của bé
Không dừng lại ở việc chậm cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh, ngày càng có nhiều bà mẹ phương Tây theo đuổi phương pháp liên sinh: Không cắt dây rốn và giữ nguyên bánh nhau của trẻ cho đến khi cuống rốn tự rụng đi
Không cắt dây rốn trẻ sơ sinh hay còn gọi là phương pháp liên sinh (Lotus Birth) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1970. Tuy nhiên, mãi đến 1974, khi một bác sĩ áp dụng thành công phương pháp này cho chính cậu con trai của mình, phương pháp liên sinh mới chính thức trở nên phổ biến hơn.
Chủ yếu phổ biến ở “phương trời Tây” nhưng thời gian gần, liên sinh cũng giành được khá nhiều sự quan tâm của các mẹ Việt.

Bánh nhau được bảo quản bằng cách ướp cẩn thận trong hỗn hợp muối và thảo mộc
1/ Phương pháp liên sinh là gì?
Ngay khi vừa chào đời, đa số các bé sẽ được bác sĩ hoặc các nữ hộ sinh cắt dây rốn và vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên, với phương pháp liên sinh, các bé sau khi chào đời sẽ không được cắt cuống rốn, mà sẽ lưu trữ lại dây rốn và bánh nhau, và để chúng rụng một cách tự nhiên. Tùy thuộc vào độ ẩm không khí và thời tiết, để cuống rốn khô hoàn toàn, mẹ phải chờ từ 3-10 ngày.
2/ Không cắt dây rốn trẻ sơ sinh: Bé được lợi gì?
Theo ý kiến của nhiều mẹ đã và đang có ý định thực hành phương pháp này, liên sinh có thể mang lại cho bé cưng nhiều lợi ích. Bên cạnh khả năng tăng cường trí thông minh cho trẻ, phương pháp này còn mang lại cho trẻ ít nhất 6 lợi thế sau đây:
– Nhờ việc không cắt cuống rốn, trẻ sơ sinh có thể nhận và hấp thu đủ những dưỡng chất từ bánh nhau cho đến khi chúng khô hoàn toàn.
– Trẻ sơ sinh sẽ có cảm giác an toàn hơn.
– Mối liên kết giữa hai mẹ con cũng được tăng cường đáng kể.
– Hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn
– Nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, thiếu máu, các bệnh liên quan đến mắt cũng giảm hẳn.
– Bé cưng có hình dáng rốn đẹp hơn

Chậm cắt dây rốn trẻ sơ sinh: Sự chờ đợi "khôn ngoan" Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, chỉ với 1 động tác nhỏ là kẹp và cắt dây rốn muộn từ 3-5 phút sau sinh có thể tạo nên một ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ trong giai đoạn sau, nhất là đối với sự phát triển não bộ
3/ Những khó khăn đi kèm
Thông thường, để một cuống rốn có thể khô hoàn toàn, mẹ phải chờ từ 3-10 ngày, thậm chí có những trường hợp mất gần nửa tháng cuống rốn bé mới khô. Trong quãng thời gian này, để giữ cho bánh nhau không bị hỏng và khiến bé bị nhiễm trùng, mẹ phải tuân theo một quy trình khá nguyên ngặt.
Bên cạnh đó, việc kiệt sức hoàn toàn sau khi sinh là điều rất bình thường, và xảy ra với hầu hết các mẹ. Vậy, bạn có chắc là mình đủ sức chăm sóc bé, chăm sóc bản thân, và lo thêm cho phần bánh nhau của bé?
4/ Ý kiến của các chuyên gia
Tuy đã có rất nhiều nghiên cứu về những lợi ích của việc chậm cắt cuống rốn trẻ sơ sinh từ 3-5 phút, nhưng cho tới nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh lợi ích của việc lưu giữ cuống rốn sau khoảng thời gian 5 phút. Thậm chí, theo ý kiến của các chuyên gia, trong vòng một thời gian ngắn sau khi sinh, một khi dây rốn ngừng đập, nhau thai cũng dừng việc lưu thông chất dinh dưỡng, và về cơ bản, nhau thai đã là một tế bào chết.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, với lượng máu dồi dào, nhau thai rất dễ trở thành đối tượng tấn công cho các loại vi khuẩn, và nguy cơ nhiễm trùng khá cao, và sẽ dễ lây lan sang cho bé cưng.

3 bước để chăm sóc trẻ sơ sinh hoàn hảo Lần đầu làm mẹ, hẳn bạn sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ và lúng túng không biết nên chăm sóc bé như thế nào cho đúng. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ có thể tham khảo cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh rút gọn sau đây. Rất nhiều thông tin hữu ích nhé!
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
MarryBaby

Rạn da khi mang thai - Vết dấu của tình yêu thương vĩ đại 80% mẹ bầu bị rạn da khi mang thai. Mỗi ngày cùng với sự lớn lên của con, những vết rạn xuất hiện như chứng tích của tình yêu thương và hạnh phúc làm mẹ.
-
3 ngày ở viện sau khi sinhNgay sau khi sinh, bạn sẽ được theo dõi trong ít nhất 1 giờ. Nếu trong ca sinh có sử dụng một biện pháp gây tê, gây mê thì mẹ cần sự theo dõi lâu hơn. Việc theo dõi ở bệnh viện sẽ giúp bạn giảm...
-
Cân bằng cuộc sống sau khi sinh conLên kế hoạch cho những công việc cần phải làm trong ngày và phải luôn nguyên tắc với kế hoạch mình đã đặt ra để kiểm soát, giải quyết những việc phát sinh, tránh được những công việc tồn đọng.
-
Chăm sóc trẻ sơ sinh tuần đầu tiên (Phần 1)Bạn tự tin rằng mình đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết cho sự ra đời của con? Tuy nhiên, trên thực tế, tất cả những việc đó có thể là quá ít so với những công việc cần phải làm trong những...
Nhắc đến làm đẹp sau sinh, chắc hẳn nhiều chị em sẽ nghĩ ngay đến giải pháp đến spa hoặc tự chăm sóc bản thân tại nhà. Tuy nhiên có một xu hướng mới chính là chăm sóc sắc đẹp sau sinh tại bệnh viện. Và một trong những địa chỉ tiêu biểu hiện nay được các mẹ tin tưởng là Tu Du MomSpa
Coffee Time, quán cafe sân vườn có khu vui chơi lý tưởng cho gia đình
-
Bé sơ sinh cần được bổ sung canxi đúng cáchCanxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu...
-
Miền Bắc rét đậm đến Tết Nguyên đán,...Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ nay đến Tết...
-
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt...
-
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó, mẹ bầu...
-
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ...
-
DV Thanh Thúy đăng ảnh, kêu gọi thi...Chỉ mới được 2 tuần tuổi nhưng cậu nhóc thứ 2 nhà Thanh Thúy - Đức Thịnh đã...
-
Giới underground Hà Nội hội ngộ khoe...Trên trang cá nhân, Emily chia sẻ những hình ảnh vợ chồng cô họp mặt với rất...
-
Giỗ tổ Hùng Vương và lễ 30-4, 1-5 người...Theo thông báo của Bộ LĐ-TB-XH về việc nghỉ lễ, tết năm 2019, người lao động...
-
Công chúng Anh chỉ trích thời trang bầu...Thời trang bầu của Meghan Markle rất tôn dáng, sang trọng và tinh tế. Tuy...
-
Đây là lý do, Lâm Khánh Chi quyết định...Hình ảnh cận mặt đáng yêu của quý tử đầu lòng nhà "mỹ nhân chuyển giới" Lâm...
Nguyễn Trọng Phong
việc không cắt dây dốn theo mình không nên.Về hiệu quả thì chua khiểm chứng dc mà có nhiều bất tiện. Biết đâu dây dốn ko khô đi mà lại thối biến chất làm trẻ hấp thụ chất độc hại khéo lại nguy hiểm hơn
Hoàng Cao Đạt
mình nghĩ nếu muốn dùng phương pháp này thì trước hêt là phải có cơ sở vật chất tốt, phòng sanh phải an toàn và thiết bị đầy đủ ... hy vọng là phương pháp này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho mẹ và nhất là các bé
Nguyễn Thị Ngọc Hồng
cái này còn quá xa lạ với các mẹ việt nè, đặc biệt vùng nông thôn
kim tân
hihi, mình cũng đã có bài chia sẻ trên blog và đa phần các mẹ Việt không đồng tình về vấn đề này.
Me Ori
Uh, mình mở cái này ra coi cũng ngạc nhiên, trùng hợp với mom hihih
kim tân
tại vấn đề nóng hổi đó mom, hihi
Phạm Ngọc Ánh
Khó áp dụng ở mình lắm
Me Ori
Ở VN mình khí hậu nóng ẩm chắc không hợp cái này, dây rố để vậy chắc khó cho mẹ trong việc vệ sinh cho con, cho con bú và dỗ con khi khóc
kim tân
nhất là ở những vùng, miên như quê mình còn nặng vấn đề xông khuây cho bà để thì rất vô cùng bất tiện.
kim tân
mỗi lần mẹ nằm than là phải bế con đi nằm chỗ khác, giờ để nguyên cả bánh nhau dây rốn vậy làm sao mà mà nằm hơ được. mà cũng còn nhiều vấn đề bất tiện nữa
Me Ori
Còn ở quê mình mẹ đâu con đấy, con cũng chịu nóng theo mẹ luôn hèn chi ngày xưa thấy mấy đứa bé hay bị sãy
kim tân
ủa mẹ ori ở miền nam mà cũng nằm than nhiều vậy á. mình thấy em dâu mình nó không nằm tý nào luôn
Phạm Ngọc Ánh
Đúng rồi, chắc chắn các cụ ko đồng ý đâu