của bé
Thời tiết thay đổi đột ngột rất dễ làm trẻ mắc các bệnh về mũi, họng. Lúc này, mẹ cần vệ sinh mũi cho bé thường xuyên để điều trị chứng viêm mũi, đồng thời phòng cách bệnh về đường hô hấp. Chỉ khi rửa mũi đúng cách, chất nhờn, dị vật, vi trùng trong mũi bé mới bị loại bỏ, nhờ đó bé dễ thở hơn.

Mẹ nên thường xuyên rửa mũi cho bé để giúp bé phòng bệnh về đường hô hấp
Vì sức đề kháng yếu, lại cực kỳ mẫn cảm với môi trường bên ngoài, trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi, nghẹt mũi, sổ mũi.

Top những sai lầm khi trị sổ mũi cho bé Giao mùa là khoảng thời gian rất dễ làm trẻ bị nhiễm bệnh, nhất là các bệnh về mũi. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng trị sổ mũi cho bé đúng cách, dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Những sai lầm dưới đây, mẹ nên tránh nhé!
Dịch mũi của trẻ trong những ngày đầu ủ bệnh thường trong, loãng và không nhiều. Càng về sau, dịch chảy nhiều và đặc sệt, đồng thời chuyển màu vàng hoặc xanh, có mùi tanh nếu bệnh nặng hơn do vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, dịch mũi chứa vi khuẩn chảy xuống họng, gây viêm họng hoặc chảy vào tai gây bệnh viêm tai giữa.
Để trị khỏi bệnh viêm mũi cho bé cũng như phòng bệnh khác lây lan qua đường hô hấp, mẹ nên biết cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh. Thực hiện thường xuyên, đúng chuẩn và an toàn, bé sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
1/ Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối
Một trong những cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh tốt nhất là rửa bằng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi, giúp long đờm, loãng đờm khi mũi bị viêm nặng. Mẹ có thể yên tâm với phương pháp này, bởi nước muối sinh lý rất an toàn, không gây tác dụng phụ.
Khi vệ sinh mũi cho trẻ, mẹ nên thực hiện các bước như sau:
-Giữ trẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối vào sát vách lỗ mũi bé.
-Ấn nhẹ lọ nước muối khoảng 2-3 giây. Mẹ có thể dùng dạng xịt hoặc dạng nhỏ.
-Lặp lại với bên lỗ mũi còn lại. Lấy khăn xô mềm thấm lau nước muối và dịch mũi chảy ra.
-Nếu dịch mũi bé đặc sệt, mẹ có thể thực hiện thao tác hút mũi. Đợi khoảng 2-3 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi.
2/ Những lưu ý khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh
-Mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ trước khi ăn để tránh nôn trớ.
-Cố gắng rửa mũi lúc trẻ còn thức, vì khi trẻ mở miệng, nước mũi sẽ không chảy vào họng.
-Tránh dùng miệng hút mũi cho bé, vì cách này có thể vô tình làm trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp khác.
-Hạn chế rửa mũi cho trẻ bằng nước muối quá nhiều khi trẻ không có dấu hiệu bị viêm mũi. Chất nhầy trong mũi trẻ có tác dụng tạo độ ẩm tự nhiên, ngăn bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Rửa mũi quá nhiều với nước muối sẽ làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của trẻ.
-Nhiều mẹ truyền nhau cách nhỏ nước ép tỏi vào mũi bé để giúp bé dễ thở hơn. Cách này dễ gây bỏng, bởi niêm mạc mũi trẻ sơ sinh quá mỏng.
>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:
- Rửa mũi đúng cách cho con
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý bao nhiều lần trong ngày?
- Rửa mũi cho bé quá nhiều
MarryBaby
-
Trị sổ mũi cho bé mà không cần dùng thuốcCảm giác nghẹt mũi, khó thở thường làm bé khó chịu mỗi khi bị sổ mũi. Nhiều mẹ sẽ ngay lập tức sử dụng kháng sinh tuy nhiên đây là biện pháp không tốt cho trẻ. Mẹ hoàn toàn có thể trị sổ mũi cho...
-
Trị sổ mũi cho trẻ: Dạy bé hỉ mũi đúng cáchNgạt mũi có thể khiến bé con khó chịu, mất ngủ, biếng ăn. Lúc này, mẹ rất cần đến sự trợ giúp của thuốc nhỏ mũi, xịt mũi hay dụng cụ nhỏ mũi. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, mẹ mới dễ dàng thực hiện....
-
Chăm sóc con những ngày bị viêm mũiCác bà mẹ luôn cố gắng giúp con phòng tránh bệnh một cách tốt nhất, thế nhưng làm sao tránh được bệnh thời tiết. Những khi trái gió trở trời là con lại sụt sịt. Rồi căn bệnh sổ mũi kéo đến khiến...
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện như người lớn. Vì thế, khi bé ăn dặm, bố mẹ nên sử dụng các sản phẩm dành riêng cho trẻ nhỏ, trong đó có nước mắm cho trẻ ăn dặm.
Me Ori
Cám ơn Ad đã đưa thông tin giải đáp câu hỏi mình từng hỏi hồi tháng 5 nhé
Me Ori
Bây giờ mìnhh đã hiểu kỹ về việc rửa mũi cho con rùi nè hhii
kim tân
vậy là không nên rửa mũi quá nhiều, không đổ thêm nước ép tỏi để rửa cho con tránh bỏng niêm mạc
Hà Thị Mỹ Loan
Chỉ nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý thôi chị, đổ nước ép tỏi vào mũi mình chịu còn ko được tụi nhỏ làm sao chịu nổi
Me Ori
nước tỏi nóng lắm đó mom, bỏng niêm mạc, người lớn mình cũng k dám dùng hii
Mẹ Nha Đam
Các bà mỗi khi thấy cháu có mũi, hay dùng miệng hút lắm nè, giờ mới biết là không nên!
kim tân
ngày trước các bà cũng bảo hút vậy nhưng mình thấy ghê ghê nên không thực hiện
Mẹ Nha Đam
Mình đã làm, nhưng giờ sẽ ngưng!
Hà Thị Mỹ Loan
Bây giờ có dụng cụ hút mũi cho bé mà cần gì phải dùng miệng hút, thấy hơi mất vệ sinh.hjhj
Mẹ Nha Đam
Cứ nghĩ không sao mom à, chứ biết mình không làm đâu!
Me Ori
Ba mình dùng miệng hút mũi cho chị, chị bị hen suyễn đó, ba mẹ bị bệnh gì là lây đó mom