Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 19/03/2024

Bà bầu ăn hẹ được không? Mang thai cần lưu ý gì khi ăn hẹ?

Bà bầu ăn hẹ được không? Mang thai cần lưu ý gì khi ăn hẹ?
Cây hẹ là một loại rau dùng để chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng trong ẩm thực Việt Nam. Hơn nữa, hẹ còn là một vị thuốc giúp điều trị nhiều loại bệnh trong Đông y.

Dù hẹ là loại rau mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ, nhưng bà bầu ăn hẹ được không? Đây cũng là thắc mắc của không ít các bà bầu khi lên thực đơn hàng ngày trong thai kỳ. Hiểu được sự băn khoăn này, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề bà bầu ăn bông hẹ được không nhé.

Dinh dưỡng có trong cây hẹ

Theo Đông y, cây hẹ có vị cay và ngọt, tính ấm, không độc. Còn theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (U.S. Department Of Agriculture – USDA); trong 100g hẹ có các chất dinh dưỡng sau:

  • Nước: 90.6g
  • Năng lượng: 30kcal
  • Protein: 3.27g
  • Chất béo: 0.73g
  • Carbohydrate: 4.35g
  • Chất xơ: 2.5g
  • Đường: 1.85g
  • Canxi: 92mg
  • Sắt: 1.6mg
  • Magie: 42mg
  • Phốt pho: 58mg
  • Kali: 296mg
  • Natri: 3mg
  • Kẽm: 0.56mg
  • Đồng: 0.157mg
  • Manga: 0.373mg
  • Selen: 0.9 µg
  • Vitamin C: 58.1mg
  • Vitamin B1: 0.078mg
  • Vitamin B2: 0.115mg
  • Vitamin B3: 0.647mg
  • Vitamin B6: 0.138mg
  • Folate: 105 µg
  • Choline: 5.2mg
  • Vitamin A: 218µg
  • Carotene, beta: 2610µg
  • Vitamin E: 0.21mg
  • Vitamin K: 213µg
  • Bầu ăn hẹ được không? Giá trị dinh dưỡng của cây hẹ

    Bà bầu ăn hẹ được không?

    Có bầu ăn canh hẹ được không hay mang thai 3 tháng đầu ăn lá hẹ được không là những thắc mắc của không ít bà bầu về vấn đề ăn rau hẹ. Trong bảng thành phần dinh dưỡng từ 100g hẹ; chúng ta thấy hẹ cung cấp rất nhiều loại dinh dưỡng thiết yếu.

    Trong đó, hẹ tươi là nguồn cung cấp dưỡng chất folate tự nhiên giúp thai nhi phát triển trí não, phân chia tế bào và tổng hợp DNA. Lượng folate được cung cấp đủ qua chế độ ăn uống của bạn có thể giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Tốt nhất, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu folate, bao gồm hẹ cùng với thực phẩm giàu vitamin C để phát huy tối đa dưỡng chất nhé.

    Ngoài ra, trong rau hẹ còn cung cấp thêm nhiều loại vitamin A, nhóm B, C, K, E và các khoáng chất sẽ giúp cho bạn duy trì sức khỏe tốt trong thai kỳ và hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.

    Bà bầu ăn lá hẹ có tác dụng gì?

    Bên cạnh sự quan tâm đến vấn đề có bầu ăn hẹ được không; thì việc ăn lá hẹ có tác dụng gì cũng là điều các bà mẹ thắc mắc. Theo Y học hiện đại, khi chúng ta ăn hẹ sẽ mang đến các lợi ích như:

    • Giúp xương chắc khỏe: Lượng vitamin K và canxi trong hẹ có tác dụng bồi bổ xương cho mẹ và thai nhi.
    • Giảm lượng cholesterol trong máu và làm giảm cao huyết áp: Các dưỡng chất trong hẹ còn giúp bạn tránh các vấn đề về huyết áp trong thai kỳ.
    • Điều trị một số bệnh: Ăn hẹ có tác dụng kháng sinh, điều trị nhiễm trùng da, ngứa, ghẻ, giun kim ở trẻ nhỏ nhờ các chất trong hẹ như allcin, sulfit, odorin,…
    • Ngăn ngừa ung thư: Lượng lưu huỳnh và flavonoid trong hẹ có khả năng ngăn chặn các gốc tự do phát triển và một số bệnh ung thư như phổi, dạ dày, đại tràng, vú, tuyến tiền liệt,…
    Bầu ăn hẹ được không? Bầu ăn hẹ có tác dụng gì?
    Bầu ăn hẹ được không? Bầu ăn lá hẹ có tác dụng gì?

    Còn theo Đông y, hẹ là một vị thuốc có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý sau:

    • Tán ứ
    • Bổ thận
    • Giải độc
    • Giảm ngứa
    • Tráng dương
    • Điều trị di tinh
    • Chữa mộng tinh
    • Điều trị táo bón
    • Điều trị cảm mạo
    • Giảm đau, tức bụng
    • Làm lành các vết thương
    • Cải thiện lưng gối yếu mềm

    >> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu có được ăn măng khô không? Mẹ bầu hãy biết tường tận để tránh nguy hiểm

    Bà bầu ăn hẹ mỗi ngày có tốt không?

    Sau khi đã có câu trả lời cho vấn đề bà bầu ăn canh hẹ được không hay bà bầu ăn lá hẹ được không; bạn có thể sẽ muốn biết bà bầu ăn hẹ mỗi ngày có tốt không? Mặc dù hẹ là một thực phẩm có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng bà bầu không vì thế mà ăn quá nhiều hẹ trong một thời gian dài.

    Bởi vì, bất cứ thực phẩm bổ dưỡng nào khi bạn ăn quá nhiều cũng dẫn đến tác dụng ngược. Riêng với việc bạn ăn quá nhiều hẹ sẽ dẫn đến bốc hỏa, âm suy, bứt rứt. Hơn nữa, điều này sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi đang phát triển.

    Một số lưu ý khi bà bầu chế biến món ăn với hẹ

    Bầu ăn canh hẹ được không? Lưu ý khi bà bầu chế biến món ăn với hẹ
    Bầu ăn canh hẹ được không? Lưu ý khi bà bầu chế biến món ăn với hẹ

    Như vậy chúng ta đã biết bà bầu ăn bông hẹ được không hay mang thai 3 tháng đầu ăn lá hẹ được không rồi. Song khi chế biến món ăn với hẹ, bạn cũng cần lưu ý những điều sau nhé:

    • Nếu muốn ăn hẹ để điều trị bệnh: Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
    • Không nên ăn nhiều hẹ: Thói quen ăn nhiều hẹ có thể dẫn đến tình trạng bốc hỏa, âm suy, bứt rứt.
    • Thời điểm không nên ăn hẹ: Bạn không nên ăn hẹ vào mùa hè để tránh dẫn đến các tác dụng phụ.
    • Không chế biến rau hẹ với thịt trâu và mật ong: Thịt trâumật ong là những thực phẩm kỵ với rau hẹ khi kết hợp. Nếu bạn ăn phải món ăn này thì có thể dẫn đến những tác dụng ngược không tốt cho cơ thể.

    Vậy bà bầu ăn hẹ được không? Bà bầu được ăn hẹ trong thai kỳ. Đây là một thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều vì có thể gây phản tác dụng.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Chives, raw
    https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/169994/nutrients
    Truy cập ngày 27/02/2024

    2. Spices You Can Consume and Avoid During Pregnancy
    https://parenting.firstcry.com/articles/spices-you-can-consume-and-avoid-during-pregnancy/
    Truy cập ngày 27/02/2024

    3. Top 10 Spices To Eat & Avoid During Pregnancy
    https://www.momjunction.com/articles/spices-to-eat-and-avoid-during-pregnancy_00339319/
    Truy cập ngày 27/02/2024

    4. 7 bài bài thuốc chữa bệnh từ cây rau hẹ
    https://bvquan5.medinet.gov.vn/giao-duc-suc-khoe-benh-thuong-gap/7-bai-bai-thuoc-chua-benh-tu-cay-rau-he-c14478-56116.aspx
    Truy cập ngày 27/02/2024

    5. Cây hẹ
    https://www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/cay-he
    Truy cập ngày 27/02/2024

    x