của bé
Sau hành trình vượt cạn, việc chăm sóc vết thương tầng sinh môn là một trong những điều mẹ cần lưu ý. Tuy vết rạch tầng sinh môn lành lại khá nhanh, mẹ vẫn cần sát trùng hàng ngày
Nội dung bài viết
Tầng sinh môn là nơi dễ bị tổn thương trong quá trình em bé chui ra ngoài. Nếu không chủ động rạch tầng sinh môn thì áp lực từ em bé có thể khiến vùng này bị rách vỡ, gây mất thẩm mỹ và khó khâu. Ngoài ra, rạch tầng sinh môn còn giúp nới rộng cửa mình để em bé chui ra khỏi bụng mẹ dễ dàng hơn. Song chăm sóc tầng sinh môn sau sinh như thế nào để vết thương mau lành và không bị đau? Mời các mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Khi sinh thường, tử cung của sản phụ co thắt hết mức có thể để đẩy nhanh bé ra ngoài. Điều này có thể làm rách cơ vòng hậu môn. Vì thế, các bác sĩ sẽ dùng thủ thuật rạch tầng sinh môn để hỗ trợ và thúc đẩy nhanh quá trình sinh nở an toàn.
Tầng sinh môn là gì và tại sao phải rạch tầng sinh môn?
Tầng sinh môn là phần mô giữa âm đạo và hậu môn, có chiều dài 3cm đến 5cm. Thủ thuật rạch tầng sinh môn được thực hiện nhằm mục đích giúp cho bé chào đời nhanh chóng và tránh trường hợp sản phụ cố rặn làm rách tầng sinh môn không như ý. Vết may tầng sinh môn bị rách sẽ gây mất thẩm mỹ cho phụ nữ sau sinh.
Cách giảm đau tầng sinh môn sau khi sinh
Sau khi em bé ra đời, bác sĩ sẽ khâu vết rạch tầng sinh môn lại, vết thương sẽ liền lặn sau 1-3 tuần. Thời gian này, vết thương khá đau nên chị em có thể đi lại rất khó khăn.
Dưới đây là những cách chăm sóc vết thương để giúp giảm đau và làm vết thương mau lành, các sản phụ có thể tham khảo:
- Vệ sinh vết khâu trong 3 ngày đầu bằng cách dùng dung dịch povidine thấm ướt bông gòn rồi bôi nhẹ lên vết thương. Mỗi ngày làm một lần.
- Mỗi lần đi vệ sinh, dùng nước ấm (có thể dùng vòi sen) để xối nhẹ lên vết thương từ trên xuống dưới. Sau đó, dùng khăn bông mềm thấm nhẹ cho khô vết thương.
- Thay băng vệ sinh mềm mịn sau 3-4h một lần.
- Đi lại nhẹ nhàng từng bước nhỏ để giúp đẩy máu tụ trong tử cung ra ngoài và giúp giảm tình trạng sưng, đau cũng như giúp vết khâu tầng sinh môn nhanh lành.
- Ăn nhiều rau xanh để tránh táo bón. Vì tình trạng táo bón gây khó khăn cho việc đại tiện. Mỗi lần đại tiện, việc rặn sẽ gây áp lực lên tầng sinh môn khiến vết thương có thể bị rách.
- Dùng quần lót bằng vải cotton mềm, thoáng mát. Mỗi lần giặt nên phơi khô dưới ánh nắng trực tiếp để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc. Hoặc nếu có điều kiện, mẹ nên dùng quần lót mặc một lần để sử dụng cho an toàn.
- Kiêng quan hệ trong vòng từ 4-6 tuần để vết khâu tầng sinh môn lành lặn hẳn.
- Không được tự ý thụt rửa bên trong âm đạo khi không được bác sĩ chỉ định
- Chọn tư thế ngồi khi đi vệ sinh ít gây áp lực lên vết thương bằng cách lót khăn bông mềm ở hai bên đùi dưới mỗi lần ngồi lên bồn cầu.
- Trong vài ngày đầu tiên khi vết khâu còn sưng và đau, bạn có thể dùng miếng gạc để lạnh rồi chườm vào vết thương.
Việc cẩn trọng chăm sóc vết thương tầng sinh môn cực kỳ quan trọng. Nếu bạn vệ sinh không đúng cách hoặc không làm vệ sinh, vết thương sẽ bị nhiễm trùng, khó điều trị và đau đớn hơn.
-
5 bài tập giúp mẹ đỡ “vã mồ hôi” khi sinh conNhững bài tập nhẹ nhàng, đơn giản và không mất sức để giúp mẹ đỡ “vã mồ hôi, sôi nước mắt” trước khi chuẩn bị sinh con.
-
Bí quyết giúp bà bầu sinh thường dễ hơnCác bà bầu thường mang tâm lý lo lắng khi ngày sinh đẻ sắp đến gần. Thực tế, để “vượt cạn” thành công không quá khó như nhiều chị em vẫn thường suy nghĩ. Marry Baby xin chia sẻ với bạn một số...
-
Sinh thường: Những lợi ích có thể bạn chưa biếtHầu hết mọi kỹ thuật sinh thường đều không có sự can thiệp của máy móc và thuốc men, vì thế sẽ có ít tổn thương tiềm ẩn đối với cả bạn và em bé. Tìm hiểu thêm các ích lợi của việc sinh thường.
-
Sinh thường hay sinh mổ?Không riêng gì đối với những phụ nữ mang thai lần đầu, mà ngay cả nhiều chị em phụ nữ từng có kinh nghiệm “vượt cạn” cũng luôn trăn trở câu hỏi này mỗi khi gần đến ngày “khai hoa nở nhụy”. Tùy...
-
Sinh mổ và những điều cần biếtCho dù bạn quyết định sẽ sinh tự nhiên hay sinh mổ, hoàn toàn có khả năng bạn sẽ phải mổ lấy thai vào phút cuối do những chuyển biến bất ngờ.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Panda
Mẹ có thể dùng Betadin phụ khoa chai màu xanh. Hoà thuốc với nước sau đó xối vào vết mổ thay cho nước.
Bích Ngọc
Chỉ tiêu thi báo nhiêu ngày .là liền chỉ adb.vì mình muốn hơ than sợ bụp chỉ
Thanh Huệ
Mình không sinh thường nên vấn đề chăm sóc tầng sinh môn cũng không rắc rối lắm
Mẹ Pip Pip
Mình không được bôi thuốc chỉ được uống và rửa bằng nước chè xanh