Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Túy Phượng
Cập nhật 22/11/2023

Sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch? Lưu ý khi ăn thịt ếch

Sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch? Lưu ý khi ăn thịt ếch
Sau sinh ăn ếch được không luôn là câu hỏi được nhiều mẹ bỉm quan tâm vì một phần sợ ăn ếch sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé; một phần là sợ nếu kiêng ăn ếch thì sẽ bỏ lỡ dinh dưỡng mà thịt ếch mang lại.

Vậy thì hãy để MarryBaby giúp mẹ giải đáp thắc mắc Sau sinh ăn ếch được khôngSau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch nhé!

1. Bà đẻ sau sinh ăn ếch được không?

Để biết bà đẻ sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch thì mẹ cần biết bà đẻ sau sinh ăn ếch được không nhé.

Theo quan niệm dân gian, phụ nữ sau sinh cần kiêng ăn thịt ếch vì đây là loại thực phẩm có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học, mẹ bỉm có thể ăn được hầu hết tất cả các loại thực phẩm nhằm có thể bổ sung đủ dưỡng chất để hồi phục sức khỏe cũng như cung cấp dưỡng chất trong sữa cho bé bú. Chính vì thế, bà đẻ sau sinh có thể ăn được thịt ếch.

Thịt ếch là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, bao gồm protein, vitamin B, photpho và canxi. Protein trong thịt ếch có giá trị sinh học cao, giúp phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho mẹ sau sinh. Vitamin B giúp tăng cường hệ miễn dịch, photpho và canxi giúp xương chắc khỏe.

Về mặt y học, thịt ếch là loại thực phẩm an toàn cho phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, thịt ếch đồng dễ bị nhiễm giun sán. Chính vì thế, thịt ếch cần được chế biến chín kỹ để loại bỏ ký sinh trùng trước khi ăn. Phần nội tạng của ếch là nơi chứa nhiều ký sinh trùng, độc tố nhất. Chính vì thế, mẹ cũng không nên ăn phần nội tạng ếch.

Với những phụ nữ có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng hoặc tiêu chảy thì nên hạn chế ăn thịt ếch. Vậy câu hỏi là Sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch?

>> Mẹ xem thêm: Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh và cách khắc phục

 Sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch?
Sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch?

2. Sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch?

Mẹ sau sinh có thể ăn thịt ếch sau khi vết thương tầng sinh môn đã lành, khoảng 2-3 tuần sau sinh.

Trong thời gian đầu sau sinh, mẹ cần tập trung vào việc hồi phục sức khỏe và chăm sóc con. Mẹ nên ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm protein, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Thịt ếch là loại thực phẩm giàu protein, có thể giúp mẹ phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý những điều sau khi ăn thịt ếch sau sinh:

  • Chọn thịt ếch tươi, sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Sơ chế thịt ếch kỹ, loại bỏ nội tạng và da.
  • Nấu thịt ếch chín kỹ, không ăn tái hoặc sống.
  • Bắt đầu ăn thịt ếch với lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của cơ thể.
  • Nếu mẹ sau sinh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi ăn thịt ếch, như đau bụng, tiêu chảy, dị ứng,… thì nên ngừng ăn và đi khám bác sĩ.

Thịt bồ câu cũng nhiều dinh dưỡng, mẹ có thể tham khảo Cách hầm bồ câu cho bà đẻ – Mẹ lưu lại ngay để phục hồi sức khỏe sau sinh

Sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch? Câu trả lời là khoảng 2-3 tuần sau sinh
Sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch? Câu trả lời là khoảng 2-3 tuần sau sinh

3. Các món ăn từ thịt ếch tốt cho bà đẻ

Vậy là mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi Sau sinh ăn ếch được không và Sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch rồi. Vậy mẹ đã biết cách nấu các món ếch giàu dưỡng chất cho mẹ chưa? Nếu chưa hãy đọc ngay phần bên dưới nhé.

  • Cháo ếch Singapore: Cháo ếch Singapore góp phần làm giảm căng thẳng hay mệt mỏi thường thấy ở mẹ sau sinh.
  • Ếch xào lá lốt: Lá lốt có tính ấm, giúp kích thích tiêu hóa, giảm đau bụng. Thịt ếch xào lá lốt là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, giúp bà đẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
  • Cà ri ếch: Thịt ếch cũng có thể làm nên một món cà ri thơm ngon bổ dưỡng. Kết hợp với dưỡng chất từ ếch như protein, vitamin, canxi thì nước cốt dừa trong cà ri sẽ là nguồn chất béo tốt cho cả mẹ bỉm và bé.
  • Ếch nướng ống tre: Ếch nướng ống tre không chỉ ngon mắt mà còn giàu dinh dưỡng. Thịt ếch cung cấp protein, khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, magie. Hành tím, tỏi, ớt, rau răm, tiêu xanh là nguồn chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng. Ống tre và lá chuối cung cấp chất xơ, giúp thức ăn no lâu hơn.
  • Ếch rang muối: Ếch rang muối là món ăn có hương vị đậm đà, kích thích vị giác. Món ăn này cũng khá dễ làm, phù hợp với những bà đẻ bận rộn.
  • Ếch kho nghệ: Bột nghệ chứa curcumin có khả năng chống viêm và chống oxy hóa. Tỏi và hành cung cấp vitamin, chất chống vi khuẩn. Sự kết hợp này mang lại hương vị độc đáo và lợi ích cho sức khỏ cho mẹ bỉmé.
  • Ếch nướng sả: Ếch nướng sả là món ngon hấp dẫn, kết hợp giữa thịt ếch tươi ngon và hương thơm của sả băm, tỏi và ớt tạo nên hương vị độc đáo, hấp dẫn và vô cùng bổ dưỡng cho mẹ bỉm và bé cưng.

Ngoài ếch ra mẹ có thể tham khảo 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh.

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến thắc mắc bà đẻ ăn ếch được không và sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch. Hy vọng qua bài viết này các mẹ bỉm sau sinh có thể an tâm ăn thịt ếch rồi nhé!

Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS. Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Maternal food restrictions during breastfeeding – PMC
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5383635/
Ngày truy cập: 30/10/2023

2. Frog meat products: Acceptance or aversion sensory? – ScienceDirect
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2666833522000065
Ngày truy cập: 30/10/2023

3. Are Frog Legs Healthy? – International Coalition for Genital Integrity
https://www.icgi.org/learn/are-frog-legs-healthy/
Ngày truy cập: 30/10/2023

4. Best (and worst) foods to eat while breastfeeding
https://www.lcmchealth.org/west-jefferson-medical-center/blog/2020/august/best-and-worst-foods-to-eat-while-breastfeeding/
Ngày truy cập: 30/10/2023

5. Breastfeeding nutrition: Tips for moms – Mayo Clinic
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/breastfeeding-nutrition/art-20046912
Ngày truy cập: 30/10/2023

x