của bé
Để kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi, nhiều mẹ bầu chọn phương án xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Liệu có phải ai mang thai cũng nên thực hiện xét nghiệm này? Nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn của xét nghiệm ra sao? Mẹ tham khảo thông tin sau nhé!
1/ Xét nghiệm sàng lọc trước sinh là gì?
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh được thực hiện vào khoảng 3 tháng giữa, giúp đánh giá nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down, Edward hay dị tật ống thần kinh. Thông qua cách đo lượng AFpP, β-hCG ,và estriol không liên hợp uE3 trong máu, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chính xác khi tính toán cùng cân nặng, chiều cao của mẹ và độ tuổi của thai nhi. Trong đó:

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh liệu có cần thiết?
-AFP được sản xuất từ túi noãn hoàng, các tế bào gan chưa biệt hóa và đường tiêu hóa của thai.
-β-hCG là một glycoprotein được sản xuất bởi bào thai giai đoạn sớm và sau đó bởi lớp hợp bào lá nuôi của nhau thai.
-uE3 là hormone estriol dạng tự do, được sản xuất từ gan và nhau thai của thai.
Theo khảo sát cho thấy, khoảng 5% bà bầu có mức độ bất thường β-hCG,AFP và uE3 trong máu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường do tính toán sai độ tuổi thai nhi hoặc thai đôi, cũng có thể là dị tật bẩm sinh.
2/ Lợi ích của sàng lọc trước sinh
-Giúp mẹ bầu trải qua thai kỳ suôn sẻ và sinh con khỏe mạnh.
-Lựa chọn không sinh con nữa khi phát hiện thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

Thực phẩm tăng nguy cơ dị tật thai nhi Dị tật thai nhi rất dễ xảy ra nếu mẹ bầu không quan tâm đến chế độ ăn uống trong thai kỳ. Nhất là với 8 món sau đây, bạn nên tuyệt đối tránh xa!
-Lên kế hoạch chăm sóc con bị dị tật tốt nhất khi mẹ bầu có ý định giữ thai.
-Giảm lo lắng về vấn đề sinh con dị tật.
Kết quả của sàng lọc trước sinh đôi khi cũng chỉ là tương đối, bởi không ít trường hợp thai nhi bị chẩn đoán dị tật lại sinh ra hoàn toàn bình thường. Vì vậy, khi nhận kết quả, tốt nhất mẹ bầu đừng nên quá lo lắng. Nghe theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để có được kết quả chính xác hơn.
3/ Nguy cơ và rủi ro của sàng lọc trước sinh
Khi nhận được kết quả thai nhi dương tính với dị tật, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thủ thuật chọc dò màng ối để đưa ra kết luận chính xác nhất. Thủ thuật này ẩn chứa một vài rủi ro mẹ bầu nên tham khảo:
–Sảy thai: Dù tỷ lệ rất thấp, nhưng không có nghĩa nên chủ quan, nhất là với những mẹ bầu chọc ối trước tuần 15 của thai kỳ.
-Chảy máu: Chảy máu sau chọc dò màng ối khá hiếm gặp, nhưng một số huyết cầu thai nhi có thể len lỏi và hệ tuần hoàn của mẹ, gây biến chứng cho mẹ có nhóm máu Rh-.
-Rỉ ối: Tình trạng rỉ ối sau chọc dò có thể dẫn đến tình trạng cạn ối sớm, gây nguy hiểm đến sự an toàn tính mạng của thai nhi.
-Nhiễm trùng ối: Vi khuẩn từ kim chọc ối chưa được vô trùng kỹ có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ối.
– Chuột rút: Một số mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng chuột rút sau khi thực hiện chọc dò ối.
4/ Lưu ý khi mẹ bầu thực hiện xét nghiệm
Với những trường hợp sau, mẹ bầu nhất định nên đi làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh:
– Tiền sử gia đình có dị tật bẩm sinh.
– Có sử dụng thuốc hoặc các chất có thể gây hại cho thai.
– Bệnh tiểu đường và có sử dụng insulin.
– Bị nhiễm virus trong thời kỳ mang thai.
– Có tiếp xúc với phóng xạ liều lượng cao.
Các mẹ khác có thể tư vấn ý kiến bác sĩ về buổi xét nghiệm này. Giữ tinh thần thoải mái, tích cực, tránh lo lắng để ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con. Nếu chỉ định chọc dò màng ối, mẹ nên nghỉ ngơi, thư giãn theo lời khuyên của bác sĩ.
MarryBaby

Vùng kín có mùi hôi khi mang thai: Dấu hiệu bệnh mẹ chớ bỏ qua! Vùng kín có mùi hôi khi mang thai thường khiến mẹ bầu lo lắng, mất tự tin vì cảm giác khó chịu cùng những nguy cơ đối với thai nhi. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục thế nào?
-
3 xét nghiệm chẩn đoán khi mang thai cần nhớBên cạnh các xét nghiệm thông thường như xét nghiệm máu, đo đường huyết trong những lần khám thai, chị em bầu còn có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán nhằm kiểm tra...
-
Những xét nghiệm khi mang thai 3 tháng cuốiCác xét nghiệm khi mang thai 3 tháng cuối đa số nhằm mục đích kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi và tập trung vào các bệnh thường gặp như thiếu máu, tiểu đường thai kỳ, liên cầu khuẩn.
-
Những xét nghiệm khi mang thai nào mẹ cần biết?Trong những lần khám thai định kỳ, bác sĩ sản khoa sẽ đề nghị bạn thực hiện các sàng lọc di truyền và xét nghiệm chẩn đoán trong quá trình mang thai. Một vài trong số này là những xét nghiệm máu...
Đối với bé, đồ chơi là một phần không thể thiếu trong hành trình khám phá thế giới. Khi bé đã biết kiểm soát sự chuyển động của tay và chân, khả năng lắng nghe và quan sát, mẹ nên hỗ trợ bé phát triển bằng cách đầu tư vào những món đồ chơi cho trẻ sơ sinh thích hợp.
Đồ chơi phát triển trí tuệ cho bé 1 tuổi
-
Bé sơ sinh cần được bổ sung canxi đúng cáchCanxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu...
-
Miền Bắc rét đậm đến Tết Nguyên đán,...Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ nay đến Tết...
-
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt...
-
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó, mẹ bầu...
-
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ...
-
Trịnh Gia Dĩnh và vợ hoa hậu vừa đón...Trang On đưa tin vào ngày 15-2 vừa qua, diễn viên Trịnh Gia Dĩnh có con trai...
-
Phát hiện một ca sinh 7 hiếm gặp ở IraqTheo Healthmedicinet, đây là trường hợp sinh 7 đầu tiên của Iraq, vừa xảy ra...
-
Lạ: Mổ bắt thai nhi ở tháng thứ 7, phẫu...Một bà mẹ người Anh mang thai tháng thứ 7 được các bác sĩ phẫu thuật lấy...
-
Jessica Simpson và những sự cố dở khóc...Jessica Simpson mang thai lần 3 ở tuổi 38 và đối diện với nguy cơ tăng cân...
-
Đạo diễn Đức Thịnh đón vợ con xuất viện...Trong khi những lùm xùm xung quanh bộ phim "Trạng Quỳnh" chưa hạ nhiệt, hôm...
truc
Djdk
Dmcmc
Djjnd
Ngọc Huyền
Thông ttnin này hay quá
Me Ori
Không biết đi khám ở bệnh viện như thế nào chứ đi khám bác sĩ tư mình thấy bác có yêu cầu mình làm các xét nghiệm sàn lọc này hết đó.
Ngọc Huyền
Mình thì khám nhiều và theo một bác sĩ
Cà Chua
sàng lọc trước sinh,điều này là rất cần thiết ạ, vừa biết được trạng thái thai nhi, biết được con khỏe mạnh thì vui mừng, nếu chẳng may con bị dị tật gì thì sẽ được can thiệp kịp thời bởi khoa học
Me Ori
Uh, khoa học hiện đại thì mẹ bầu ngày càng yên tâm hơn hén mom