Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 20/09/2022

Bệnh quai bị ở trẻ em: Dấu hiệu, biến chứng và cách chữa trị

Bệnh quai bị ở trẻ em: Dấu hiệu, biến chứng và cách chữa trị
Bệnh quai bị ở trẻ em thường khiến bé bị sốt, đau đầu, viêm sưng tuyến mang tai, viêm tinh hoàn... Nếu bé không được chữa trị bệnh đúng cách có thể gặp những biến chứng nặng.

Bệnh quai bị thường hay gặp ở trẻ em, phổ biến nhất là các bé trong độ tuổi từ 5-9 tuổi. Bệnh nếu không được chữa trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là gây vô sinh đối với các bé trai.

Hãy cùng tìm hiểu triệu chứng và biến chứng của bệnh quai bị ở trẻ em trai để bạn có hướng điều trị cũng như chăm sóc bé yêu tốt nhất nhé.

1. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em

Quai bị (Mumps) là một bệnh nhiễm trùng do virus Paramyxoviridae gây ra. Nó có thể lây nhiễm sang nhiều bộ phận của cơ thể; nhưng được biết đến nhiều nhất là gây sưng tuyến nước bọt mang tai. Những tuyến này, tạo ra nước bọt (khạc nhổ), nằm trước tai, xung quanh hàm.

Nhiều trẻ không có triệu chứng hoặc các triệu chứng rất nhẹ giống như cảm lạnh. Các triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em có thể xuất hiện từ 2-3 tuần kể từ khi trẻ nhiễm virus:

Trong vòng một vài ngày, các tuyến mang tai có thể sưng và đau. Điều này làm cho má trẻ trông sưng húp. Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi trẻ nuốt, nói, nhai hoặc uống nước trái cây có tính axit (như nước cam).

2. Bệnh quai bị có lây không?

Quai bị là một loại bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp do virus paramyxoviridae gây ra. Vì thế chúng rất dễ lây lan. Virus có trong các hạt nước bọt hoặc tiết mũi họng bắn ra ngoài không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện… và lây sang người khỏe mạnh.

Ngoài ra, trẻ tiếp xúc với các đồ vật mà người bệnh sử dụng; chẳng hạn như khăn giấy bẩn, ống hút hoặc ly uống nước; cũng có thể nhiễm virus. Nếu trẻ không rửa tay; bất kỳ bề mặt nào người bệnh chạm vào đều có thể lây bệnh quai bị cho trẻ.

Bệnh quai bị ở trẻ em dễ lây nhất từ ​​2 ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu đến 5 ngày sau khi chấm dứt. Bất kỳ ai bị nhiễm bệnh đều có thể truyền bệnh, ngay cả khi họ không có triệu chứng.

3. Biến chứng của bệnh quai bị

biến chứng bệnh quai bị ở trẻ em trai
Biến chứng bệnh quai bị ở trẻ em trai

Bệnh quai bị ở trẻ em trai nếu không được chữa trị sớm; và đúng cách sẽ dẫn đến biến chứng vô cùng nguy hiểm. Một số biến chứng của bệnh quai bị ở trẻ em trai như sau:

  • Điếc tai: Xảy ra ở giai đoạn khởi phát do virus quai bị gây tổn thương đến tai. Biến chứng điếc tai do chứng quai bị rất khó hồi phục, thường là điếc một bên tai, hiếm gặp cả hai tai.
  • Viêm não: Virus quai bị sau khi xâm nhập vào cơ thể có thể tấn công hệ thần kinh trung ương, làm tăng nguy cơ viêm màng não, viêm não hoặc dị tật tiểu não.
  • Viêm tinh hoàn ở bé trai: Trẻ bị quai bị có vô sinh không? Trẻ bị quai bị gặp biến chứng là viêm tinh hoàn một phần nhỏ sẽ có nguy cơ teo tinh hoàn dẫn đến vô sinh sau này.
  • Viêm ống dẫn trứng ở bé gái: Một điểm khác biệt giữa bệnh quai bị ở trẻ em trai và quai bị ở trẻ em gái là bé gái có nguy cơ mắc viêm vòi trứng. Viêm ống dẫn trứng có thể dẫn đến mang thai ngoài tử cung, tắc nghẽn ống dẫn trứng dẫn đên vô sinh.
  • Những biến chứng nặng khác: Trẻ bị quai bị ở trường hợp nặng hơn có thể gặp những biến chứng như nhồi máu phổi, viêm cơ tim, viêm tụy.

4. Cách điều trị bệnh quai bị ở trẻ em

cho bé nghỉ ngơi để điều trị bệnh quai bị ở trẻ em trai
Cách điều trị bệnh quai bị ở trẻ em

Khi bé mắc quai bị, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện khám; và điều trị kịp thời nhằm hạn chế biến chứng có thể xảy ra.

Hiện nay, không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh qua bị ở trẻ em; chủ yếu là điều trị triệu chứng; giúp bé giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn. Trong hầu hết các trường hợp bệnh; trẻ có thể hồi phục sau 2 tuần.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể kết hợp cách chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà bằng cách:

  • Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Không cho bé tiếp xúc với nhiều người để ngăn ngừa lây truyền virus quai bị.
  • Dùng túi đá chườm bên mang tai, hàm…
  • Uống nước nhiều.
  • Ăn thức ăn nhẹ, dễ nuốt như súp, sữa chua và bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất.
  • Không nên ăn thực phẩm có vị chua, như trái cây, nước ép cam quýt vì sẽ kích thích tiết nước bọt.
  • Uống thuốc hạ sốt bằng paracetamol hoặc ibuprofen theo chỉ định từ bác sĩ.

Với những trẻ em bị viêm tinh hoàn, viêm vòi trứng cần được bác sĩ kiểm tra ngay. Trẻ cần được nghỉ ngơi, hạn chế chạy, nhảy, vận động mạnh.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ mắc quai bị nên ăn thực phẩm gì? Nên ăn hoa quả gì cho nhanh khỏi?Trẻ bị quai bị kiêng gì? 9 nguyên tắc vàng mẹ nên nhớ

Bé bị quai bị rồi có bị lại không?

  • Mỗi người chỉ mắc quai bị 1 lần trong đời. Sau khi bé bị nhiễm quai bị, cơ thể sẽ tồn tại các kháng thể trung hòa có tác dụng bảo vệ; mang đến khả năng miễn dịch suốt đời.
  • Tuy nhiên, người đã từng bị quai bị cũng không nên thoải mái tiếp xúc với người bệnh. Mỗi người cần có những biện pháp phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe của mình.

5. Cách phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em là cha mẹ nên cho bé tiêm vắc-xin phòng bệnh. Hầu hết mọi người đều có thể phòng được bệnh nếu tiêm dưới dạng kết hợp sởi – quai bị – rubella (MMR II).

Trẻ nên tiêm vacxin lúc 12–15 tháng tuổi và tiêm mũi 2 khi trẻ được 4–6 tuổi. Liều vắc-xin thứ ba không được khuyến cáo thường xuyên. Nhưng bác sĩ có thể đề nghị liều thứ ba nếu trẻ đang ở trong khu vực bùng phát dịch bệnh.

Ngoài ra, cha mẹ nên vệ sinh tay chân, cơ thể bé sạch sẽ. Hạn chế cho bé tiếp xúc với người đang bệnh. Dọn dẹp sạch sẽ môi tường xung quanh để giảm tỷ lệ mắc bệnh quai quai bị ở trẻ em.

Bệnh quai bị ở trẻ em thường hay xảy ra biến chứng nguy hiểm; ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh sản trong tương lai. Vậy nên, cha mẹ nếu thấy các bé có dấu hiệu mắc bệnh quai bị; chớ chủ quan mà hãy đưa trẻ đi bệnh viện ngay. Bé được điều trị từ sớm có thể tránh được những biến chứng như viêm tuyến nước bọt, viêm tinh hoàn; hoặc viêm buồng trứng đấy.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x