của bé
Theo dõi thai máy là điều cần thiết mẹ cần quan tâm để nắm được tình hình phát triển của con trong bụng mẹ. Tuy nhiên, mẹ đã biết bao nhiêu tuần thì thai máy, thai máy ở vị trí nào đầu tiên chưa? Câu trả lời cho mẹ ở ngay đây!
Nội dung bài viết
Nắm vững thời kỳ thai máy có thể giúp các mẹ hiểu hơn về tình trạng của con. Ngoài ra nó còn giúp mẹ kịp thời phát hiện những vấn đề nghiệm trọng của sức khỏe thai nhi. Vì thế mẹ hãy đặc biệt chú ý những vấn đề như: thai mấy tuần thì máy, thai máy ở vị trí nào, mấy tháng thai nhi biết đạp nhé!
Thai máy là gì?
Thai máy một thuật ngữ dùng để chỉ những cử động của thai nhi khi còn nằm trong bụng mẹ. Đó có thể là những hoạt động như: huýt tay, lộn vòng, đá chân hay đạp chân của em bé.
Thai máy ở mỗi người mẹ là không giống nhau, thời điểm thai máy cũng khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, vào những tháng cuối thai kỳ, thai máy sẽ sẽ diễn ra mạnh mẽ với tần suất nhiều hơn.

Thai máy rất quan trọng đối với sức khỏe và phát triển của bé
Thai biết máy, biết đạp và chuyển động trong bụng mẹ là dấu hiệu cho thấy em bé đang phát triển khoẻ mạnh và bình thường, các mẹ đừng nên quá lo lắng.
Các mẹ biết không, thai máy còn là cách mà em bé phản ứng lại với những tác động từ bên ngoài như: ánh sáng, tiếng ồn hay thậm chí là các loại thực phẩm mà mẹ bầu đang tiêu thụ.
Thai bao nhiêu tuần thì mẹ cảm nhận được thai máy?
Khi thai nhi được 8 tuần tuổi, bé đã bắt đầu biết cử động. Tuy nhiên, những cử động này quá nhẹ do bé còn quá nhỏ, vì vậy rất khó để mẹ có thể cảm nhận được.
Chỉ khi bé con được 4 tháng tuổi, tức là vào khoảng tuần 15-16, cảm nhận về cử động của thai nhi, hay còn gọi là thai máy, sẽ rõ ràng hơn.
Khi mẹ mang bầu được 30-38 tuần, thai máy đạt đỉnh, mẹ sẽ cảm nhận cử động của con khoảng 130 lần mỗi ngày. Số lần và cường độ thai máy thông thường diễn ra theo quy luật nhất định.

Vào thời điểm thai kỳ ở tuần thứ 7 đến thứ 8, bé sẽ có những động đậy nhẹ
Theo đó, bé cử động ít hơn và sáng sớm, nhưng lại nhiều hơn về chiều tối. Chính nhờ cử động thai máy, mẹ sẽ nắm được tình hình sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Khi thai máy bất thường, tức là ít đi, là tín hiệu của tình trạng bé con đang thiếu một lượng lớn ô-xy. Trường hợp này thường xảy ra do nhau thai bị lão hóa, nếu không phát hiện kịp thời, thai rất dễ bị chết lưu.
Do đó, mẹ bầu cần biết cách theo dõi bé bao nhiêu tuần thì thai máy, đếm số lần thai máy, nhất là sau khi thai nhi bước sang tháng thứ 7.
Nhận biết thai máy vào thời điểm nào?
Thai nhi trong bụng mẹ thường ở 4 trạng thái: 1 là trạng thái tĩnh lặng, 2 là trạng thái cử động thường xuyên, 3 là trạng thái cử động mắt liên tục và 4 là cử động thai đơn độc.
Trong 4 trạng thái này em bé thường ở trạng thái 1 và 2. Khi em bé ở trạng thái 2 mẹ bầu sẽ cảm nhận được chuyển động của em bé một cách rõ ràng nhất.

Thai mấy tuần thì vào tử cung: Mấu chốt ở ngày kinh cuối! Sau khi được thụ tinh, trứng sẽ từ từ di chuyển về tử cung và bắt đầu quá trình "làm tổ" của mình. Theo nghiên cứu, để tới được tử cung của mẹ, nàng trứng mất ít nhất từ 8-9 ngày. Tuy nhiên, thời gian này còn thay đổi tùy theo thể trạng của từng người
Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm
Thai nhi trong bụng mẹ có lúc tỉnh táo, cũng có lúc đi ngủ nhưng nhìn chung thai nhi đạp nhiều vào ban đêm hơn. Em bé sẽ có xu hướng chuyển động nhiều nhất trong khoảng từ 21 – 1 giờ tối hoặc sau khi mẹ vừa mới ăn xong.
Sự thay đổi lượng đường trong máu sẽ làm tăng số lần thai máy của em bé trong bụng mẹ. Mẹ biết không, tư thế ngủ của mẹ cũng sẽ làm ảnh hưởng tới tần số thai máy.
Thai máy ở vị trí nào?
Khi mẹ bầu nằm nghiêng một bên cũng được các bé yêu thích và thai máy nhiều hơn. Lý do là khi nằm nghiêng máu được cung cấp nhiều hơn đến thai nhi.
Các vị trí như đạp bụng, đá chân của thai nhi có thể ở bất kì vị trí nào trong bụng của mẹ, thậm chí là bé lộn vòng nữa cơ. Nhưng chủ yếu thai máy nhiều nhất phải kể đến phần bụng dưới và phần bụng bên trái.

Bên cạnh lưu tâm bao nhiêu tuần thì thai máy, bố mẹ cần chú ý tần suất thai máy
Thai máy ở bụng dưới
Nếu bé cưng tích cực đạp bụng dưới, mẹ sẽ không cần quá lo lắng nếu điều đó lặp lại trong những trường hợp sau:
- Mẹ ăn no: Đa phần thai nhi sẽ đạp nhiều hơn nếu dạ dày của mẹ được nạp quá nhiều thức ăn. Điều này là do bé đã được bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng hơn.
- Môi trường bên ngoài quá ồn: Mẹ di chuyển ngoài đường, ngồi nói chuyện nơi công cộng, nghe nhạc quá lớn cũng khiến bé “khó chịu” hoặc muốn ra ngoài để hòa nhập với những âm thanh tươi vui đó.
- Tư thế nằm của bà bầu: Khi mẹ nghiêng sang bên trái, bé sẽ đạp nhiều hơn. Vì tư thế này làm tăng lượng máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Thai đạp nhiều bên trái
Trong những tháng cuối thai kỳ, kích thước của bé lớn hơn, không gian không còn đủ rộng rãi khiến bé phải ổn định vị trí bằng cách quay đầu về phía cổ tử cung của mẹ.
Khi xoay đầu xuống dưới, mông của bé sẽ ở đáy tử cung còn phần lưng thường ở bên phải hoặc bên trái tử cung. Nếu phần lưng nằm ở bên phải thì chân tay bé sẽ quay sang trái.

Vị trí đá, đạp chân có thể ở bất kì đâu nhưng nhiều nhất là ở phần bụng dưới và bên trái
Như vậy, các động tác đạp, đấm từ chân tay của bé sẽ gây ra tác động chủ yếu lên vùng bụng trái tạo ra những cơn gò tử cung. Do vậy, hiện tượng này là hoàn toàn bình thường, mẹ đừng lo lắng quá.
Để yên tâm hơn, mẹ nên đi khám thai để bác sĩ kiểm tra tình trạng thai nhi và loại trừ các nguy cơ có thể xảy ra khi thai máy một bên như: dây rốn ngắn, túi ối méo…
Mách mẹ cách theo dõi thai máy
Nhịp sinh học của bé sẽ quyết định tần suất thai máy và bao nhiêu tuần thì thai máy. Theo ý kiến của các chuyên gia, không có tiêu chuẩn chính xác để nhận biết thai máy bình thường hay bất thường.
Tuy nhiên, một quy luật chung đó là bé càng lớn, càng cử động nhiều. Vào 2 tháng cuối thai kỳ, mẹ nên thường xuyên theo dõi thai máy để đánh giá sức khỏe của con.
Trong lúc thức, bé sẽ cử động tối thiểu 3-4 lần. Thấp hơn mức này, có thể bé đang ngủ hoặc gặp bất thường gì đó. Vậy khi thai cử động quá nhiều, khoảng hơn 20 lần mỗi giờ đồng hồ?
Rất có thể thai nhi đang bị stress do chính mẹ tác động sang. Lúc này, mẹ nên thư giãn, nghỉ ngơi để bé con bình tĩnh trở lại. Nếu không cải thiện, mẹ cần đến bệnh viện thăm khám.

6 sự thật thú vị về chuyện em bé đạp trong bụng mẹ Mẹ đã bắt đầu cảm nhận được em bé đạp trong bụng mẹ rồi phải không? Chúc mừng mẹ đến với cột mốc mới trong thai kỳ. Mẹ có bao giờ thắc mắc dấu hiệu đá chân này mang ý nghĩa gì không? Trong khi mẹ hân hoan với cảm giác bé phát triển bên trong, mẹ cũng nên biết những sự thật thú vị về dấu hiệu này.
Cách theo dõi thai máy như sau: Vào giờ cố định trong ngày buổi sáng, trưa, chiều hay tối, mẹ tranh thủ đếm số cử động thai. Nếu bận, mẹ nên đếm ít nhất một lần trong ngày.
Mỗi lần đếm khoảng 30 phút. Theo đó:
- Thai khi khỏe mạnh là khi có hơn 4 lần cử động trong 30 phút, 3 cữ như vậy mỗi ngày.
- Nếu thai máy ít hơn 4 lần, mẹ nên nằm và đếm cử động thai trong vòng 1 hoặc 2-4 giờ để theo dõi chi tiết hơn. Lúc này, nếu bé cử động 4 lần/giờ là ổn.
- Trong 4 giờ nhiều hơn 10 cử động thai, liên tục như vậy khoảng 3 cữ/ngày cũng ổn.
- Ngược lại, nếu trong 4 giờ ít hơn 10 lần thai máy, mẹ nêu nhập viện để được thăm khám và theo dõi tình trạng thai nhi.
Có thể nói rằng, bao nhiêu tuần thì thai đạp, thai máy vị trí nào là những điều mà mẹ bầu nào cũng cần biết để theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi. Nếu phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, các mẹ hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được kiểm tra ngay nhé.
-
7 điều thú vị về thai máy không phải mẹ bầu nào cũng biếtKhông chỉ là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của thai nhi, thai máy còn ẩn chứa nhiều điều thú vị khác về cuộc sống trong bụng mẹ của cục cưng. Cùng khám phá mẹ nhé!
-
Cách nhận biết thai máy cho mẹ mang thai lần đầuThai máy không chỉ là một dấu hiệu giúp mẹ cảm nhận rõ hơn về mầm sống đang ngày càng lớn lên trong bụng mình. Theo dõi thai máy cũng giúp mẹ nhận ra được tình trạng sức khỏe của thai nhi qua số...
-
Đếm thai máy, biết sức khỏe conỞ trong bụng mẹ, những siêu quậy tí hon đạp và cựa quậy liên tục tạo ra những đợt thai máy. Theo dõi những chuyển động này của con không chỉ mang lại niềm vui mà còn giúp mẹ biết bé có khỏe mạnh...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Trần Nhật Linh
mẹ bàu ơi nhớ đọc bài này nhé
Phạm Bích
Mình mấy bé, các bé hầu như 3 tháng tuổi là con biết máy, cứ giật giật ở bụng dưới, nhiều khi thấy nhột nhột, buồn buồn
Hoang Lam
M đc 19 tuần rồi,con so và vẫn chưa thấy con đạp. Vậy có sao ko các mẹ
Thúy Vân
Ồ chỉ 8 tuần thai đã cử động rồi à, giờ mình mới biết điều này
Mẹ Nha Đam
Nhưng mom chưa cảm nhận được cử động này của con nè!
kim tân
Khi các bộ phận con phát triển khá hoàn chỉnh thì con đã có cử động đó mẹ
Win King
thường thì tháng thứ 3 nghe máy rất rõ
Mẹ Nha Đam
Cũng tùy độ nhạy của từng mom nữa!
kim tân
Em nghĩ không phải ai cũng cảm nhận được đâu. Phải sang tháng thứ tư mới cảm nhận rõ