của bé
Nhau thai được hình thành ngay khi trứng rụng, là nơi cung cấp oxy và dưỡng chất cho bé. Vì thế, việc theo dõi nhau thai là điều rất quan trọng để nhận biết những dấu hiệu lạ có thể xảy ra. Nhau thai bất thường sẽ dễ gây sảy thai, thậm chí tăng nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con.
Các mẹ bầu cần lưu ý một số biểu hiện sau để phát hiện sớm sự bất thường của thai nhi:
Chảy máu âm đạo trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu lưu ý cẩn trọng việc đi đứng, làm việc; tránh khuân vác nặng,… Đồng thời, mẹ bầu cần để ý những biểu hiện bất thường như:
Chảy máu âm đạo nhẹ kèm đau bụng như những ngày nguyệt san, đó có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung.
Chảy máu nặng kèm đau bụng nhiều có thể là dấu hiệu nhau bong non. Hiện tượng này xảy ra khi nhau bám đúng vị trí nhưng bị bong sớm trước khi thai nhi được sổ ra ngoài do hình thành khối máu tụ sau nhau. Nếu mẹ bầu không phát hiện sớm, khối máu tụ này lớn dần làm bong bánh nhau khỏi thành tử cung, cắt đứt sự trao đổi chất giữa mẹ và con, gây hậu quả nghiêm trọng đến mẹ và bào nhi.
Chảy máu âm đạo trong 3 tháng cuối thai kỳ
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, một số mẹ bầu phát hiện âm đạo chảy máu màu đỏ tươi hoặc chảy nhiều máu cục,… Tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần, lần sau thường hay chảy máu nhiều hơn lần trước. Khi ấy, mẹ bầu nên nghĩ ngay đến nhau tiền đạo, là hiện tượng bánh nhau bám vào phần dưới của vách tử cung, che một phần hoặc che kín cổ tử cung, trong khi nhau thai thông thường bám vào thành tử cung.
Căn cứ vào vị trí bám của bánh nhau, ta biết được 3 trường hợp nhau tiền đạo: bám thấp, bán trung tâm và trung tâm hoàn toàn. Do vị trí bám của nhau bất thường nên mẹ bầu thường bị chảy máu âm đạo, gây mất máu. Khi mẹ bị thiếu máu, thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng, khó xoay đầu, dễ dẫn đến ngôi thai bất thường,..

Nếu có dấu hiệu bất thường trong thai kỳ, mẹ nên tìm đến ngay bác sĩ để được chẩn đoán.
Những lưu ý khác
Những mẹ bầu có tiền sử bóc nhân xơ tử cung, bị u xơ tử cung dưới niêm mạc, mang thai trên 35 tuổi, hoặc từng nạo phá thai nhiều lần,.. dễ bị nhau cài răng lược. Nhau cài răng lược là tình trạng nhau không bám như bình thường mà vượt quá lớp niêm mạc tử cung, bám chắc vào cơ tử cung, có khi xuyên thủng lớp cơ tử cung, xâm lấn vào các cơ quan nội tạng, nên nhau không thể bong tróc một cách tự nhiên, gây băng huyết và nguy hại đến tính mạng người mẹ sau sinh.
Khi mẹ bầu tăng cân quá ít, tử cung lớn chậm, thai nhi phát triển dưới mức bình thường, đây có thể là dấu hiệu suy nhau. Suy nhau là hiện tượng lá nhau không phát triển đầy đủ khiến lượng máu chảy qua nhau bị giới hạn hoặc các mô nhau bị mất do máu đông; nhau tách khỏi thành tử cung một phần hoặc toàn phần; nhau quá nhỏ, kém phát triển. Suy nhau sẽ khiến thai nhi không nhận đủ dưỡng khí và chất dinh dưỡng cần thiết, khiến thai nhi suy yếu, dễ gây thai chết lưu.
Mẹ bầu bị nhiễm trùng, nhiễm độc ở nửa đầu thai kỳ như mắc bệnh Rubella hoặc ngộ độc bia rượu, tiếp xúc hóa chất thường xuyên,.. dễ gây chứng phù nhau thai. Phù nhau thai là một bệnh lý làm mô nhau ứ nước, tăng thể tích, trọng lượng và làm mất chức năng của lá nhau, thông thường kéo theo phù dây rốn, thai nhi cũng bị phù nề, tràn dịch đa mang, dị tật bẩm sinh. Nhau thai bị phù sẽ không thể tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, dẫn đến thai chết lưu nên cần phải chấm dứt thai kỳ.
Để có một đứa con chào đời khỏe mạnh, các mẹ bầu cần cẩn trọng lắng nghe sự thay đổi của cơ thể mình trong suốt thai kỳ. Nếu các mẹ nghi ngờ những dấu hiệu bất thường đang xảy ra, nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ sản khoa để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh được những nguy cơ tiềm ẩn cho con và cho chính mình.
Minh Trang
-
10 gợi ý cho một thai kỳ khỏe mạnh10 gợi ý nhỏ để có một thai kỳ khỏe mạnh-làm sao để cảm thấy dễ chịu hơn, tránh những biến chứng trong thai kỳ cho mẹ tròn con vuông, bé chào đời khỏe mạnh
-
Những lưu ý vào giai đoạn đầu thai kỳTrong giai đoạn đầu thai kỳ, những thay đổi của cơ thể và sự thay đổi về hàm lượng hormone estrogen và progesterone khiến phụ nữ dễ mệt mỏi, căng thẳng, buồn bực, giận hờn, dễ xúc động…
-
Để có một thai kỳ khỏe mạnhĐể có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động để tránh những mệt mỏi, trầm cảm, biến chứng nguy hiểm khi mang thai
-
Chế độ tăng cân hợp lý trong thai kỳNếu không muốn bị tăng cân quá nhiều thì các thai phụ nên chọn thức ăn ít đường, béo, hay những thức ăn chiên xào, thức ăn đóng hộp. Nên ăn những thức ăn có nhiều chất xơ, thức ăn chế biến bằng...
-
Tăng cân khi mang thai để tốt cho con, mẹ đã biết?Đa số các bà mẹ được khuyên tăng cân trong quá trình mang thai để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là những vấn đề mẹ nên biết về chuyện tăng cân khi mang thai.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Tra My
Gio đồ ăn độc, môi trường độc, không khí độc, ... ảnh hưởng nhiều cơ thể, nhiều mẹ bị dọa sảy thai quá.
mình bị ra máu, trước đó đau âm ỉ. các mẹ bị sao.
hôm rồi uống cu gai đỡ rồi, kê 5 ngay, uống 2 ngày hết máu, không bị hiện tượng kia. nhưng chị hương bảo uống hết 5 ngày ko bị lại. cơ mà khó uống quá!
Thanh Huệ
Đúng là chẳng bao giờ mình biến được chuyện gì xảy ra với thai nhi cả. Bản thân em đi khám thường xuyên không bỏ lần nào cái gì cũng bình thường đến tháng thứ 7 tự nhiên phải nhập viện vì thai suy dinh dưỡng.....
Thục Quyên
Bởi vậy, không theo dõi thai kì thường xuyên là rất nguy hiểm, có chuyện gì không điều trị kịp. Khổ!
MeiLe
đúng là mang thai là cả 1 quá trình phức tạp, có nhiều thứ không may có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Lúc sinh bé cũng vậy, nguy hiểm có thể đến bất chợt mà không báo trước. Vì thế các mẹ đang mang thai cần cẩn thận, thăm khám bác sĩ đúng định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu không tốt.