêm: Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản, an toàn tại nhà

    4.2. Đọc truyện hoặc hát ru cho trẻ

    • Hoạt động đọc truyện hoặc hát ru trước khi đi ngủ có thể tạo cảm giác an yên và thư thái cho trẻ.
    • Lưu ý tạo không gian yên tĩnh và tắt đèn sáng trong phòng ngủ để tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ ngủ sau khi hoạt động này kết thúc.

    5. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

    Trên đây là các mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh phổ biến. Tuy nhiên, thay vì áp dụng các mẹo truyền miệng chưa được kiểm chứng, cha mẹ nên tập trung vào việc tạo môi trường ngủ thoải mái, xây dựng thói quen ngủ khoa học và chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé. Nếu các cách này vẫn không hiệu quả, tốt hơn hết bạn nên đưa con đến bệnh viện để bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Frequent Night Awakenings: Why Is My Baby Crying During Sleep?
    https://www.childrenscolorado.org/conditions-and-advice/parenting/parenting-articles/baby-crying-sleep/
    Ngày truy cập: 28.2.2024

    2. Your baby’s sleep patterns
    https://www.nhs.uk/start-for-life/baby/baby-basics/newborn-and-baby-sleeping-advice-for-parents/your-babys-sleep-patterns/
    Ngày truy cập: 28.2.2024

    3. Helping baby sleep through the night
    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/baby-sleep/art-20045014
    Ngày truy cập: 28.2.2024

    4. Helping your baby to sleep
    https://www.nhs.uk/conditions/baby/caring-for-a-newborn/helping-your-baby-to-sleep/
    Ngày truy cập: 28.2.2024

    5. Why does my baby cry when I put them to bed?
    https://www.nct.org.uk/baby-toddler/crying/why-does-my-baby-cry-when-i-put-them-bed
    Ngày truy cập: 28.2.2024

    x