Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/05/2015

Trẻ chậm phát triển: Nhận biết thế nào?

Trẻ chậm phát triển: Nhận biết thế nào?
Không khó để nhận ra những tiến bộ mới của bé như biết cười, biết ê a hay lật, trườn… Nhưng những dấu hiệu của việc chậm phát triển lại có phần “trầm lắng” hơn nhiều và chúng thường bị bỏ sót. Dưới đây là một số chỉ báo cho tình trạng chậm phát triển để giúp mẹ theo dõi sức khỏe của bé tốt hơn

Đối với bé dưới 6 tháng

Mẹ nhớ cẩn thận theo dõi và cho con đi đến phòng khám hay bệnh viện để kiểm tra nếu bé có những dấu hiệu dưới đây nhé:

-Mắt chuyển động không tốt, hoặc tụ về một điểm hầu hết thời gian trong ngày

-Không giật mình hay tỏ ra chú ý khi có tiếng ồn hoặc âm thanh xung quanh

-Bé hơn 2 tháng không chú ý đến đôi bàn tay của mình

Bé 3 tháng không nhìn theo đồ vật chuyển động

-Bé 3 tháng không đưa tay lấy đồ vật

-Bé 3 tháng mà chưa tự nâng đầu lên được

-Bé 3 tháng chưa biết cười khi người xung quanh hỏi han

-Bé 4 tháng chưa ê a hay cố gắng bắt chước âm thanh xung quanh

-Bé 4 tháng chưa biết đưa đồ vật vào miệng

-Bé 4 tháng mà không biết giẫm, chống chân mạnh khi đứng trên bề mặt cứng như bàn gỗ, sàn nhà…

-Bé 5 tháng mà chưa biết lật

Khi bé hơn 6 tháng

-Chân tay quá cứng nhắc hoặc cơ thể quá mềm

-Đầu vẫn ngả về sau khi được kéo ngồi dậy

-Với đồ vật chỉ bằng một tay

-Không biết ôm

-Bé chảy nước mắt liên tục hay mắt luôn bị đóng ghèn, hoặc quá nhạy cảm với ánh sáng

-Bé 6 tháng mà chưa thể ngồi khi được người lớn trợ giúp

-Không cười lớn hay hò hét

Khi bé 1 tuổi

-Không biết bò hay giữ thăng bằng trên 1 bên cơ thể khi đang bò

-Không thể đứng khi được trợ giúp bởi người lớn

-Không tìm kiếm đồ vật khi bé thấy chúng bị giấu đi

Trẻ bị chậm nói, không biết nói một từ đơn lẻ nào

-Không biết diễn đạt bằng cử chỉ như lắc đầu, gật đầu

-Không biết chỉ vào vật thể

-Không thể đi khi đã được 18 tháng

-Chưa thể bước tuần tự 2 chân khi bé đã biết đi được vài tháng

Đối với bé 2 tuổi

-Không nói tối thiểu 15 từ

-Không dùng những câu ngắn

-Không bắt chước hành động hay từ ngữ

-Không làm theo những chỉ dẫn đơn giản

-Không biết đẩy những món đồ chơi có bánh xe

Đối với bé trên 3 tuổi

-Thường xuyên té ngã hay gặp khó khăn khi leo bậc thang

-Liên tục chảy nước miếng

-Phát âm khó khăn

-Không thao tác được khi sử dụng những đồ vật nhỏ

-Bé không tham gia những trò chơi giả vờ làm người khác như làm ca sĩ, nhà buôn…

-Tỏ ra không quan tâm đến những em bé khác xung quanh

-Không giao tiếp bằng mắt

-Không quan tâm đến đồ chơi

Khi nghi ngờ bé có dấu hiệu chậm phát triển, mẹ nên đưa con đến các cơ sở có chuyên môn để kiểm tra, đưa ra kết luận chính xác và có biện pháp xử lý kịp thời. Mặt khác, bạn không nên lo lắng, mất bình tĩnh bởi đôi khi bé chỉ lỗi nhịp ở một vài kỹ năng nhưng vẫn phát triển bình thường. Mẹ cần lắng nghe các bác sĩ chuyên khoa để chắc chắn về tình trạng của bé nhé!

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x