Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/07/2017

Giải đáp thắc mắc thai nhi nằm sấp có sao không?

Giải đáp thắc mắc thai nhi nằm sấp có sao không?
Thai nhi nằm sấp có sao không? Thông thường ở tháng thứ 7 của thai kỳ, vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ không cố định, có lúc nằm nghiên bên trái hay lệch bên phải và cũng có thể là nằm sấp. Mẹ không cần quá lo lắng.

Vị trí ngôi đầu của thai nhi ổn định từ tuần thai thứ 36 để sẵn sàng chào đời. Thời điểm này, thai nhi nằm sấp có sao không? Bác sĩ chuyên khoa sản sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất dựa theo ngày dự sinh của bạn.

Thông thường, nếu trẻ quay đầu xuống dưới thì việc sinh thường tự nhiên diễn ra khá suôn sẻ. Tuy nhiên, nếu ngôi thai ngược, sinh mổ là quyết định an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

Vị trí của thai nhi trong bụng mẹ theo tuần tuổi

30 tuần đầu: Liên tục thay đổi vị trí nằm

Ở tuần thai thứ 4 khi mẹ chính thức được thông báo đang mang thai bé cưng, thai nhi là một phôi thai bám vào thành tử cung. Sau đó phôi bắt đầu tách thành 2 nhóm tế bào, một phát triển thành nhau thai và một phát triển thành thai nhi.

thai nhi nằm sấp có sao không
Trong 7 tháng đầu thai kỳ mẹ không cần lo lắng thai nhi nằm sấp có sao không.

Thời điểm này, thai nằm trong túi ối trong đó có nước ối. Trong nhiều bài viết MarryBaby chia sẻ về vai trò quan trọng của nước ối thì một trong số đó chính là bảo vệ thai tránh những va đập. Dưới 7 tháng tuổi, thai nhi không ngừng phát triển và vị trí nằm vì thể mà có nhiều thay đổi. Bé yêu xoay ngang, dọc, trước, sau liên tục.

Tuần 32-34: Bắt đầu ổn định vị trí

Bắt đầu từ tuần thứ 31, thai nhi bắt đầu đổi ngôi thai. Mẹ có thể cảm nhận được đầu thai nằm ở bụng dưới, bên dưới rốn vì chân bé thường đạp liên tục ở bụng phía trên. Tuy nhiên, lúc này đầu thai nhi có thể chưa đủ độ cứng để có thể xác định được chính xác.

Ở tuần thứ 32-34, tới lịch khám thai định kỳ, bác sĩ có thể sẽ khám thăm dò phần bụng để xác định vị trí nằm của thai nhi. Tuy nhiên, vị trí này có thể thay đổi rất nhiều lần cho tới khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ.

Tuần 34-36: Bé yêu sẵn sàng chào đời

Mẹ biết không, từ tuần thai thứ 34 trở đi, bộ não phát triển nhanh đến mức chu vi vòng đầu của bé tăng khoảng 2,5cm mỗi tuần. Cũng khoảng thời gian này, thai nhi sẽ có xu hướng tiến về một vị trí cố định, vị trí mà nó sẽ nằm trước khi chào đời đó là đầu nằm gọn trong khung xương chậu (ngôi đầu).

Nếu ngôi thai được phát hiện ở tuần 37 là ngôi mông hoặc ngôi ngang thì khả năng đầu thai nằm quay xuống ít xảy hơn. Mẹ sẽ được khuyên chuẩn bị tâm lý sinh mổ để đảm bảo mẹ tròn con vuông.

Thai nhi nằm sấp có sao không?

Dựa vào vị trí của thai nhi theo nấc tuần tuổi, nếu trong khoảng thời gian trước 30 tuần tuổi, thai nhì nằm sấp trong bụng mẹ hay nằm ngửa, nằm nghiêng bên phải hay bên trái mẹ đều yên tâm. Lúc này khoảng trống không gian còn nhiều, bé thoải mái nhào lộn.

Vị trí của thai nhi cần theo dõi cẩn thận từ tuần thứ 34 trở đi. Mẹ hãy đi khám thai đúng theo lịch. Siêu âm thai sẽ cho biết các thông số quan trọng như: Đường kính lưỡng đỉnh, nhịp tim thai, trọng lượng thai, chiều dài cương đùi, vị trí bánh rau, chỉ số nước ối. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ thông báo với mẹ.

Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu từng tam cá nguyệt

3 tháng đầu: Trong giai đoạn này, mẹ có thể tranh thủ nằm ngửa, nằm nghiêng hay bất kỳ tư thế nào khiến bạn thoải mái vì bé yêu vẫn còn nhỏ. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tránh nằm sấp khi ngủ nhé!

thai nhi nằm sấp có sao không 1
Trong quá trình mang thai mẹ không nên nằm sắp khi nghỉ ngơi

3 tháng giữa: Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ mẹ nên đặc biệt chú ý những tác động từ bên ngoài lên bụng của mình. Nằm ngửa hiện giờ không còn là lựa chọn thích hợp cho mẹ. Nằm nghiêng một bên và kê cao chân sẽ giúp bạn thoải mái và ngủ ngon hơn.

3 tháng cuối: Thai nhi thường có xu hướng quay về phía bên phải trong tam cá nguyệt thứ ba. Do đó, lúc này nằm nghiêng bên trái sẽ làm giảm bớt áp lực lên dây chằng và tử cung. Nghiêng về phía bên phải sẽ kéo căng tử cung và các mạch máu chính, cản trở quá trình lưu thông máu của thai nhi.

Qua những thông tin trên, hi vọng mẹ đã tìm được câu trả lời hợp ý cho thắc mắc thai nhi nằm sấp có sao không. Tìm hiểm kỹ thông tin để tránh những hành động làm ảnh hưởng đến bé yêu mẹ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x