Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 31/08/2020

6 loại thú cưng cho gia đình có trẻ nhỏ

6 loại thú cưng cho gia đình có trẻ nhỏ
Thú cưng là người bạn tuyệt vời cho mọi thành viên trong gia đình bạn. Đặc biệt, nếu bạn có con nhỏ, các vật nuôi trong nhà sẽ giúp bé học được những khái niệm đầu tiên về sự quan tâm, săn sóc và hiểu về tình bạn, lòng trung thành.

em bé chơi với chú mèo

Ý tưởng nuôi thú cưng trong nhà cũng khá thú vị, đặc biệt là khi bạn có con nhỏ và việc ngắm nhìn các bé nô đùa với chúng làm cho bạn thấy yên bình. Với nhiều người, đôi khi đơn giản chỉ cần ngắm nhìn và chơi với chúng thôi là mọi muộn phiền, căng thẳng đều tan biến đi. Dưới đây là 6 loại thú cưng mà MarryBaby gợi ý cho bạn.

6 loại thú cưng cho gia đình có trẻ nhỏ

1. Chuột lang

Chuột lang được gọi tên tiếng Anh là Guinea Pig (lợn Ghinê). Những sinh vật tròn trĩnh đáng yêu này không cần quá nhiều sự chăm sóc. Thật lý tưởng trong điều kiện thời gian eo hẹp của các bố mẹ có con nhỏ. Chuột lang có thể sống từ 3 đến 5 năm và bạn có thể cho chúng ăn trái cây, rau quả tùy thích. Chúng không quá kén chọn thức ăn.

Thú cưng - Chuột lang

2. Cá

Đàn cá nhiều màu sắc bơi lội trong bể thủy tinh tạo thành một cảnh tượng rất vui mắt. Sự sống động của các loại cá cũng khiến trẻ nhỏ thích thú vô cùng. Bạn có thể bỏ thêm một ít rong và đồ trang trí vào bể cá để chúng càng trở nên hấp dẫn trong mắt các con.

3. Hamster

Loại chuột này có khuôn mặt nhọn hơn chuột lang một chút. Chúng lanh lợi và rất đáng yêu. Tuy nhiên, nên chọn mua một số lượng vừa phải để bạn có thể quan tâm đến tất cả mọi con trong đàn. Loại hamster lớn thì thích hợp hơn những con nhỏ.

Nuôi thú cưng - Hamster

4. Chó

Luôn là người bạn cực kỳ trung thành, chó sẽ là lựa chọn không thể bỏ qua nếu bạn muốn chọn một loại thú cưng cho gia đình. Đa phần chúng đều rất thích trẻ con.

Ngoài chó ta, bạn còn có thể chọn các giống chó có tính tình hiền hòa, thân thiện như Labrado, Collie hay Golden Retriever. Phân chó có thể chứa mầm bệnh nên bạn cần dặn con tránh xa chúng.

Thú cưng - Chó

5. Mèo

Dĩ nhiên rồi, mèo cũng là một lựa chọn tuyệt vời. Chúng dịu dàng, rất khôn khéo và biết “nịnh hót” một cách ngọt ngào những vị chủ nhân của mình. Tuy nhiên, nếu chọn nuôi mèo thì bạn nên để bé tránh xa hộp đựng phân. Ngoài ra, nếu bé nhà bạn có vấn đề về đường hô hấp như hen suyễn, nên dời lại ý định nuôi mèo hay bất kỳ loại thú nào dễ rụng lông.

6. Tắc kè

Những sinh vật có hình thù ngộ nghĩnh này cũng là lựa chọn tốt để nuôi. Con bạn sẽ thích thú khi xem chúng đổi màu và bắt mồi bằng cái lưỡi dài và nhanh như chớp. Tắc kè cũng không đòi hỏi sự chăm sóc cầu kỳ.

Để bảo vệ sức khỏe, cần hiểu được cách mà thú cưng có thể phát tán mầm bệnh

Dù bạn có cố gắng chăm sóc, nuôi nấng cẩn thận đến đâu thì vật nuôi vẫn luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho người, nhất là với trẻ nhỏ. Dưới đây là những con đường mà thú cưng có thể phát tán mầm bệnh:

1. Khi chúng đi xung quanh nhà

Các thú cưng thường được phép đi lang thang tự do trong mọi ngóc ngách của ngôi nhà. Đây chính là cách để chúng phát tán vi khuẩn nhanh như “cháy rừng” vậy. Nhất là những vật nuôi như chó, mẹo, nếu chẳng may cơ thể chúng có mang bọ chét, giun sán hoặc thậm chí là nhiễm trùng hay một mầm bệnh nào đấy thì nguy cơ lây lan sang người là rất cao.

2. Khi vật nuôi không được huấn luyện tốt

huấn luyện thú cưng

Trường hợp bạn mới vừa nhận nuôi thú cưng hoặc bạn không huấn luyện vật nuôi của mình tốt, chúng có thể sẽ không hiểu được những gì mà bản thân chúng không được phép làm. Vì vậy sẽ xảy ra những tình huống như: thú cưng sẽ liếm láp chén, đĩa đựng thức ăn trong nhà; hay chúng chạm vào thức ăn trên bàn và dẫn đến ô nhiễm thực phẩm…

3. Khi thú cưng của bạn bị rụng lông

Điều này thực sự là vấn đề lớn khi vừa muốn nhà sạch nhưng vẫn có sự hiện diện của vật nuôi trong nhà. Bộ lông của thú cưng dễ bị rụng do sự thay đổi của thời tiết và nhiệt độ. Dù cho bạn có ra sức để giữ vật nuôi của mình luôn trong tình trạng sạch sẽ nhưng vẫn không đảm bảo lông của chúng không mang mầm bệnh.

Những căn bệnh nguy hiểm có thể lây từ thú cưng bạn cần biết!

1. Bệnh dại

Đây là căn bệnh thường do động vật hoang dã gây ra nhưng thú cưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm và truyền mầm bệnh cho bạn hay các thành viên trong gia đình thông qua đường nước bọt nếu bị nhiễm bệnh. Bệnh dại khá nguy hiểm và có thể khiến người mắc bệnh tử vong nếu không được phát hiện sớm. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình là hãy tiêm vaccine phòng bệnh cho thú cưng.

2. Bệnh do vết cắn, cào của mèo

bảo vệ sức khỏe bằng việc không để thú cưng cắn

Một loại vi khuẩn có tên là bartonella henselae được biết là truyền qua vết cắn của mèo. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như nhiễm trùng tại vết thương, sưng, sốt, mệt mỏi, nhức đầu. Với những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ dưới 1 tuổi, người già và thai phụ cần phải tránh xa mèo. Một khi chẳng may bị mèo cào, bạn cần lập tức rửa sạch vết thương với xà bông sát khuẩn ngay.

3. Giun đũa chó mèo (Toxocariasis)

Giun đũa chó mèo gồm hai loại chi giun ký sinh ở chó và mèo. Người bị nhiễm giun, khi giun đi vào phổi sẽ gây hiện tượng ngứa ngáy, đau bụng và đi ngoài ra máu. Chính vì vậy, bạn nên tập cho vật nuôi đi vệ sinh vào khay cát, dùng găng tay hoặc túi nilon khi dọn phân cho vật nuôi, đồng thời đừng quên rửa tay bằng xà phòng ngay sau khi xong việc.

4. Nhiễm khuẩn salmonella

Loại vi khuẩn này thường xuất hiện trong thịt gia cầm chưa nấu chín kỹ. Bên cạnh đó, nó cũng có trên da của những loại thú cưng là bò sát. Vì vậy, để tránh nhiễm bệnh, bạn nên rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với chúng hay cho chúng ăn nhé!

Mách bạn cách để bảo vệ sức khỏe cả gia đình khi sống cùng thú cưng

1. Cẩn trọng trong chế độ ăn uống của vật nuôi

thức ăn cho thú cưng

Sự thật là chế độ ăn của vật nuôi cũng góp phần đảm bảo sức khỏe và giảm các nguy cơ mắc bệnh ở vật nuôi. Vì vậy, nếu không thể cho chúng dùng các loại thức ăn dành riêng cho động vật, bạn có thể cho ăn theo chế độ của gia đình. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên cho chúng dùng những thức ăn là thịt, cá sống để tránh cho vật nuôi bị đau bụng. Hơn nữa, việc này cũng khiến cho chúng dễ mắc bệnh dại và hiếu chiến hơn.

2. Cho thú cưng ăn ở một nơi ở cố định

Hãy dành ra một phần không gian riêng biệt hoặc một góc nhỏ trong nhà để làm khu vực ăn uống riêng dành cho vật nuôi. Nhờ vậy mà thú cưng của bạn sẽ không tự ý mò vào bếp để lấy thức ăn. Điều này cũng sẽ bảo vệ sức khỏe cho mọi thành viên trong nhà khỏi những mối nguy tiềm ẩn.

3. Chải lông cho thú cưng của bạn thường xuyên

vệ sinh cho thú cưng cũng là cách bảo vệ sức khỏe

Bên cạnh việc tắm rửa cho thú nuôi hàng tuần, bạn cũng nên chải lông, cắt bỏ bớt những chùm lông dài cho chúng. Bởi lẽ, việc giữ vệ sinh cho thú nuôi là cách tốt nhất để bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân bằng việc hạn chế những nguy cơ lây lan bệnh từ chúng.

Lời khuyên là nếu có điều kiện, bạn nên đưa thú cưng đến các cửa hàng chuyên về chăm sóc vật nuôi để khám sức khỏe, cũng như chăm chút, vệ sinh cho chúng đều đặn. Với việc chải lông cho thú cưng tại nhà, khi thực hiện, bạn cần tránh xa khu vực có trẻ nhỏ, phòng khách, nhà bếp và gần nơi đựng thực phẩm nhé!

4. Dọn dẹp nơi ở của vật nuôi sạch sẽ

Mẹo là khi mua chuồng hoặc nhà ở cho thú cưng, bạn nên chọn loại có thể dễ dàng để vệ sinh. Rất nhiều gia đình chọn sử dụng những miếng vải bông, thảm để lót cho thú cưng nằm, nhưng nó rất khó để làm sạch. Đôi khi, bọ chét và những vật ký sinh có thể mắc kẹt lại trong các sớ vải, do đó lại lây nhiễm ngược sang vật nuôi ngay khi bạn vừa tắm rửa sạch sẽ cho chúng xong.

Ngoài ra, bạn đừng quên các quy tắc an toàn sau đây:

√ Đừng bao giờ để bé ở một mình với con vật: Tai nạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào dù cho đó có là thú cưng thân thiết nhất của gia đình.

√ Không bao giờ để bé tiếp cận với thú cưng khi nó đang ăn, ngủ, gặm đồ chơi, đang nằm trong “nhà riêng” của chúng hay khi chúng đang chăm sóc con. Việc lại gần trong lúc này có thể khiến thú cưng nghĩ rằng bé đang giành đồ chơi hay xâm nhập lãnh thổ của chúng.

√ Luôn chăm sóc vật nuôi một cách nhẹ nhàng, không kéo đuôi hay chân chúng và đặc biệt là không tiếp cận chúng từ phía sau.

√ Không tạo tiếng động lớn hay di chuyển bất thình lình trước mặt một con vật như chó hay mèo.

√ Khi tiếp xúc lần đầu tiên với một con vật, bạn hãy dặn bé để ngửa lòng bàn tay, di chuyển tay đến gần mũi của sinh vật đó. Không chạm vào mắt, mũi, tai hay bộ phận sinh dục của chúng.

√ Dạy bé cẩn trọng khi tiếp xúc với thú cưng của người khác. Chúng không thân thiện với bạn như những thú nuôi của gia đình.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x