của bé
Các nghiên quả nghiên cứu trước đây cho rằng phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ khi dùng thuốc Metformin sẽ có tác dụng bảo vệ sự chuyển hóa của trẻ tuy nhiên, các nhà khoa học Na Uy mới đây đã chứng minh điều ngược lại.
Cụ thể, khi bà bầu dùng thuốc Metformin để điều trị tiểu đường thai kỳ, hầu hết trẻ sinh ra sẽ có chỉ số BMI cao hơn 0,7 và có xu hướng thừa cân khi lên 4 tuổi.
Kết quả được công bố trên Tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism (Anh), trong số hơn 160 trẻ em tham gia công trình nghiên cứu này thì nhóm những trẻ em có bà mẹ đã dùng Metformin có cân nặng trung bình là khoảng 18,3kg khi đạt 4 tuổi, cao hơn so với cân nặng trung của những đứa trẻ trong nhóm có mẹ không dùng metformin là 17,5kg.

Ai cũng muốn con cái bụ bẫm nhưng không phải là thừa cân, béo phì
Trong khi đó, khi xét về chỉ số BMI, trẻ em trong nhóm các bà mẹ đã dùng Metformin có chỉ số BMI trung bình là 16,6 cao hơn khoảng 0,7 so với BMI là 15,9 của những đứa trẻ trong nhóm còn lại.
Nguyên nhân lý giải là khi mẹ sử dụng Metformin để kiểm soát lượng đường trong máu, loại thuốc này có thể đã vượt qua nhau thai và gây ra những tác động tới thai nhi.
Metformin được biết đến là loại thuốc tiểu đường được kê nhiều nhất thế giới và giúp điều trị cho hàng triệu bệnh nhân mắc tiểu đường týp 2. Tuy nhiên, đây cũng là loại thuốc thường được những người bị hội chứng buồng chứng đa nang sử dụng bởi loại thuốc này có thể giúp tăng cường rụng trứng.
TS. Liv Guro Engen Hanem – tác giả người nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu này đã phát hiện ra một kết quả đáng ngạc nhiên khi “mâu thuẫn” với nhiều nghiên cứu trước đó cho rằng, sử dụng Metformin sẽ có tác dụng bảo vệ sự chuyển hóa của trẻ.
Có rất ít các nghiên cứu tìm hiểu về những ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của trẻ em sinh ra từ những phụ nữ bị đái tháo đường đã dùng Metformin. Và các phát hiện của chúng tôi cho thấy sẽ cần thêm nhiều nghiên cứu khác để xác định những tác động của nó đối với thai nhi”.
Đái tháo đường thai kỳ còn được biết đến là “thủ phạm” gây ra tiền sản giật và sản giật cao, tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, dễ băng huyết sau sinh và có nguy cơ mổ đẻ cao gấp 2 lần so với thông thường. Đối với thai nhi có thể gây ra những nguy cơ nặng nề như dị tật bẩm sinh, dễ bị suy hô hấp và rối loạn chuyển hóa sau sinh như hạ đường huyết, hạ canxi huyết… vàng da, tiểu đường type 2 sau này.
-
5 dấu hiệu cho biết bạn bị tiểu đường thai kỳTiểu đường thai kỳ có thể được phát hiện bởi một cuộc xét nghiệm thử glucose trong tuần thai thứ 24 - 28 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu biết những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu sẽ nhanh chóng...
-
Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì là câu hỏi lớn được nhiều mẹ đặc biệt quan tâm khi không may mắc phải căn bệnh này. Bởi nếu không kiểm soát được lượng đường trong máu sẽ gây ra những biến chứng...
-
Mẹ bầu không nên lơ là tiểu đường thai kỳ2-10% mẹ bầu có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ và bệnh này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho cơ thể mẹ và thai nhi. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng vừa mới phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị tiểu...
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện như người lớn. Vì thế, khi bé ăn dặm, bố mẹ nên sử dụng các sản phẩm dành riêng cho trẻ nhỏ, trong đó có nước mắm cho trẻ ăn dặm.
Thanh ngoan
Mang thai tốt nhất nên ngưng tất cả các loại thuốc, tránh làm ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Mẹ bé Mật
Hic sinh con bụ bẫm cũng chưa hẳn tốt nè, con khỏe mẹ khỏe mới vui vẻ được
Thanh ngoan
Sinh con vừa phải rồi chăm con cũng lớn mà khỏe mạnh là được.
mẹ xí muội
tốt nhất nên hạng chế ăn đồ ngọt khi mang thai thôi, không tội con lẫn mẹ.
Thanh ngoan
Ngày bầu em toàn uống nước mía, thèm đồ ngọt.