của bé
Bên cạnh các mẹ bầu sợ đau đẻ và có ý định nhờ đến phương pháp đẻ không đau, vẫn còn đó rất nhiều mẹ khác ưu tiên “vượt cạn” tự nhiên. 9 lý do sau sẽ bật mí nguyên nhân vì sao gây tê ngoài màng cứng lại “hấp dẫn” nhiều mẹ bầu đến vậy.
1/ Không muốn trải nghiệm cảm giác đau đẻ
Đau đẻ, cụ thể hơn là những cơn đau do tử cung co thắt, chính là nguyên nhân hàng đầu đưa đẩy mẹ bầu đến quyết định chọn thủ thuật gây tê ngoài màng cứng. Nhất là với những phụ nữ luôn phải chịu cảm giác đau bụng kinh mỗi khi đến ngày đèn đỏ, họ sẽ rất ngán khi nghe đồn “đau đẻ là đau bụng kinh gấp ngàn lần”.
2/ Nỗi ám ánh chuyện sinh nở
Đối với những mẹ mang thai lần đầu, nỗi ám ảnh về chuyện sinh nở do các mẹ khác chia sẻ chính là chướng ngại vật trước quyết định sinh thường không can thiệp. Ít ra thủ thuật đẻ không đau sẽ giúp họ an tâm hơn với viễn cảnh đi đẻ đầy “chông gai” và thử thách.
Thay vì chịu sự “hành hạ” của các cơn co thắt và rối tung loạn xạ không biết rặn đẻ thế nào cho đúng cách, gây tê ngoài màng cứng sẽ rút ngắn giai đoạn, giúp mẹ bầu tập trung hơn vào kỹ năng hít thở để sinh con.

Liều thuốc giảm đau hoàn hảo khi vượt cạn Thở đúng giúp giảm đau cho mẹ bầu khi vượt cạn, đồng thời cũng giúp tăng lượng oxy cần thiết cho cả mẹ lẫn bé. Khi bị stress hoặc hoảng sợ lúc lâm bồn, hơi thở trở nên nhanh và nông, làm bạn mất kiểm soát và dần kiệt sức. Vì vậy, nắm rõ cách thở khi sinh sẽ hỗ trợ mẹ bầu sinh con dễ dàng hơn.
3/ Để quá trình sinh nở là kỷ niệm đáng yêu
Một số mẹ bầu chọn đẻ không đau bởi vì họ muốn có thêm thời gian làm những việc khác. Thay vì “quằn quại” trước tác động của cơn co thắt tử cung, mẹ bầu dành thời gian đó để thư giãn, lên dây cót tinh thần trước khi lên bàn đẻ, hoặc để chuyện trò cùng anh xã, người thân cho bớt đi cảm giác lo lắng, hồi hộp.
4/ Không muốn con yêu bị tổn hại
Không ít mẹ bầu nghĩ rằng những cử chỉ, hành động hay lời nói quá khích vì đau đớn của mình lúc sinh nở sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến em bé. Hơn nữa, đôi khi vì quá đau, mẹ bầu sẽ không làm tốt nhiệm vụ chuyển dạ, kéo dài thời gian bé chào đời, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, đẻ không đau được lựa chọn để bà bầu vượt cạn nhanh, gọn, lẹ hơn.
5/ Làm rồi thì làm lại

Với những mẹ mang thai lần 2 và đã từng đẻ không đau, dĩ nhiên lựa chọn lần này vẫn vậy!
Với mẹ bầu sinh con lần 2 hay 3, trải nghiệm đẻ không đau lần trước làm họ yên tâm để tiếp tục gửi gắm quá trình sinh nở lần tiếp theo. Thực tế, khi được rỉ tai lời đồn “đẻ không đau vừa bị kim tiêm khổng lồ chích vào người, nhưng chưa chắc đã hiệu quả”, các mẹ mang thai lần đầu rất e dè trước quyết định chọn hay không. Ngược lại với mẹ kinh nghiệm, làm rồi sao không làm nữa?
6/ Biết chắc mình sẽ sinh mổ
Vì điều kiện sức khỏe và thể chất không cho phép, mẹ bầu đã được chỉ định sẽ sinh mổ khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ. Để tránh cảm giác đau đớn do cơn co thắt mở tử cung không cần thiết, mẹ bầu thường yêu cầu được thực hiện thủ thuật gây tê ngoài màng cứng. Đây quả là lựa chọn tuyệt vời giúp giảm đau!
7/ Không biết phải làm gì khác
Một số mẹ bầu cảm thấy như mình không còn lựa chọn nào khác. Khi phát hiện máu báo, mẹ bầu đóng gói đồ đạc, xách hành lý vào bệnh viện đi đẻ. Lúc làm thủ tục, mẹ bầu sẽ được hỏi liệu có muốn đẻ không đau hay không. Dù chưa có ý định nào trước đó, nhưng khi được gợi ý, hẳn mẹ bầu nào cũng lung lay và đồng ý ngay, luôn. Đây rõ ràng chỉ là do hoàn cảnh đưa đẩy mà thôi.
8/ Lời khuyên của bác sĩ
Dựa trên tình hình sức khỏe của mẹ bầu, bác sĩ sẽ gợi ý những điều kiện lý tưởng nhất cho quá trình sinh nở của bạn được suôn sẻ. Thông thường, với những đối tượng yếu đuối, tính tình có chút nhát gan, hay với những mẹ bầu tuy không khỏe nhưng cũng không quá yếu để cho đi mổ, phương pháp gây tê ngoài màng cứng sẽ được gợi ý.
9/ Gợi ý của bạn bè
Qua những cuộc chuyện trò, chia sẻ, mẹ bầu sẽ học được rất nhiều kinh nghiệm sinh nở từ bạn bè, đồng nghiệp. Chính quyết định đẻ không đau xuất phát từ đây.
MarryBaby
-
Đẻ không đau: Không phải muốn là được!Thủ thuật gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau mà bà bầu nào cũng yêu cầu được “thực thi” khi chuyển dạ. Tuy nhiên, trước khi có ý định “chọn mặt gửi vàng” cho phương án đẻ không đau...
-
Kinh nghiệm sinh mổ: 6 trường hợp bắt buộc phải sinh mổMẹ bầu thường nghĩ đến sinh mổ vì sợ mình không chịu đựng nổi sự đau đớn lúc sinh thường. Tuy nhiên, chỉ với 6 trường hợp sau, mẹ mới nên chọn sinh mổ!
-
Phương pháp sinh thường và những lời khuyên trước khi vào phòng sinhNgày càng nhiều các bà mẹ lựa chọn phương pháp sinh mổ để chào đón thành viên mới chào đời. Có rất nhiều lý do dẫn đến lựa chọn sinh mổ vì sợ các cơn đau đẻ, cho rằng sinh mổ sẽ an toàn hơn hay vì...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Ngọc Huyền
Phương pháp mới đó nha. nhiều người như mẹ tôm thì sợ cảm giác đau đẻ lắm. khi đau mãi mười mấy tiếng không đẻ được vỡ cả ối phải mổ đó.
Trà My
Không biết phương pháp đẻ này thì có phải mổ không các mẹ nhỉ, hay là con vẫn ra theo đường tự nhiên :)
Mẹ Ku Bin
Marry nói chuẩn không cần chỉnh luôn, tâm lý các mẹ bầu sợ sinh đau nên nghe sinh không đau là mừng chết đi rồi, dù thực tế chưa biết sinh như thế nào.
Nắng Mùa Thu
Đúng là ai cũng sợ đau đẻ mờ!